Dinh dưỡng hôm nay

Chế độ ăn chóng lớn cho trẻ 7-9 tháng tuổi

Ở giai đoạn 7-9 tháng tuổi, bên cạnh bú sữa, bé cần ăn đa dạng 4 nhóm thực phẩm và thay đổi theo người lớn. Ví dụ gia đình ăn cá thì con ăn bột cá, người lớn ăn rau bồ ngót thì làm bột với bồ ngót cho trẻ.
Ở giai đoạn 7-9 tháng tuổi, bên cạnh bú sữa, bé cần ăn đa dạng 4 nhóm thực phẩm và thay đổi theo người lớn. Ví dụ gia đình ăn cá thì con ăn bột cá, người lớn ăn rau bồ ngót thì làm bột với bồ ngót cho trẻ.

Theo bác sĩ dinh dưỡng Trần Thị Minh Nguyệt, 9 tháng tuổi">trẻ 7-9 tháng tuổi nên cho bú mẹ nhiều lần theo nhu cầu. Ở tháng thứ 7, bé bú mẹ là chính, bên cạnh đó cần tập ăn dặm thêm từ một đến 2 bữa bữa bột loãng, pha đặc dần lên, cùng với nước trái cây. Đến tháng thứ 8-9 bé vừa bú mẹ vừa cho ăn thêm 2-3 bữa bột đặc và nước trái cây hoặc trái cây nghiền. Năng lượng cần cho bé trong giai đoạn này là 800-900 kcal mỗi ngày (tính cả năng lượng từ sữa mẹ).

- Ngoài sữa, nên tập cho bé làm quen với các thức ăn khác loãng đến đặc dần. Từ 8 tháng tuổi, bé nên bắt đầu với thức ăn đặc 2 bữa mỗi ngày.

- Khi bé đã ăn 2 bữa, cần chú ý tới chất lượng bữa ăn vì nó chiếm phần quan trọng trong việc cung cấp các chất dinh dưỡng cho bé bên cạnh sữa mẹ.

- Cho bé ăn 2 cữ sao cho thuận tiện với sinh hoạt gia đình nhưng nên giữ đúng giờ giấc bé đã quen.

- Các cữ bột không nên liên tiếp nhau mà cách đều giữa các cữ bú mẹ. Ví dụ: bú mẹ - ăn bột có vị ngọt - bú mẹ - bột vị mặn - bú mẹ.

- Nếu trẻ chưa ăn được nhiều, hãy cho bú thêm ngay sau bữa ăn để bé nhận đủ dinh dưỡng.

- Tập cho bé ăn đa dạng từ 4 nhóm thức phẩm và thay đổi thức ăn theo bữa ăn của người lớn. Ví dụ: cha mẹ ăn cá, hãy cho con ăn bột cá, người lớn ăn rau bồ ngót thì làm bột bồ ngót cho trẻ.

- Mỗi chén thức ăn của trẻ luôn có 1-2 muỗng cà phê dầu ăn để bé có đủ năng lượng hoạt động và lớn lên.

Sau đây là gợi ý thực đơn ăn dặm cho trẻ 7-9 tháng (ăn xen giữa những lần bú mẹ):

Ngoài thực đơn trên, cần cho bé bú mẹ nhiều lần trong ngày, ăn thêm các loại trái cây tán nhuyễn, nước trái cây tươi.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-che-do-an-chong-lon-cho-tre-7-9-thang-tuoi-15990.html)

Tin cùng nội dung

  • Chế độ ăn kiêng nhanh là một kế hoạch giảm cân hứa hẹn những kết quả nhanh chóng. Những chế độ ăn kiêng này thường không có kết quả trong việc giảm cân lâu dài và không lành mạnh.
  • Chế độ ăn kiêng không có gluten - là một loại protein có trong lúa mì, lúa mạch đen, lúa mạch và tiểu hắc mạch. Người mắc bệnh celiac thì không nên ăn gluten.
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Chế độ ăn ít purine được bác sĩ khuyên áp dụng nếu bạn mắc bệnh gút hoặc tăng acid uric máu. Áp dụng chế độ ăn ít purine giúp giảm đau, tấy đỏ và nhức ở các khớp xương.
  • Chế độ ăn DASH là chế độ ăn ngăn ngừa cao huyết áp. Chế độ ăn DASH tuân thủ theo các nguyên tắc như sau: Ít muối, chất béo bão hoà, cholestorol và các chất béo khác....
  • Chế độ ăn low-carb cắt giảm lượng calo từ đường và tinh bột. Những người ăn low-carb ăn ít bánh mì, mì ống, khoai tây, gạo và các loại ngũ cốc. Họ trường ăn nhiều rau, thịt, cá, pho mát, trứng và các loại hạt.
  • Ăn chay - Làm sao để có đủ dưỡng chất cần thiết. Ăn chay có nghĩa là gì? Vì sao nhiều người chọn ăn chay? Điều này có thể mang lại những lợi ích và những hạn chế gì?
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
  • Thuốc khánh sinh cho trẻ làm sao để sử dụng an toàn và hiệu quả, những điều cần lưu ý khi dùng kháng sinh cho trẻ? Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu cần...