Tâm sự hôm nay

Chìa khóa vàng của thầy Thuốc

Như thường lệ, tôi đến phòng mạch từ rất sớm, tranh thủ đọc báo… Chưa đọc hết bài báo đã có bệnh nhân cao tuổi đến khám bệnh.
Như thường lệ, tôi đến phòng mạch từ rất sớm, tranh thủ đọc báo… Chưa đọc hết bài báo đã có bệnh nhân cao tuổi đến khám bệnh.

Chào bác, hôm nay bác đến sớm thế?

Sợ đông khách phải chờ lâu, tôi đến sớm nhờ thầy xem mạch bốc vài thang Thuốc, không hiểu sao dạo này tôi cảm thấy người không được khỏe.

Tôi ân cần mời người bệnh vào phòng, nhìn qua sắc mặt, ánh mắt và thần thái của người bệnh và hỏi: “Bác đến khám bệnh gì, có đau ở đâu không, có ăn ngủ được không, có đi tiểu đêm hay đau mỏi lưng gối không…?”.

Như một sự thách đố, người bệnh nói: “Bác cứ bắt mạch và chẩn bệnh xem tôi có bệnh ở đâu không mà dạo này cảm thấy mệt mỏi nhưng không có biểu hiện gì rõ ràng, cụ thể”.

Tôi quan sát và cẩn thận bắt mạch, nhận thấy mạch huyền sác, tôi nhận định: “Gan của bác có vấn đề, ăn uống có khó tiêu và không ngon miệng…”.

Thầy chẩn đoán chuẩn thật. Ông ta đưa ra một tập hồ sơ bệnh án và nói tiếp: Tôi vừa mới xét nghiệm, hồ sơ của tôi đây.

Tôi lần lượt xem hồ sơ bệnh án và kết quả xét nghiệm, siêu âm, bệnh viện ghi rất rõ: gan nhiễm mỡ, men gan cao, mỡ máu (triglycerit 4,2mol, cholesterol 8,3mmol, HDCl, LDCl…).

Thú thật, là thầy Thuốc Đông y nên tôi chỉ hiểu qua qua, rất chung chung chứ không hiểu được cặn kẽ những khái niệm trên, nhất là các chỉ số sinh hóa.

Trong lúc tôi đang lúng túng không biết giải thích thế nào cho người bệnh thì ông ta dồn dập hỏi tôi: “Thưa thầy, xin nhờ thầy giải thích cho thế nào là gan nhiễm mỡ, men gan tăng là thế nào và có ảnh hưởng gì…”.

Trước những câu hỏi dồn dập của người bệnh, quả tôi có hơi bối rối. Vì thú thật tất cả những điều mà người bệnh hỏi tôi cũng lơ mơ, với hiểu biết của mình thật khó có thể trả lời một cách chính xác và thuyết phục. Tôi tìm cớ để hoãn binh và nói: “Trường hợp của bác gan vừa nhiễm mỡ, vừa men gan cao, cả mỡ máu cao… Để giải quyết tất cả các vấn đề trong một thang Thuốc cần phải có thời gian để nghiên cứu. Vậy bác vui lòng để hồ sơ, bệnh án, xét nghiệm… để tôi nghiên cứu và hẹn bác 2 ngày sau quay lại”.

Lòng tự trọng và máu nghề nghiệp nổi lên, hôm đó, tôi đóng cửa phòng mạch, về thẳng nhà tìm đọc và lên mạng để tìm hiểu những điều mà người bệnh đã hỏi. Đêm hôm đó, tôi gần như không ngủ để đọc và tra cứu… Bước đầu, những kiến thức về y học hiện đại đã được giải đáp và sau đó tôi đã giải quyết trôi chảy trường hợp bệnh nhân này.

Sự việc trên đã giúp tôi một điều mà từ lâu đã được nói đến, đó là phải biết kết hợp giữa y học cổ truyền với y học hiện đại. Người thầy Thuốc Đông y phải được bổ sung và soi sáng bằng kiến thức y học hiện đại và ngược lại, người thầy Thuốc Tây y phải được bổ sung và soi sáng bằng kiến thức y học cổ truyền.

Sau sự việc trên, vì lòng tự trọng, danh dự nghề nghiệp, tôi quyết tâm tự đọc, tự tìm hiểu và theo học các lớp, các khoá đào tạo về y học hiện đại trong suốt 5 năm. Đến nay, những lỗ hổng về kiến thức y học hiện đại đã dần dần được lấp đầy, sự kết hợp giữa y học hiện đại và y học cổ truyền đã giúp tôi giải quyết nhiều trường hợp trước đây tưởng chừng bó tay.

Có thể nói, sự kết hợp giữa y học hiện đại và y học cổ truyền như chiếc chìa khoá vàng giúp cho người thầy Thuốc mở toang cánh cửa đầy bí ẩn của khoa học, giúp cho người thầy Thuốc tự tin và khám phá trong chẩn đoán, điều trị.

Lương y Hoài Vũ

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-chia-khoa-vang-cua-thay-thuoc-6124.html)
Từ khóa: thầy thuốc

Chủ đề liên quan:

thầy thuốc

Tin cùng nội dung

  • Tôi vừa tới phòng khám cũng là lúc cơn mưa rào mùa hè đổ xuống. Trong lúc chưa có bệnh nhân tới khám, tôi đưa mắt nhìn ra ngoài ngắm mưa thì chuông điện thoại reo. “Cháu chào chú, chú có khoẻ không?
  • Với các nghề nghiệp khác, các trí thức bậc cao hiếm khi phải trực tiếp làm các công việc chân tay. Nhưng với thầy Thuốc là ngoại lệ...
  • Bác sĩ bị đè nén đang là vấn để rắc rối của y tế. Họ cần sự giúp đỡ của chúng ta và lòng từ bi. Không đe dọa. Không hạn chế cấp giấy phép. Không được chế giễu công khai...
  • Nhìn thấy những nụ cười tươi tắn nở bừng trên gương mặt người nữ Bác sỹ và gia đình bệnh nhân nọ, tôi thầm nghĩ: càng có nhiều những thầy Thuốc như Bác sỹ Tự thì người dân càng có niềm tin khi vào bệnh viện, yên tâm đặt trọn sức khỏe và tính mạng mình trong tay những lương y như từ mẫu.
  • Và sau 1 năm điều trị, hôm nay tôi cầm bút viết bài viết này từ cảm nhận của một bệnh nhân xin được nói lời cảm ơn đến những người thầy Thuốc có tâm trong sáng và làm việc thiết thực đem lại niềm hy vọng sống cho người bệnh.
  • Bệnh viện bị nhiều người dân kêu ca. Ngược lại thầy Thuốc thì kêu ca nghề nghiệp bạc bẽo. Thầy Thuốc và người bệnh có vẻ như đang bất bình nhau nên mâu thuẫn và xung đột là không tránh khỏi.
  • Một chiều cuối xuân, chúng tôi có dịp ghé thăm nhà chị Nguyễn Thị Hoa ở xóm Cộng Hòa, xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình – người phụ nữ được các bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Thái Bình và Khoa Sản Trường đại học Y Thái Bình cứu sống
  • Kể từ khi xuất viện đến nay, cháu Phan Anh học sinh lớp 5G, trường Tiểu học Phương Mai, Hà Nội đã khỏe mạnh và lại được đến trường, nhìn Phan Anh lúc này ít ai nghĩ nếu trước đó bé bị bệnh viêm cơ tim và chỉ chậm vài phút em sẽ không bao giờ ở lại với cuộc sống này.
  • Đã hơn 30 năm làm việc trong ngành y, nhớ lại những ngày mới ra trường với bao bỡ ngỡ, bao khó khăn trong nghề.
  • Hiến máu có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, một số trường hợp ở người hiến máu có thể có những biểu hiện không mong muốn xảy ra.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY