Ngoại Hô hấp hôm nay

Khoa Ngoại hô hấp giữ chức năng chẩn khám và điều trị các bệnh lý về hô hấp với các biện pháp can thiệp ngoại khoa, được thực hiện bởi các chuyên gia Lao Phổi và phẫu thuật lồng ngực. Các bệnh lý phổ biến của khoa Ngoại hô hấp như: lao phổi nặng, ung thư phổi, phổi tắc nghẽn mạn tính,...

Củ lạc trị bệnh đường hô hấp

Lạc, tên khác đậu phộng, lạc hoa sinh, quả trường sinh, đường nhân đậu...

Theo nghiên cứu của y học hiện đại: các vitamin A, K, P, D... làm giảm nguy cơ đau tim và bệnh mạch vành, giúp cơ thể thư giãn giảm căng thẳng, tăng cường hệ thống miễn dịch. Phòng chống các bệnh nhiễm ký sinh trùng, nhiễm khuẩn virut do lượng arginin trong nhân lạc có tới 2,72 % cao nhất trong các thức ăn động thực vật có arginin. Khi vào cơ thể được chuyển hóa thành nitric oxyd. Nitric oxyd cải thiện sức khỏe T*nh d*c là một thành phần chủ yếu của Thu*c viagra.

Sau đây là một số món ăn, bài Thu*c chữa bệnh từ lạc:

Chữa khàn tiếng: Lạc nhân (để cả màng mỏng ngoài nhân) 100g, nấu ăn trong ngày hoặc cho mật ong lượng vừa phải vào ăn cùng.

Chữa ho, hen và các bệnh đường hô hấp dùng một trong số món ăn bài Thu*c sau:

Bài 1: Lạc nhân 30g, nấu chín nhừ cho vào trong 30g mật ong, ngày ăn 2 lần.

Bài 2: Lạc nhân, táo tàu, mật ong, mỗi thứ 30g sắc lấy nước, ngày uống 2 lần.

Bài 3: Lạc nhân 30g, bối mẫu 10g, thái mỏng, nước 300ml, đun nhừ, thêm mật ong lượng vừa đủ chia ăn trong ngày.

Chữa thiếu máu: Lạc nhân 100g, táo tàu 20g, đường đỏ vừa đủ; nấu nhừ lên ăn trong ngày.

Hoặc dùng bài: Lạc nhân, đậu đỏ, đậu xanh, mỗi thứ 30g; đường phèn 30g; nấu nhừ ăn, mỗi ngày 1 thang.

Chữa tăng huyết áp: Lạc nhân (cả vỏ lụa) ngâm trong giấm, bịt kín miệng lọ, ngâm khoảng 10 ngày là dùng được, mỗi lần ăn 10 hạt, ngày ăn 2 lần.

Hoặc dùng bài: Lá lạc, thân cây lạc non, mỗi thứ 30g, sắc uống ngày 1 thang.

Chữa tiểu ra máu, xuất huyết tử cung, chảy máu chân răng: Lạc nhân (cả vỏ lụa) 30g, hạt sen (bỏ vỏ cứng và tâm sen) 30g, táo đỏ 30g; đường đỏ vừa đủ, thêm nước hầm nhừ, ngày ăn 2 lần/ ngày, ăn liên tục 7-10 ngày.

Nâng cao sức đề kháng cơ thể chống các bệnh nhiễm khuẩn, ký sinh trùng: Lạc nhân cả vỏ lụa 30g, giã vỡ nhỏ, gan lợn 20g, rau ngót, nấu canh ăn trong ngày, nấu ăn trong quá trình dùng Thu*c điều trị bệnh.

Loét dạ dày và hành tá tràng: Lạc nhân 100g, thịt lợn nạc 100g, nấu thành canh. Mỗi buổi sáng sau khi đánh răng, rửa mặt, ăn 2 thìa lạc đã nấu, 30 phút sau bắt đầu ăn sáng, dùng liên tục 10-15 ngày là 1 liệu trình.

Chữa di tinh: vỏ lụa lạc (màng bọc ngoài lạc) 6g, nấu lấy nước uống, ngày 2 lần.

Chữa đau khớp: Rễ cây lạc 60g, nấu với thịt lợn nạc thật nhừ, ăn nóng.

DS. Mai Thu Thủy

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/cu-lac-tri-benh-duong-ho-hap-n154388.html)

Chủ đề liên quan:

bệnh đường hô hấp

Tin cùng nội dung

  • Nhân sâm có thể được dùng độc vị dưới các dạng sâm lát, viên nang, trà tan, rượu Thu*c... hoặc có thể phối hợp với các vị Thu*c khác tùy theo mục đích trị liệu, trong đó có mật ong.
  • Ung thư phế quản là một trong những ung thư khó chữa. Chẩn đoán giai đoạn sớm thường khó và phần lớn bệnh nhân được chẩn đoán muộn, do đó ảnh hưởng rất lớn đến phương pháp và kết quả điều trị.
  • Đường hô hấp chính là nơi mà nhiều mầm bệnh (virut, vi khuẩn) dễ dàng xâm nhập khi trẻ hít thở. Đối với trẻ, đường thở ngắn và hẹp nên mầm bệnh dễ lây lan hơn.
  • Đối với loại này, để tạo ra miễn dịch của cơ thể chống lại một loại bệnh nào đó, người ta có thể dùng chính các vi khuẩn gây bệnh đó, làm yếu hoặc mất độc lực của chúng và đưa vào cơ thể tạo kháng nguyên
  • Sốt, đau đầu, nôn,… là những triệu chứng của các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp trên, sốt virut,… nhưng cũng có thể là dấu hiệu của bệnh viêm màng não.
  • Bạn có muốn bảo vệ con mình khỏi các bệnh đường hô hấp, chẳng hạn như cảm và ho? Câu trả lời là “có” nếu mẹ chịu khó thêm tỏi vào các món ăn lúc chế biến cho trẻ.
  • Các bộ phận của cây mướp lúc còn non cũng như khi đã già đều dùng làm Thuốc để chữa bệnh. đặc biệt, cây mướp chữa bệnh thấp nhiệt thường xảy ra vào mùa hè.
  • Giống như một số Thu*c kháng sinh khác, khi sử dụng clarythromicin có thể gặp một số tác dụng phụ (tác dụng không mong muốn).
  • Thời tiết lạnh kéo dài khiến trẻ nhỏ dễ mắc bệnh viêm đường hô hấp, viêm phổi, tiêu chảy. Tại khoa Nhi, BV Bạch Mai thời điểm này rất đông bệnh nhi đến khám do mắc phải các chứng bệnh trên.
  • Sự yếu kém trong việc tự bảo vệ cơ thể của người cao tuổi (NCT) rõ nét mỗi khi thời tiết chuyển mùa, nhất là từ nóng sang lạnh. Trong các bệnh mà NCT dễ mắc phải hoặc tái phát khi chuyển mùa thì bệnh về đường hô hấp là loại bệnh hay gặp nhất.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY