Sức khỏe hôm nay

Chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa thu, mẹ cần đặc biệt lưu ý những điều dưới đây để con hạn chế bị ốm

Để chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa thu được toàn diện, cha mẹ ngoài việc chú ý tới việc chú trẻ bú đều đặn thì cũng cần cẩn thận trong việc giữ ấm tay chân hay bụng của bé,...

Mùa thu không chỉ là thời điểm nhạy cảm đối với người cao tuổi hay phụ nữ mang thai. trẻ sơ sinh với các cơ quan hô hấp, hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn thiện cũng là nhóm nguy cơ cao mắc các bệnh phổ biến khi vào mùa. dưới đây là những điều cha mẹ cần biết về việc chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa thu.

Giữ ấm bụng

Các chuyên gia cho biết, giữ ấm bụng của trẻ cũng giống như việc bạn đang bảo vệ dạ dày cho bé. Khi khí lạnh đi vào có thể xâm nhập qua rốn và gây tổn hại cho chức năng của dạ dày khiến hệ tiêu hóa vốn đã non nớt của bé bị tấn công. Lâu dần ảnh hưởng tới khả năng tiêu hóa, khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng từ sữa mẹ và chức năng các cơ quan liên quan khác.

Do vậy mà để chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa thu đúng cách, cha mẹ đừng bao giờ quên giữ ấm bụng cho bé. vào buổi tối khi đi ngủ có thể đeo thêm 1 chiếc yếm cho bé chẳng hạn.

Chọn quần áo phù hợp

Dù là thời điểm vào mùa thu, nhưng trẻ sơ sinh vẫn nên mặc nhiều hơn 1 – 2 lớp áo so với người lớn, nhất là vào sáng sớm và buổi tối. quần áo nên lựa chọn các chất liệu thấm hút mồ hôi tốt, không gây bí rích, không thoát mồ hôi được mà gây thêm các bệnh về da khác.

Các mẹ hãy nhớ, dù mặc quần áo hay bé được đắp chăn cũng không nên quá chật và nên có độ thoáng phù hợp.

Điều chỉnh nhiệt độ phòng thích hợp

Đối với thời tiết mùa thu, các mẹ nên để nhiệt độ phòng nên được duy trì ở khoảng 25 độ c. nếu nhiệt độ quá cao, thân nhiệt trẻ sơ sinh có thể sẽ tăng lên, dẫn đến sốt cao. nhưng nếu nhiệt độ phòng dưới 20 độ c, có thể gây tắc mũi bé, nghiêm trọng hơn sẽ dẫn đến chứng “xơ cứng bì".

Cũng theo ý kiến của các bác sĩ, nhiệt độ phòng quá thấp rất không tốt cho sức khỏe của trẻ sơ sinh, trong trường hợp trời lạnh nhiều, mẹ nên cố gắng làm tăng nhiệt độ trong phòng lên nhé.

Giữ vệ sinh cho trẻ

Các mẹ nên chú ý thay tã lót thường xuyên, lau khô vùng bẹn và mông bằng nước ấm sau khi trẻ đại, tiểu tiện, phải dùng vải mềm, thích hợp với cơ thể trẻ và có chức năng thấm hút tốt. Một lưu ý nghĩ là khi thay tã cho trẻ, không nên thấy vùng mông, các kẽ đùi… có màu đỏ mà vội bôi phấn rôm, làm như vậy dễ gây nhiễm trùng da cho trẻ.

Ngoài ra, những vật dụng xung quanh cũng cần khử trùng thường xuyên. Các đồ trẻ sử dụng như: bình sữa, núm ngậm, nên rửa sạch và tiến hành khử trùng ngay để tránh lây nhiễm chéo.

Chú ý chế độ dinh dưỡng cho trẻ một cách linh hoạt

Đối với trẻ còn đang bú mẹ thì cần đảm bảo cho bé bú đủ trong ít nhất là 6 tháng đầu đời. Sữa mẹ nóng ấm cũng giúp trẻ khỏe mạnh và cảm thấy ấm áp hơn.

Nếu trẻ bị sốt đến giai đoạn cấp tính có thể giảm số lần cho con bú, rút ngắn thời gian mỗi lần cho bú, hoặc cho bé ăn theo chế độ dinh dưỡng được bác sĩ chỉ định.

M.Nguyệt (T/h)

Mạng Y Tế
Nguồn: Phụ nữ news (http://phununews.nguoiduatin.vn/cham-soc-tre-so-sinh-vao-mua-thu-me-can-dac-biet-luu-y-nhung-dieu-duoi-day-de-con-han-che-bi-om-546080.htm)

Tin cùng nội dung

  • Người nhà tôi không may mới bị T*i n*n giao thông, phải nằm viện khoảng 2 tuần. Vợ chồng tôi thì bận đi làm, công việc cuối năm rất nhiều. Suy đi tính lại, tôi thấy phải thuê người chăm sóc mẹ là giải pháp tốt nhất lúc này (mặc dù biết là tự tay mình chăm sóc vẫn tốt hơn). Nhờ các bác sĩ chỉ giúp nơi nào có dịch vụ chăm sóc người bệnh? Tôi muốn tìm một người cẩn thận và nhiệt tình. Mong câu trả lời từ mangyte.vn! (Nhật Tân - nguyennhat…@yahoo.com)
  • Mách mẹ những cách tham chiếu để biết con mình khi 0-12 tháng có thông minh, phát triển não bộ tốt hay không.
  • Trẻ sơ sinh là những sinh linh bé bỏng đáng yêu nhưng cũng là những đối tượng bí ẩn của khoa học. 5 thử nghiệm dưới đây được xem là độc đáo và thú vị lần đầu tiên được thực hiện ở nhóm đối tượng này.
  • Trong quá trình điều trị, trẻ em mắc bệnh ung thư thường phải dùng steroid như: prednisone hoặc dexamethasone. Trẻ em dùng steroid thường cảm thấy đói vào mọi lúc và có thể tăng cân.
  • Các liệu pháp dinh dưỡng giúp bệnh nhân ung thư cải thiện, duy trì chất lượng cuộc sống và tăng khả năng hồi phục bệnh.
  • Việc ăn uống bằng miệng luôn là tốt nhất nếu có thể. Tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể không có đủ dinh dưỡng qua đường miệng vì các vấn đề liên quan đến bệnh ung thư hoặc việc điều trị ung thư. Một số loại Thu*c giúp tăng cảm giác thèm ăn có thể được sử dụng.
  • Theo ghi nhận của Hiệp hội về Lão hóa, khoảng hai phần ba những người chăm sóc bệnh nhân vẫn phải làm việc bên ngoài. Hãy cân bằng giữa công việc và việc chăm sóc bệnh nhân.
  • Nếu người thân của bạn vẫn còn trong giai đoạn đầu của bệnh sa sút trí tuệ, có thể họ chưa cần nhiều sự chăm sóc. Điều tốt nhất bạn có thể làm ở giai đoạn này là tìm hiểu về bệnh sa sút trí tuệ.
  • Dây rốn và bánh nhau thường bị bỏ đi sau khi em bé ra đời. Tuy nhiên, một số cha mẹ quyết định trữ máu cuống rốn vì việc này có thể giúp ích khi trẻ bị bênh hiểm nghèo trong tương lai.
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY