Tâm sự hôm nay

Chính chúng ta đang “làm hư” thầy Thuốc

Chiều ngày 27/6/2013, tôi ghé vào bệnh viện để thăm người nhà - người chị ruột, đang nằm điều trị tại khoa Tiêu hóa trong bệnh viện. Chị ấy bị sỏi mật. Cuối giờ chiều, các nhân viên bệnh viện về gần hết nhưng bệnh viện thì vẫn đông.
Chiều ngày 27/6/2013, tôi ghé vào bệnh viện để thăm người nhà - người chị ruột, đang nằm điều trị tại khoa Tiêu hóa trong bệnh viện. Chị ấy bị sỏi mật. Cuối giờ chiều, các nhân viên bệnh viện về gần hết nhưng bệnh viện thì vẫn đông. Người nhà, bệnh nhân lố nhố, chen chúc. Cái lối đi hành lang rộng chừng hơn 1m chật kín người. Trời nắng, nhiệt độ nóng, không khí ngột ngạt, mùi người, mùi mồ hôi hòa quện càng làm cho người ta cảm giác khó chịu, nóng giận, cáu bực. Trong phòng chị tôi có 5 giường nhưng có tới 6 bệnh nhân. Thế là sẽ phải có 2 người nằm chung. Chuyện này tôi cũng không lấy gì làm lạ vì chúng ta đang dần quy hoạch nhằm giảm tải bệnh viện. Chúng tôi là bệnh nhân và người nhà bệnh nhân, thừa hiểu và thông cảm với vấn đề này của bệnh viện.

Phòng của chị tôi là phòng bệnh nhân nặng nên đến tận 4 giờ chiều mà vẫn có người vào, vẫn có người phải tiêm Thuốc và truyền dịch. Hôm đó, tôi ngồi lại chơi hơi lâu. Vừa thăm hỏi chị tôi, vừa muốn xem chị tôi có cần gì nữa không, vừa muốn quan sát xem tình hình người dân đi nằm viện thế nào. Nhìn chung, nhiều bệnh nhân nặng và rất nghèo. Có một chị có lẽ nhà khá giả hơn nên từ phong cách sinh hoạt đến đi đứng thấy có vẻ đầy linh hoạt.

Tôi chuẩn bị ra về thì có cô y tá đẩy xe dụng cụ vào, chuẩn bị tiêm truyền. Cô y tá đội mũ trắng, che khẩu trang kín nên tôi cũng không nhìn kỹ được mặt. Nhưng tôi đoán ước chừng ngoài 40 tuổi. Vào gần tới sát giường trong, cô yêu cầu bệnh nhân bỏ Thuốc ra để tiêm truyền.

- Thuốc của anh đâu? Anh bỏ ra đi, em tiêm cho nào.

Chị người thân đon đả chạy ra:

- Chị chị, Thuốc của nhà em đây. Chị xem cái gì truyền trước, cái gì truyền sau, dặn em với để em còn biết và sắp xếp.

- Đây nhé, ca trực sau có ai đến thay dịch truyền, chị bảo truyền cái chai đỏ này trước nhé. Sau đó đến cái chai xanh.

Tiêm xong, dặn dò xong, cô y tá đi ra ngoài. Đi ra gần đến cửa, ngang với vị trí tôi đang đứng và ngang với giường chị tôi thì chị người nhà kia chạy tới. Chị ấy ôm lấy eo cô y tá và rất nhanh, giúi vào trong túi cô y tá một cái gì đó mỏng, xanh xanh đỏ đỏ. Tôi đoán đó là khoản lót tay. Cô y tá xoay người chối đây đẩy.

- Gớm, cái chị này. Không cần phải làm thế...

- Có gì đâu chị. Muộn rồi kìa, chị về nghỉ đi.

Vừa đon đả, vừa giữ chặt túi y tá, chị người nhà kia vừa vội đẩy cô y tá đi về hướng phòng chuyên môn. Còn bản thân mình thì nhanh chóng quay lại phòng như để tránh cô y tá trả lại. Tôi hơi ngạc nhiên vì trên tường ghi một biển hiệu rất to: Không nhận quà biếu dưới mọi hình thức.

Chị người nhà thì sung sướng hết mức. Khỏi phải nói. Chị hí hửng đi khoe hết với người này người khác: "Đấy, đấy nhé. Em bảo rồi các bác không nghe. Phải có đấy. Cứ làm như em, được tuốt. Người nhà em sẽ được đối xử ân cần, tiêm Thuốc chu đáo. Cứ làm nghệ thuật như chị ấy, không có gì đâu. Hí hí".

Chẳng biết phong bì chứa bao nhiêu tiền nhưng tôi có cảm giác việc đưa được khoản lót tay vừa rồi là một thành công mỹ mãn của chị nọ. Tôi thực sự không hài lòng với hành động này. Đang băn khoăn chưa biết xử sự việc này thế nào thì một bác trạc tuổi gần 50 tiến đến:

- Này nhà chị. Tôi bảo cái này. Tôi cực lực phản đối khi chị làm thế với nhân viên y tế. Chị đang phá giá bệnh viện và ngành y tế đó, biết không?

Bác tiếp: Chị có tiền chị làm thế, nhân viên y tế sinh ra quen. Đến khi không có tiền thì xử thế nào. Tôi còn chưa nói nhà chị có tiền chị làm được, nhưng với người nghèo, họ lấy đâu ra tiền? Sao chị không đưa người nhà vào khu điều trị theo yêu cầu? Ai cũng như chị thì chính chúng ta đang làm hư thầy Thuốc đấy nhé.

- ???...

Chị người nhà chưng hửng, tưởng mọi người ủng hộ. Ai dè bị một gáo nước lạnh. Chị ta lí nhí: "vâ...ng...", tiếng vâng bị đứt đoạn, khô khốc, tưởng như sắp vỡ thành giọt nước đến nơi.

Thấy thế, tôi đỡ cho chị ta một chút: À, chắc chị chưa biết đến các phong trào ủng hộ người nghèo rồi. Tôi dám chắc là chị cũng rất thương người nghèo, đúng không. Ngoài cổng có thùng quỹ ủng hộ người nghèo. Lát nữa tôi và chị cùng ra mua cơm. Tại sao chúng ta không cùng ủng hộ nhỉ?!

Nguyễn Nam Phong

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-chinh-chung-ta-dang-lam-hu-thay-thuoc-6176.html)

Chủ đề liên quan:

làm hư thầy thuốc thầy thuốc

Tin cùng nội dung

  • Tôi vừa tới phòng khám cũng là lúc cơn mưa rào mùa hè đổ xuống. Trong lúc chưa có bệnh nhân tới khám, tôi đưa mắt nhìn ra ngoài ngắm mưa thì chuông điện thoại reo. “Cháu chào chú, chú có khoẻ không?
  • Với các nghề nghiệp khác, các trí thức bậc cao hiếm khi phải trực tiếp làm các công việc chân tay. Nhưng với thầy Thuốc là ngoại lệ...
  • Bác sĩ bị đè nén đang là vấn để rắc rối của y tế. Họ cần sự giúp đỡ của chúng ta và lòng từ bi. Không đe dọa. Không hạn chế cấp giấy phép. Không được chế giễu công khai...
  • Nhìn thấy những nụ cười tươi tắn nở bừng trên gương mặt người nữ Bác sỹ và gia đình bệnh nhân nọ, tôi thầm nghĩ: càng có nhiều những thầy Thuốc như Bác sỹ Tự thì người dân càng có niềm tin khi vào bệnh viện, yên tâm đặt trọn sức khỏe và tính mạng mình trong tay những lương y như từ mẫu.
  • Và sau 1 năm điều trị, hôm nay tôi cầm bút viết bài viết này từ cảm nhận của một bệnh nhân xin được nói lời cảm ơn đến những người thầy Thuốc có tâm trong sáng và làm việc thiết thực đem lại niềm hy vọng sống cho người bệnh.
  • Bệnh viện bị nhiều người dân kêu ca. Ngược lại thầy Thuốc thì kêu ca nghề nghiệp bạc bẽo. Thầy Thuốc và người bệnh có vẻ như đang bất bình nhau nên mâu thuẫn và xung đột là không tránh khỏi.
  • Một chiều cuối xuân, chúng tôi có dịp ghé thăm nhà chị Nguyễn Thị Hoa ở xóm Cộng Hòa, xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình – người phụ nữ được các bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Thái Bình và Khoa Sản Trường đại học Y Thái Bình cứu sống
  • Kể từ khi xuất viện đến nay, cháu Phan Anh học sinh lớp 5G, trường Tiểu học Phương Mai, Hà Nội đã khỏe mạnh và lại được đến trường, nhìn Phan Anh lúc này ít ai nghĩ nếu trước đó bé bị bệnh viêm cơ tim và chỉ chậm vài phút em sẽ không bao giờ ở lại với cuộc sống này.
  • Đã hơn 30 năm làm việc trong ngành y, nhớ lại những ngày mới ra trường với bao bỡ ngỡ, bao khó khăn trong nghề.
  • Hiến máu có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, một số trường hợp ở người hiến máu có thể có những biểu hiện không mong muốn xảy ra.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY