Y học cổ truyền hôm nay

Khoa Y học cổ truyền vận dụng chẩn trị theo các phương pháp Đông Y kết hợp với Y học hiện đại, và các phương pháp không dùng thuốc như châm cứu, điện châm, nhĩ châm, xoa bóp, bấm huyệt, giác hơi, khí công dưỡng sinh để điều trị có hiệu quả các bệnh lý về cơ xương khớp, rối loạn dẫn truyền thần kinh, di chứng tai biến mạch máu não, đau dây thần kinh... Chuyên khoa này còn triển khai mô hình nghiên cứu dược lý, thừa kế các kỹ thuật chế biến thuốc cổ truyền, nghiên cứu bào chế thuốc theo khoa học,nghiên cứu tế bào, nuôi cấy, thử nghiệm tế bào gốc. Các bệnh lý phổ biến thường được tìm đến khoa Y học cổ truyền như: viêm đa khớp dạng thấp, viêm phế quản mạn tính, liệt cơ mặt, trĩ, Parkinson, rối loạn kinh nguyệt,...

Chuyên gia hướng dẫn ứng dụng Y học cổ truyền để phòng chống dịch bệnh do virus

(MangYTe) - Buổi tọa đàm giao lưu trực tuyến: “Vận dụng Y học cổ truyền trong phòng chống dịch bệnh do virus” có sự tham gia của các chuyên gia hàng đầu về y học cổ truyền với nhiều giải đáp cách phòng chống bệnh do virus.

Trả lời câu hỏi về việc sử dụng thảo mộc vào phòng chống dịch Covid-19 đã có những kết quả và tác dụng như thế nào, TS.Phùng Tuấn Giang - Chủ tịch Viện Nghiên cứu phát triển Y dược cổ truyền Việt Nam cho biết, hiện nay, tại Trung Quốc, 85% số lượng bệnh nhân bị dương tính Corona-19 được phối hợp y học cổ truyền trong điều trị và những trường hợp này đều cho những kết quả rất tốt.

Nhiều công trình nghiên cứu tại Trung Quốc và nhiều bài Thu*c của Trung Quốc đã vào cuộc. Chính vì vậy, tại Vũ Hán và các tỉnh đã kiểm soát tốt dịch bệnh.

Khi Italia bị dịch bệnh mất kiểm soát, họ đã nhờ các chuyên gia y tế của Trung Quốc sang. Các chuyên gia của TQ cũng tư vấn cho Italia về việc sử dụng thảo dược trong điều trị. Hiện nay, nhiều công ty của Ý đã nhập những thảo dược này để phối hợp với Tây y trong kiểm soát dịch bệnh tại Ý.

Tại Việt Nam, mặc dù chưa có những nghiên cứu cụ thể trên người bệnh nhưng Bộ Y tế đã có công văn chỉ đạo để đưa YHCT phối hợp y học hiện đại trong phòng, chống dịch, đã đưa ra được phác đồ điều trị cho các giai đoạn của bệnh và phác đồ phục hồi một cách toàn diện theo phác đồ và kinh nghiệm điều trị của YHCT Việt Nam.

TS. Phùng Tuấn Giang cũng cho biết sử dụng thức uống thảo mộc, hoặc các bài Thu*c từ dược liệu hỗ trợ điều trị Covid-19 rất hiệu quả trong giai đoạn hiện nay. Những dược liệu này có tác dụng thanh phế, bài độc, tiêu viêm nhiễm, tăng cường miễn dịch. Ví dụ như bài Thu*c “thanh phế bài độc phù chính thang”. Y học cổ truyền coi trọng công tác phòng bệnh nên việc tăng cường kháng thể tự nhiên, tăng cường vi khuẩn có lợi là việc rất quan trọng, sử dụng cho trường hợp phòng bệnh, những người nghi nhiễm và cách ly, những người già yếu mắc các bệnh mãn tính.

Đối với những người đã từng nhiễm Covid-19, sau khi khỏi bệnh thường biến chứng phổi. Việc sử dụng y học cổ truyền trong việc phục hồi sức khỏe, tăng cường chức năng cho phổi, phòng chống tái phát bệnh là rất quan trọng. Y học cổ truyền có rất nhiều bài Thu*c sử dụng rất tốt trong giai đoạn này.

Cũng trong buổi tọa đàm, nói về điểm mạnh trong việc phòng, tránh dịch bệnh do virus của y học cổ truyền, PGS.TS Nguyễn Xuân Ninh - Phó Viện Trưởng - Viện Y Học ứng dụng Việt Nam cho biết,

Hiện nay bên Tây y chưa có Thu*c đặc hiệu để chữa bệnh do SARs Cov2. Một số Thu*c có được khuyến nghị sử dụng theo từng nước và Bộ y tế Việt Nam cũng vừa đưa ra một khuyến nghị sử dụng. Ví dụ, có thể sử dụng các loại trị viêm gan do virus của viêm gan hoặc HIV, với cơ chế ức chế virus nhân lên hoặc phát triển trong cơ thể. Một số loại khác cũng để hỗ trợ gan, thận, tim phổi, miễn dịch nói chung. Khi bệnh nhân nặng, có những máy thở hỗ trợ tim, lọc máu…

Đấy là những điểm mạnh mà Đông y không làm được. Tuy nhiên, Đông y có những điểm mạnh riêng. Thứ nhất, có những bài Thu*c kìm hãm phát triển vi khuẩn tại chỗ. Ví dụ những bài Thu*c sát trùng, kìm hãm sự phát triển tại họng, đường tiêu hóa, đường hô hấp. Một số bàn để tăng cường sức khỏe miễn dịch chung.

Tác dụng của những bài này thường chậm, nhưng chắc trong việc nâng cao tình trạng sức khỏe chung, đặc biệt trong giai đoạn nhẹ hoặc giai đoạn phục hồi bệnh. Nếu giai đoạn nặng, có biến chứng về phổi, tim mạch, suy các tạng khác, lúc đó Đông y không can thiệp được, mà phải có sự can thiệp của Tây y./.

Minh Khánh (Theo Sức Khỏe Cộng Đồng)

Mạng Y Tế
Nguồn: Tổ quốc (http://toquoc.vn/chuyen-gia-huong-dan-ung-dung-y-hoc-co-truyen-de-phong-chong-dich-benh-do-virus-20200331140112109.htm)

Tin cùng nội dung

  • Trong y dược học cổ truyền, giấm là một vị Thu*c được dùng để chữa nhiều bệnh khác nhau, trong đó có bệnh tăng huyết áp. Đơn giản nhất là người ta dùng giấm ngâm với một số thực phẩm thông dụng để ăn hoặc uống hàng ngày. Sau đây, xin giới thiệu một số bài Thu*c có dùng giấm để bạn đọc tham khảo và áp dụng.
  • Chỉ mới 5 ngày trong tháng 6/2013, cơ quan báo chí đưa tin có hai trẻ nhỏ Tu vong do sự bất cẩn của người lớn trong khi trông giữ trẻ. Cần báo động sự vô trách nhiệm của người lớn trong khi chăm sóc trẻ.
  • Khảo sát dẫn truyền dây thần kinh giúp kiểm tra xem các dây thần kinh dẫn truyền các tín hiệu điện có tốt và có nhanh hay không.
  • Nghẹt thở xảy ra khi một vật lạ kẹt trong cổ họng hay khí quản, ngăn chặn luồng không khí ra vào. Vì nghẹt thở gây ra thiếu oxy não nên cần cấp cứu càng nhanh càng tốt
  • Sốt là một dấu hiệu của nhiều tình trạng khác nhau, bao gồm cả nhiễm trùng. Nhiệt độ bình thường của bạn có thể khác chút ít so với nhiệt độ cơ thể trung bình (98,6oF hay 37oC).
  • Không dùng dung dịch lidocain 2% để điều trị đau miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị đau răng… vì có thể gây ra tác hại nghiêm trọng, kể cả Tu vong. Đó là thông tin cảnh báo về an toàn dùng Thu*c mà FDA vừa đưa ra.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
  • Bệnh di truyền là những bệnh xảy ra do những bất thường về gen hoặc về nhiễm sắc thể. Bệnh được di truyền là bệnh do bất thường về gen ở bố mẹ truyền sang cho con họ. Những bệnh này có thể là bệnh di truyền trội, di truyền lặn, hoặc bệnh di truyền liên kết NST giới tính X. Bệnh về NST là những bệnh gây ra do mất NST, bất thường NST, hoặc thừa NST.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY