Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Cho trẻ uống mật ong vào buổi sáng là đúng hay sai?

Nhiều bậc cha mẹ lựa chọn sử dụng mật ong như một giải pháp thay thế cho đường. Tuy nhiên, có nên cho trẻ uống mật ong vào buổi sang hay không thì không phải ai cũng biết.

Nguy cơ khi cho bé uống mật ong mỗi sáng

Cho bé tiếp xúc với nhiều loại thức ăn mới là một trong những phần thú vị nhất khi chăm sóc trẻ trong năm đầu đời. mật ong có vị ngọt và dịu, vì vậy đa số cha mẹ có thể nghĩ rằng đó là một lựa chọn tốt để cho trẻ uống mật ong vào sáng sớm hoặc phết lên bánh mì nướng và kết hợp nó để làm ngọt các món khác. tuy nhiên, các chuyên gia khuyên rằng nên đợi đến khi trẻ được 1 tuổi mới nên bổ sung mật ong vào chế độ ăn của chúng, áp dụng với tất cả các chế phẩm làm từ mật ong, bao gồm cả mật ong đã qua xử lý.

Nguy cơ chính của việc cho bé uống mật ong mỗi sáng khi trẻ chưa đủ tuổi là bị ngộ độc botulism. trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi có nguy cơ mắc tình trạng này cao nhất. đây là một bệnh lý hiếm gặp, hầu hết các trường hợp được báo cáo đều được chẩn đoán ở hoa kỳ.

Ảnh minh họa.

Em bé có thể bị ngộ độc khi ăn phải bào tử clostridium botulinum có trong đất, mật ong và các sản phẩm từ mật ong. những bào tử này biến thành vi khuẩn trong ruột và tạo ra chất độc thần kinh có hại cho cơ thể.

Ngộ độc Botulism hay ngộ độc thịt là một tình trạng nghiêm trọng. Khoảng 70% trẻ bị ngộ độc thịt có thể phải thở máy trong trung bình 23 ngày. Thời gian nằm viện trung bình cho chứng ngộ độc thịt là khoảng 44 ngày. Hầu hết trẻ sơ sinh có khả năng đáp ứng tốt với điều trị. Tỷ lệ T* vong dưới 2%.

Các chất lỏng có vị ngọt khác, như mật đường và si-rô ngô cũng có thể gây nguy cơ ngộ độc thịt. Si-rô phong thường được coi là an toàn vì nó được chiết xuất từ bên trong cây và không thể bị ô nhiễm bởi đất. Tuy nhiên, một số bác sĩ không khuyến khích cho trẻ sơ sinh ăn nhiều chất ngọt cho đến khi được 1 tuổi. Tốt nhất là bạn nên nói chuyện với bác sĩ nhi khoa trước khi bổ sung các chất tạo vị ngọt vào chế độ ăn của trẻ.

Khi nào nên cho trẻ uống mật ong là tốt nhất?

Để an toàn, không nên cho trẻ uống mật ong khi còn quá nhỏ (dưới 12 tháng tuổi). bé đã hơn một tuổi chỉ thi thoảng dùng một ít. trẻ đã trên mười tuổi thì có thể cho uống nhiều hơn. khi cho trẻ uống mật ong nên pha với nước ấm, sẽ dễ hấp thụ hơn là uống trực tiếp.

Nên cho trẻ uống mật ong trước bữa ăn chừng một tiếng đồng hồ hoặc sau bữa ăn 2 - 3 tiếng. mật ong có tính hơi lạnh, tác dụng tăng cường co bóp đường ruột, giúp rút ngắn thời gian đại tiện, vì vậy với những trẻ có đường tiêu hoá không tốt, đầy bụng hoặc đi ngoài cũng cần thận trọng khi sử dụng.

Theo Mộc/Thể thao & Văn hóa

Link bài gốc Lấy link

https://saigonthethao.thethaovanhoa.vn/phu-nu-today/cho-tre-uong-mat-ong-vao-buoi-sang-la-dung-hay-sai.html

Theo Mộc/Thể thao & Văn hóa

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/cho-tre-uong-mat-ong-vao-buoi-sang-la-dung-hay-sai/20220217104023871)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Ung thư và quá trình điều trị của căn bệnh này đôi khi có thể khiến người bệnh khó nuốt. Lời khuyên nào sẽ hữu ích giúp cải thiện tình trạng khó nuốt cho trẻ
  • Xạ trị vào bụng, ngực, não, hoặc xương chậu có thể gây ra buồn nôn kéo dài trong vài giờ. Buồn nôn và nôn có thể đi từ nhiều nguyên nhân khác nữa.
  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Bụng đầy hơi, khó tiêu, hoặc đau bụng, lạnh bụng, đi tiêu nhiều là những tình trạng thường gặp khi dạ dày chứa quá nhiều món ăn - từ mặn, ngọt, chua, cay, béo...
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY