Ngoại Hô hấp hôm nay

Khoa Ngoại hô hấp giữ chức năng chẩn khám và điều trị các bệnh lý về hô hấp với các biện pháp can thiệp ngoại khoa, được thực hiện bởi các chuyên gia Lao Phổi và phẫu thuật lồng ngực. Các bệnh lý phổ biến của khoa Ngoại hô hấp như: lao phổi nặng, ung thư phổi, phổi tắc nghẽn mạn tính,...

Cúm: virus đường hô hấp thường gặp

Có thể dùng vaccin cho những người nhiễm HIV mà vẫn an toàn. Mối lo lắng về sự hoạt hóa nhân lên của virus HIV do các yếu tố gây miễn dịch có thể là quá mức cần thiết.

Nhiễm virus đường hô hấp là bệnh hay gặp nhất ở người. Người ta đã xác định được sự liên quan đặc hiệu giữa những nhóm virus với những hội chứng bệnh nhất định, ở trẻ sơ sinh và người già hoặc những người có bệnh lý đường hô hấp trước đó thì bội nhiễm vi khuẩn làm tăng tỷ lệ biến chứng và Tu vong.

Những điểm thiết yếu trong chẩn đoán

Thường gây thành dịch, ít khi tản phát.

Xuất hiện đột ngột với sốt, rét run, mệt mỏi, ho, chảy mũi và đau cơ.

Đau, sốt, mệt lả, không tương xứng với triệu chứng viêm long.

Giảm bạch cầu.

Nhận định chung

Cúm (orthomyxovirus) là một bệnh lây truyền theo đường hô hấp. Ngược với virus hợp bào và rhinovirus, bệnh này lây truyền qua các giọt nước bọt rất nhỏ hơn là các hạt khí dung lớn. Mặc dù có những trường hợp lẻ tẻ nhưng dịch bệnh và đại dịch xảy ra với những khoảng cách khác nhau, thường xuất hiện vào mùa thu hoặc mùa đông. Typ A và B gây ra triệu chứng lâm sàng khác nhau, còn typ C thường gây bệnh nhẹ. Người ta thừa nhận rằng có những chủng mới phát triển trung gian giữa những chủng của người và chim, có vector truyền bệnh là lợn. Thời gian ủ bệnh 1- 4 ngày.

Việc chẩn đoán bệnh cúm sẽ khó khăn nếu không có yếu tố dịch tễ. Bệnh này giống nhiều bệnh có sốt nhẹ khác nhưng hầu như luôn luôn kèm theo ho.

Các triệu chứng và dấu hiệu

Khởi phát thường đột ngột với sốt, rét run, mệt mỏi, đau cơ, đau sau xương ức, đau đầu, ngạt mũi và đôi khi có nôn. Sốt kéo dài 1- 7 ngày (thường 3 - 5 ngày). Bệnh nhân có sổ mũi, ho không có đờm, đau họng, sung huyết nhẹ ở họng, mặt đỏ, kết mạc đỏ.

Các dấu hiệu cận lâm sàng

Giảm bạch cầu là hay gặp. Bệnh nhân có thể có protein trong nước tiểu. Virus có thể được phân lập từ dịch rửa họng bằng cấy truyền vào phôi gà hoặc vào các tế bào để nuôi cấy. Kháng thể xuất hiện trong tuần thứ 2 dựa vào phản ứng kết hợp bổ thể hoặc phản ứng ức chế ngưng kết hồng cầu.

Các biến chứng

Virus cúm gây hoại tử biểu mô đường hô hấp và dễ dẫn đến nhiễm khuẩn thứ phát. Sự tương tác giữa vi khuẩn và virus là hai chiều, chính các enzym của vi khuẩn (như protease, những hoạt chất giống trypsin, streptokinase, plasminogen) có tác dụng hoạt hóa virus cúm. Những biến chứng hay gặp là viêm xoang cấp, viêm tai giữa, viêm phế quản mủ và viêm phổi; người già và người ốm lâu ngày có nguy cơ biến chứng cao.

Viêm phổi thường do phế cầu hoặc (đặc biệt) tụ cầu và đôi khi chính là do virus cúm. Viêm màng ngoài tim, viêm cơ tim và viêm tĩnh mạch huyết khối đôi khi cũng xảy ra.

Hội chứng Reye là một biến chứng nặng nhưng hiếm gặp của virus cúm và các virus khác (như thủy đậu). Biến chứng này thường xảy ra ở trẻ nhỏ. Hội chứng này gồm có suy gan tiến triển nhanh, bệnh não và tỷ lệ Tu vong có thể tới 30%. Sinh bệnh học chưa được rõ, nhưng hội chứng này có liên quan tới dùng aspirin. Hạ đường huyết, tăng transaminase huyết thanh, tăng amoniac máu, thời gian prothrombin kéo dài và thay đổi trạng thái tâm thần có thể xảy ra trong vòng 2 - 3 tuần sau khi bệnh khởi phát, về mặt mô học, thấy có hiện tượng nhiễm mỡ rất mạnh và mất glycogen ở ngoại vi tiểu thùy gan. Điều trị chủ yếu là điều trị hỗ trợ và chống phủ não.

Phòng bệnh

Vaccin virus tam giá có thể tạo miễn dịch không hoàn toàn (khoảng 85%) trong vòng từ vài tháng đến một năm. Do đặc tính kháng nguyên virus thay đổi hàng năm, vaccin được sản xuất dựa vào những chủng virus phổ biến của năm trước. Vaccin được khuyến cáo dùng từ tháng 10 - 11 hàng năm cho các đối tượng: người trên 65 tuổi, trẻ em, trẻ vị thành niên dùng aspirin điều trị kéo dài, người chăm sóc bệnh nhân, những người bị bệnh phổi hoặc bệnh tim mạn tính hoặc người ốm đau, suy kiệt khác và nhân viên y tế. Chống chỉ định dùng vaccin cho những người mẫn cảm với trứng gà hoặc các thành phần khác của vaccin, người bị sốt hoặc giảm tiểu cầu. Không có chống chỉ định đối với người đang điều trị bằng warfarin hoặc steroid. Tác dụng phụ của vaccin ít gặp, bao gồm: đau, đỏ, cứng vùng tiêm và hiếm khi có đau cơ hoặc sốt. Miễn dịch đầy đủ có được khoảng 2 tuần sau dùng vaccin. Vaccin có tác dụng làm giảm cả biến chứng (phòng được 35 - 60% trường hợp phải vào viện của người già) và tỷ lệ Tu vong (phòng được 35 - 80% trường hợp ch*t tại bệnh viện). Vaccin sống giảm độc lực được dùng rộng rãi ở Nga cho người lớn.

Có thể dùng vaccin cho những người nhiễm HIV mà vẫn an toàn. Mối lo lắng về sự hoạt hóa nhân lên của virus HIV do các yếu tố gây miễn dịch có thể là quá mức cần thiết. Dùng vaccin ít có hiệu quả khi số lượng CD4 dưới 100 µl. Có thông báo xét nghiệm dương tính giả với HIV, HTLV- 1 và HCV sau dùng vaccin cúm.

Thu*c để phòng bệnh khi có xác định về dịch tễ học hoặc về virus học là influenzae bằng dùng amantadin hydrochlorid uống 200 mg/ngày chia thành 2 lần (đối với người già dùng 100 mg/ngày vì có thể có tác dụng phụ trên hệ thần kinh trung ương) hoặc dùng rimantadin (200 mg/ngày, chia thành 2 lần) sẽ làm giảm đáng kể tỷ lệ mắc bệnh ở những người chưa dùng vaccin có tiếp xúc với nguồn bệnh nếu bắt đầu dùng Thu*c ngay, kéo dài 10 ngày. Amantadin hoặc rimantadin cũng có thể được dùng trong vụ dịch trong khi chờ tạo được miễn dịch sau dùng vaccin.

Điều trị

Cần nghỉ ngơi tại giường, có thể dùng Thu*c giảm đau và giảm ho. Amantadin hoặc rimantadin dùng với liều giống nhau để dự phòng làm giảm đáng kể thời gian của các triệu chứng. Rimantadin hay được dùng hơn cho bệnh nhân suy thận, vấn đề kháng Thu*c trên lâm sàng còn đang gây tranh cãi. Ribavirin (1,1 g/ngày, pha loãng tới 20 mg/ml dùng theo đường khí dung cùng với oxy trong vòng 12 - 18 giờ/ngày, trong 3 - 7 ngày để điều trị cúm nặng do typ A hoặc typ B. Những Thu*c mới hơn dùng theo đường xịt mũi như zanamivir, một loại kháng neuraminidase đang được sản xuất.

Dùng kháng sinh cho trường hợp có các biến chứng nhiễm khuẩn, hay dùng acetaminophen hơn là aspirin để hạ sốt ở trẻ em.

Tiên lượng

Bệnh kéo dài 1- 7 ngày nếu không có biến chứng và tiên lượng rất tốt.

Viêm phế quản mủ, giãn phế quản gây ra bệnh phổi mạn tính và xơ hóa tồn tại suốt đời. Hầu hết Tu vong là do viêm phổi do vi khuẩn. Viêm phổi do virus cúm có tỷ lệ Tu vong cao ở những phụ nữ mang thai và những người có tiền sử thấp tim. Trong những vụ dịch gần đây, tỷ lệ Tu vong thấp trừ các trường hợp suy kiệt.

Nếu sốt kéo dài trên 4 ngày với ho có đờm và số lượng bạch cầu trên 10.000/µl nên nghi ngờ có nhiễm vi khuẩn thứ phát. Viêm phổi do phế cầu là phổ biến nhất và viêm phổi do tụ cầu là nặng nhất.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/chandoantruyennhiem/cum-virus-duong-ho-hap-thuong-gap/)

Tin cùng nội dung

  • TS. Vũ Trường Khanh, Phó trưởng khoa Tiêu Hóa, BV Bạch Mai đã đưa ra những lời khuyên hữu ích cho bệnh nhân trước và sau nội soi đại tràng.
  • Hiểu về những thực phẩm có tác động xấu tới tình trạng viêm loét đại tràng sẽ giúp chúng ta “dễ sống” hơn với căn bệnh này.
  • Đứng bên bờ sinh tử, nhiều ca bệnh bắt buộc phải phẫu thuật sớm, nhưng nghiệt ngã thay, các bác sĩ lại gặp khó khăn vì người nhà bệnh nhân thà đưa người thân về… chờ ch*t chứ không chịu mổ xẻ. Người thầy Thu*c phải làm sao?
  • Chú tôi được phẫu thuật tim ở TPHCM và từ nay về sau phải uống Thuốc chống đông máu. Bữa trước mưa lớn, nhà dột làm ướt toa Thuốc và tờ giấy ghi lời dặn của bác sĩ, mà chú thím tôi lớn tuổi nên không nhớ hết. Tôi muốn hỏi kỹ lại về Thuốc này và chế độ ăn uống, sinh hoạt của chú tôi thì phải hỏi ở đâu? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Nguyễn Văn Thành – Cai Lậy, Tiền Giang)
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Trên các mạng xã hội hiện đang lan truyền với tốc độ chóng mặt bài Thuốc “10 phút khỏi bệnh sởi” nhờ tắm lá, hạt mùi… Tuy nhiên, cả chuyên gia đông y, tây y đều khẳng định, không có cơ sở khoa học với những bài Thuốc dân gian truyền miệng này.
  • Đo hô hấp ký là xét nghiệm giúp chẩn đoán các tình trạng bệnh lý của phổi, phổ biến nhất là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Ngoài ra đo hô hấp ký được dùng để theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh lý về phổi, cũng như theo dõi đáp ứng hiệu quả điểu trị.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Bạn có thể có nguy cơ bị bệnh phổi liên quan đến công việc nếu không khí tại nơi làm việc chứa quá nhiều bụi, khói, khí gas, hơi hoặc sương mù. Việc hút Thu*c cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh phổi liên quan đến nghề nghiệp. Bài viết này cung cấp những thông tin cơ bản về các nguy cơ và cách phòng tránh.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY