Đau bụng là một triệu chứng khá thường gặp, liên quan tới những vấn đề khác nhau của nhiều hệ cơ quan. phần lớn những cơn đau bụng không nặng, nhiều khi có thể tự khỏi mà không cần đến Thu*c men. tuy nhiên, đối với phụ nữ mang thai, cơn đau bụng còn có thể xuất phát từ một nguyên nhân đặc biệt: do thai.
Bác sĩ (bs) nguyễn ngọc thông, giám đốc trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản tp hcm, cho biết có thể chia thai kỳ làm 3 tam cá nguyệt - tức 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối. ở mỗi giai đoạn, cơn đau vùng bụng có thể là dấu hiệu của những hiện tượng khác nhau, điều quan trọng là thai phụ cần theo dõi diễn tiến của cơn đau, các dấu hiệu kèm theo để có hướng xử trí hợp lý và đến bs kịp thời nếu thai có vấn đề.
Ở 3 tháng đầu của thai kỳ, thai phụ có thể gặp những cơn đau vùng bụng do rối loạn cơ năng, chức năng S*nh l* tại chỗ do tình trạng mang thai gây ra. cụ thể, đó có thể là sự xung huyết ở vùng bụng dưới, các mô giữ nước, tử cung lớn dần và chèn ép các cơ quan lân cận gây rối loạn về bài tiết, tiêu hóa… và dẫn đến những cơn đau. tuy nhiên, cơn đau ấy thường không làm thai phụ quá khó chịu và chỉ là hiện tượng S*nh l*, không nguy hiểm. chỉ những cơ đau thực sự do hiện tượng tử cung co thắt (đau từng cơn ở vùng tử cung, đi kèm với tình trạng tử cung gò cứng lại, xuất huyết *m đ*o) thì mới thật sự nguy hiểm vì đó là dấu hiệu dọa sẩy thai. những cơn đau này cần tiếp tục được lưu ý ở ba tháng giữa vì đó vẫn có thể là dấu hiệu dọa sẩy thai hoặc dọa sinh non. còn ở 3 tháng cuối, nếu cơn đau dạng này có kèm tình trạng ra huyết *m đ*o, ra nước ối, chất nhầy bất thường… thì thai phụ nên đi khám sớm bởi đó có thể là dấu hiệu của dọa sinh non hay các bệnh lý về phần phụ như nhau bám thấp, nhau tiền đạo…
“Ngoài ra, những cử động của em bé khi thai đã lớn thì thai phụ cũng có thể cảm nhận được, ví dụ như cơn gò S*nh l* ở 3 tháng cuối, lúc này có thai phụ cảm thấy đau nhẹ, có người lại không. Một số thai phụ cũng có thể cảm thấy hơi đau khi thai máy mạnh… Đây cũng là những hiện tượng bình thường” - BS Thông lưu ý.
Bs thông cho biết cơn đau vùng bụng còn có thể là một triệu chứng phản ánh rất nhiều rối loạn ngoài sản khoa: rối loạn tiêu hóa (ruột, dạ dày), gan mật, hệ tiết niệu (thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo)... vì vậy, khi bị đau bụng bất thường thì thai phụ đừng nên hốt hoảng vì chưa chắc do thai. tuy nhiên, cũng đừng chủ quan vì có thể cơn đau này “che mất” cơn đau kia. ví dụ, khi một phụ nữ mang thai gặp cơn đau do co thắt tử cung nghi dọa sẩy thai, lại ngẫu nhiên đi kèm rối loạn tiêu hóa với biểu hiện sôi bụng, tiêu chảy… thì nhiều khi không để ý cơn đau do thai, đến khi phát hiện thì đã trễ. bs trần ngọc hải, trưởng phòng kế hoạch - tổng hợp bv từ dũ, thì lưu ý các trường hợp viêm ruột thừa khi đang mang thai rất khó phân biệt và dễ lầm với dọa sinh non. “cho dù có xác định là viêm ruột thừa, thai phụ cũng nên đến bv để giải quyết sớm bệnh lý bởi viêm ruột thừa nếu không được điều trị thì có thể ảnh hưởng đến thai, dẫn đến nguy cơ dọa sinh non. nếu 2 yếu tố này đi kèm nhau thì rất nguy hiểm cho thai phụ” - bs hải cảnh báo.
Coi chừng đau… đẻTheo bs trần ngọc hải, ở giai đoạn cuối thai kỳ, thai phụ nên lưu ý những cơn gò có tính lặp lại nhiều lần vì đó có thể là dấu hiệu em bé đòi ra. “mỗi cơn đau (cơn gò) báo hiệu sắp sinh thường kéo dài không quá 1 phút. nếu cơn gò lặp lại 10 phút một lần thì có nghĩa là khoảng vài ngày sau, sản phụ sẽ sinh. còn nếu cứ 10 phút mà có 3 cơn đau thì đó là điều cần chú ý bởi thường khoảng 7-8 giờ sau sẽ sinh. mật độ các cơn gò sẽ tăng dần, cho đến lúc 1 phút đau, 1 phút nghỉ thì chỉ khoảng 45 phút sau là sinh. ngoài ra, nếu sản phụ bị vỡ ối, rỉ ối thì cũng cần vào viện khám ngay” - bs hải khuyên. |
Chủ đề liên quan:
bà bầu đau bụng chú ý cơn đau cơn đau bụng đau bụng đau bụng khi mang bầu đau bụng khi mang thai đau bụng trong thai kỳ thai kỳ