Hỏi đáp dịch vụ y tế hôm nay

Hỏi đáp dịch vụ y tế

Chữa bệnh lại mắc thêm bệnh

Ông Nam đang nằm điều trị tại bệnh viện, được vài hôm bệnh của ông đã đỡ, bác sĩ chuyển Thu*c uống cho ông và về nhà điều trị ngoại trú.
Ông Nam đang nằm điều trị tại bệnh viện, được vài hôm bệnh của ông đã đỡ, bác sĩ chuyển Thu*c uống cho ông và về nhà điều trị ngoại trú. Uống ngày thứ nhất đến ngày thứ hai ông thấy nóng rát ở vùng cổ, đau và không nuốt được. Thấy vậy, người nhà lại đưa ông tới bác sĩ. Sau khi thăm khám, bác sĩ cho biết ông bị viêm thực quản. Tìm hiểu nguyên nhân được biết, ông uống Thu*c không dùng nước, chỉ nuốt khan viên Thu*c, thậm chí nhiều loại Thu*c cùng một lúc đã khiến cho Thu*c không xuống được dạ dày mà dính lại ở thực quản, kết quả gây viêm thực quản do sự kích ứng của Thu*c.

Một trường hợp khác, chị Hoa có con 3 tuổi, thấy con gầy gò nhỏ bé hơn những trẻ cùng lứa, nghe mấy chị hàng xóm nói có khi cháu bị còi xương, chị bèn đi mua một lọ canxi D cho con uống. Theo hướng dẫn thì mỗi lần uống một thìa cà phê. Song, mỗi lần uống Thu*c chị không lấy thìa mà cho con tu ngay vào miệng lọ Thu*c rồi dặn con uống mỗi lần một ít. Thế là những lần sau đó, cháu cứ tự uống như vậy. Có khi ngày nhớ ra thì uống, ngày không nhớ thì thôi. Thời gian sau (lúc này lọ Thu*c đã gần hết) tự nhiên cháu bị đau bụng, đi ngoài. Sờ đến lọ Thu*c thì Thu*c đã ngả màu vàng và có mùi rất khó ngửi. Thì ra Thu*c đã bị nhiễm khuẩn do cháu dùng miệng tu lọ Thu*c. Chính sự biến chất này đã làm cho cháu bị đau bụng và đi ngoài.

Không chỉ có hai trường hợp trên mà trong cuộc sống còn rất nhiều trường hợp khi chữa bệnh lại mắc thêm bệnh chỉ vì không biết cách uống Thu*c. Để tránh tình trạng trên, khi uống Thu*c viên cần phải uống với nhiều nước, uống bằng nước đun sôi để nguội để Thu*c có thể trôi xuống dạ dày. Đối với trẻ em, khi uống Thu*c dưới dạng sirô hay dịch uống cần tuân thủ uống bằng thìa theo hướng dẫn sử dụng. Tránh cho miệng tu vào dễ gây nhiễm khuẩn Thu*c như trường hợp con chị Hoa, hơn nữa lại khó xác định được liều lượng mỗi lần uống.

Phương Nam
Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-chua-benh-lai-mac-them-benh-13280.html)

Tin cùng nội dung

  • Từ lâu, nhân dân ta đã biết sử dụng các biện pháp chườm nóng hoặc chườm lạnh để chữa đau lưng, đau khớp, sưng nề sau chấn thương, hoặc điều trị các viêm tấy. Để chườm nóng hoặc chườm lạnh, người ta sử dụng các chất trung gian truyền nhiệt...
  • Trẻ rất sợ uống Thuốc dù Thuốc có đắng hay không đắng. Rất nhiều bậc cha mẹ đau đầu nghĩ đủ mọi cách để trẻ chịu uống Thuốc. Việc tìm một phương pháp riêng cho trẻ là điều phụ huynh cần tìm ra.
  • Loét dạ dày thường do nhiễm vi khuẩn H. pylori. Một đợt điều trị 4-8 tuần với Thu*c ức chế acid cho phép chữa lành ổ loét. Thêm vào đó 1 tuần điều trị với 2 loại Thu*c kháng sinh kèm 1 loại Thu*c ức chế tiết acid để diệt trừ hoàn toàn H.pylori.
  • Tết đến Xuân về trên khắp các nẻo đường trên cả nước nhưng có lẽ, tại các bệnh viện, không khí Tết luôn lặng lẽ hơn bởi nơi đây còn biết bao lo âu, bao nỗi buồn... hiển hiện trên gương mặt những người bệnh nặng sẽ phải ăn Tết trong bệnh viện.
  • Nội soi dạ dày (gastroscopy) là một kỹ thuật nội soi (endoscopy) mà bác sĩ dùng để khảo sát bên trong ống tiêu hóa trên của bạn (bao gồm thực quản, dạ dày và tá tràng).
  • Bài viết bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, cách sơ cứu và lời khuyên đối với bệnh viêm dạ dày ruột.
  • Ung thư dạ dày là sự tăng sinh của các tế bào ung thư trong niêm mạc và thành dạ dày.
  • Năm cách sống cho một dạ dày khỏe mạnh. Những vấn đề về tiêu hóa và cảm giác khó chịu về dạ dày có thể được ngăn ngừa, giảm thiểu và thậm chí là xua tan bằng những thay đổi phong cách sống rất đơn giản.
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Viêm thanh khí phế quản là một bệnh thông thường gây ảnh hưởng đến đường dẫn khí làm cho trẻ khó thở. Thường biến ở trẻ biết đi và tuổi từ 6 đến 12 tháng tuổi
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY