Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Cứu sống trẻ viêm màng não mủ nặng biến chứng dày dính màng não

Các bác sĩ cảnh báo, hiện đang là cao điểm vào mùa của bệnh viêm màng não, cha mẹ cần hết sức lưu ý đến các dấu hiệu của trẻ để đưa con đi khám và điều trị kịp thời.
Một bé trai mắc viêm màng não mủ diễn diến bệnh phức tạp vừa được các bác sĩ khoa Nhi, BV Bạch Mai cứu sống. Các bác sĩ cảnh báo, hiện đang là cao điểm vào mùa của bệnh viêm màng não, cha mẹ cần hết sức lưu ý đến các dấu hiệu của trẻ để đưa con đi khám và điều trị kịp thời.

viêm màng não mủ nặng biến chứng dày dính màng não

BS. Phạm Văn Hưng, khoa Nhi cho biết, bé trai Đồng Quốc Việt, 8 tháng tuổi (quê Hải Hậu, Nam Định) vào khoa Nhi ngày 25/6/2015 trong tình trạng sốt 39 độ C, ho có đờm, tiêu chảy, nôn… Diễn biến bệnh 9 ngày trước đó trẻ có biểu hiện sốt, ho, tiêu chảy và được đưa đi khám tại BV huyện. Các bác sĩ chẩn đoán trẻ bị viêm phổi và đã được điều trị kháng sinh nhưng không đỡ, gia đình cho con chuyển lên BV Bạch Mai điều trị.

Theo PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng, với bệnh nhân viêm màng não mủ này, triệu chứng ban đầu cũng không rõ ràng, dễ chẩn đoán là bệnh viêm phổi. Tuy nhiên điều trị cho trẻ không đỡ, trẻ mệt mỏi, khó thở, các bác sĩ đã tiến hành chọc dịch não tủy. Kết quả dịch não tủy của trẻ như “nước dừa non”, cho thấy trẻ mắc viêm màng não mủ nặng.

“Việc chẩn đoán viêm màng não mủ ở trẻ dưới 1 tuổi này gặp nhiều khó khăn, bởi trẻ có các dấu hiệu dễ đánh “lạc hướng” sang bệnh viêm phổi. Bệnh viêm phổi cũng có thể biến chứng viêm màng não bất cứ lúc nào, do đó khi mới chớm nghĩ đến viêm màng não mủ, chúng tôi đã nhanh chóng xét nghiệm dịch não tủy để cho kết quả chính xác. Bên cạnh đó, cũng có thể do việc sử dụng kháng sinh trước đó đã làm ẩn đi các dấu hiệu của viêm màng não, khiến khó nhận biết ra bệnh…”- PGS. Dũng nói thêm.

Theo y văn, thông thường với trẻ viêm màng não được chẩn đoán sớm trong vòng 3 ngày thì có thể chữa khỏi; từ 3-7 ngày bệnh dễ để lại di chứng; nếu từ 7 ngày trở đi thì khả năng lớn trẻ sẽ bị di chứng nặng nề. Ở bệnh nhi này, phát hiện bệnh muộn sau 9 ngày, do đó, trong quá trình điều trị các bác sĩ đã phải tập trung hết sức mình để cứu chữa, cho trẻ sử dụng kháng sinh đặc biệt có thể thấm vào màng não với liều cao gấp đôi so với bình thường, truyền tĩnh mạch kéo dài…

Sau 7 tuần tích cực điều trị, tình hình bệnh nhân tiến triển tốt lên từng ngày, và hồi phục hoàn toàn có thể xuất viện. Điều đáng nói là bệnh nhân không bị bất cứ di chứng nào.

Thời điểm nắng nóng hay lúc chuyển mùa như hiện nay dễ khiến trẻ mắc viêm màng não. Đây là bệnh nặng cần được điều trị cấp cứu, nếu không có thể gây Tu vong hay để lại những di chứng như điếc, mù, động kinh, yếu liệt tay chân hoặc chậm phát triển tâm thần vận động,…

Theo PGS. Dũng, những ngày gần đây, khoa Nhi liên tục tiếp nhận nhiều bệnh nhi bị viêm màng não. Đáng chú ý là việc cha mẹ đưa con đi khám muộn, cộng thêm tình trạng sử dụng kháng sinh vô tội vạ khiến bệnh tình ngày một phức tạp hơn.

“Có đến 80-90% trẻ nhập viện đã bị cha mẹ tự ý cho dùng kháng sinh. Thậm chí có những cha mẹ khi được hỏi đã điều trị gì cho trẻ chưa thì hồn nhiên trả lời là đã tự đi mua Thu*c về điều trị và cho cháu… “uống tạm kháng sinh”. Đây là điều không thể chấp nhận được, gây nguy hiểm cho trẻ vô cùng, và là nguyên nhân khiến tình trạng kháng Thu*c ngày một trầm trọng. Không những thế, biểu hiện ban đầu của bệnh vì thế cũng bị che khuất đi hoặc có thêm những triệu chứng phức tạp khó nhận biết, gây khó khăn cho điều trị, dễ chẩn đoán nhầm sang bệnh lý khác”- PGS. Dũng không khỏi bức xúc trước việc cha mẹ tự ý dùng kháng sinh cho con.

Theo các bác sĩ, để phát hiện trẻ mắc viêm màng não, đặc biệt ở trẻ sơ sinh, cha mẹ cần để ý các dấu hiệu sốt, chán ăn, bú kém, rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy hoặc nôn, ho, chảy nước mũi… Biểu hiện này rất khó phân biệt với bệnh lý khác, do đó cần theo dõi sát sao và cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được khám, làm các xét nghiệm chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời. Tuyệt đối không tự ý sử dụng Thu*c nếu không được thầy Thu*c chỉ định hoặc cho trẻ uống các loại Thu*c lá theo mách bảo hoặc chậm trễ đưa trẻ đến BV có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ và làm tăng nguy cơ để lại nhiều di chứng thần kinh do điều trị muộn.

- Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân: thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, súc miệng, họng bằng các dung dịch sát khuẩn mũi họng thông thường.

- Thực hiện tốt vệ sinh nơi ở, thông thoáng nơi ở, nơi làm việc.

- Chủ động tiêm phòng vắc xin phòng bệnh cho trẻ tại các cơ sở tiêm chủng dịch vụ.

- Khi có biểu hiện sốt cao, đau đầu, buồn nôn và nôn, cổ cứng, cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-cuu-song-tre-viem-mang-nao-mu-nang-bien-chung-day-dinh-mang-nao-16003.html)

Tin cùng nội dung

  • Chào Mangyte, Bố em có các triệu chứng như ho lâu không khỏi, khó thở, thường xuyên khạc đờm vào buổi sáng... Em thấy có thông tin BV Bạch Mai có khám và tư vấn miễn phí cho những người bị ho lâu khônhg khỏi nhưng không rõ cụ thể như thế nào. Kính mong Mangyte tư vấn thêm cho em một số thông tin. Trân trọng. (Nông Hoàng Chiến - Nam Định)
  • Tiêu chảy trẻ em còn gọi là chứng rối loạn tiêu hóa, thực tích, tích trệ trẻ em. Bệnh có thể gặp ở thể cấp tính hay thể mạn tính.
  • Trẻ sơ sinh là những sinh linh bé bỏng đáng yêu nhưng cũng là những đối tượng bí ẩn của khoa học. 5 thử nghiệm dưới đây được xem là độc đáo và thú vị lần đầu tiên được thực hiện ở nhóm đối tượng này.
  • Viêm màng não (Meningitis) là tình trạng viêm của màng mềm và dịch não tủy khoang dưới nhện. Viêm có thể do các nguyên nhân nhiễm trùng như virus, vi khuẩn, vi sinh vật khác, hoặc do các nguyên nhân không nhiễm trùng.
  • Viêm phổi thường gây ra bởi vi khuẩn hoặc virus. Cũng có thể do nấm hoặc những hóa chất hít vào phổi.
  • Ebola là gì? Các triệu chứng thường gặp? Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh Ebola? Hướng dẫn xét nghiệm và chẩn đoán nhiễm virus Ebola.
  • Siêu âm tim là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh dùng sóng siêu âm để khảo sát cấu trúc, hình thái và chức năng của tim.
  • Nếu bạn hoặc một thành viên gia đình đã được chẩn đoán bệnh sa sút trí tuệ, điều quan trọng là bắt đầu lập kế hoạch cho tương lai. Hãy bàn bạc các vấn đề dưới đây với gia đình.
  • Dây rốn và bánh nhau thường bị bỏ đi sau khi em bé ra đời. Tuy nhiên, một số cha mẹ quyết định trữ máu cuống rốn vì việc này có thể giúp ích khi trẻ bị bênh hiểm nghèo trong tương lai.
  • Chẩn đoán tiền sản là một số xét nghiệm giúp cho bác sĩ biết trước khi sinh thai của bạn có bị một số bệnh lý hay không (thường gặp là hội chứng Down). Chẩn đoán tiền sản gồm chọc ối và sinh thiết gai nhau giúp phát hiện ra những rối loạn di truyền trước sinh.