Huyết áp , Tim mạch hôm nay

Chăm sóc trẻ bị tim bẩm sinh thế nào?

Cháu ngoại tôi bị bệnh tim bẩm sinh. Xin hỏi, vì sao cháu lại mắc bệnh dù gia đình tôi không ai bị bệnh tim.

Xin hỏi trẻ bị tim bẩm sinh cần chăm sóc thế nào?

Trần Liên Hoa (Nam Định)

Chào bạn,

Bệnh tim bẩm sinh (TBS) là cách gọi chung cho các dị tật của tim ở các vị trí như van tim (hẹp van, hở van, không có lỗ van), buồng tim (tim chỉ có một tâm nhĩ, hay một tâm thất, hay 3 buồng tâm nhĩ), vách ngăn tim hay các động mạch lớn gần tim... có từ lúc trẻ còn trong bào thai.

Bệnh TBS khá nguy hiểm vì gây ra rất nhiều biến chứng như: suy tim, cao áp động mạch phổi, viêm phổi nặng tái phát nhiều lần, nhiễm trùng máu và nội mạc tim, biếng ăn, thiếu máu hoặc cô đặc máu gây tắc mạch máu não, áp-xe não và lên cơn tím tái. Các biến chứng này thường là nguyên nhân gây Tu vong ở trẻ TBS.

Chính vì những nguy hiểm này mà trẻ bị TBS cần có chế độ chăm sóc đặc biệt. Đối với những trẻ còn đang tuổi bú sữa, người mẹ cần lưu ý phải bế trẻ lên và để đầu trẻ cao khi bú; nên cho trẻ ăn làm nhiều lần với lượng ít. Với trẻ đã ăn cháo và cơm thì nên cho ăn nhạt, ăn có nhiều rau cải, trái cây để tránh táo bón. Trẻ bị suy tim chỉ nên uống nước khi khát. Trẻ bị TBS tím, máu bị cô đặc nhiều, nên uống nhiều nước.

Không nên cho trẻ tham gia các hoạt động hay trò chơi cần phải gắng sức. Nên giữ ấm cho trẻ và hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng thường xuyên vì bệnh nhân TBS rất dễ bị viêm phổi và bị bệnh răng miệng từ đó sẽ dẫn tới nhiễm khuẩn máu và nội mạc tim. Tất cả trẻ bị TBS vẫn phải chích ngừa như mọi trẻ bình thường khác.

Theo ThS. Lâm Thanh - Sức khỏe và Đời sống

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/cham-soc-tre-bi-tim-bam-sinh-the-nao-n188775.html)

Tin cùng nội dung

  • Việc ăn uống bằng miệng luôn là tốt nhất nếu có thể. Tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể không có đủ dinh dưỡng qua đường miệng vì các vấn đề liên quan đến bệnh ung thư hoặc việc điều trị ung thư. Một số loại Thu*c giúp tăng cảm giác thèm ăn có thể được sử dụng.
  • Theo ghi nhận của Hiệp hội về Lão hóa, khoảng hai phần ba những người chăm sóc bệnh nhân vẫn phải làm việc bên ngoài. Hãy cân bằng giữa công việc và việc chăm sóc bệnh nhân.
  • Nếu người thân của bạn vẫn còn trong giai đoạn đầu của bệnh sa sút trí tuệ, có thể họ chưa cần nhiều sự chăm sóc. Điều tốt nhất bạn có thể làm ở giai đoạn này là tìm hiểu về bệnh sa sút trí tuệ.
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY