Vận động trị liệu hôm nay

Khoa có nhiệm vụ nghiên cứu và áp dụng mọi biện pháp y học, tâm lý học, kỹ thuật phục hồi kết hợp với giáo dục, xã hội,... nhằm làm cho người tàn tật có thể thực hiện được tối đa những chức năng đã bị giảm hoặc mất đi do khiếm khuyết và suy giảm khả năng, do hậu chứng sau những bệnh lý như tai biến mạch máu não, tổn thương tủy sống, bệnh lý về cơ, viêm dây thần kinh tọa… Các bệnh trạng thường gặp tại khoa Vận động trị liệu như: tai biến mạch máu não, tổn thương tủy sống, bệnh lý về cơ, viêm dây thần kinh tọa…

Đa số trẻ em Việt Nam trong độ tuổi học đường ít vận động thể lực

Đây là một trong những nội dung nằm trong nghiên cứu độc lập của Viện Dinh Dưỡng vừa công bố. Nghiên cứu này nhằm đánh giá chính xác thực trạng dinh dưỡng của học sinh ở các độ tuổi khác nhau, từ đó tìm ra những nguyên nhân và giải pháp cho các vấn đề đề liên quan như thừa cân béo phì (TCBP) và suy dinh dưỡng.

Tỷ lệ thừa cân béo phì giảm dần theo độ tuổi của học sinh

Theo PGS.TS Trương Tuyết Mai, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia: “Viện Dinh dưỡng thực hiện nghiên cứu này với mục tiêu nhằm thấy được bức tranh và xu hướng về tình trạng dinh dưỡng của học sinh, từ đó đề xuất những giải pháp thích hợp cho giai đoạn tới nhằm cải thiện yếu tố nguy cơ và tình trạng dinh dưỡng cho học sinh; nâng cao tầm vóc, trí tuệ và sức khỏe người Việt Nam, đáp ứng nguồn lực chất lượng cao trong công cuộc xây dựng phát triển đất nước.”

Kết quả nghiên cứu các nhóm chuyên gia cho thấy, tỷ lệ thừa cân béo phì giảm dần theo độ tuổi của học sinh và có khác biệt lớn giữa các khu vực.

Nhóm TCBP có xu hướng tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu chất đạm trong khi đó nhóm không TCBP lại có xu hướng tiêu thụ các loại đồ uống có đường sản xuất công nghiệp và các thực phẩm có đường.

Học sinh TCBP có xu hướng sử dụng tất cả các nhóm lương thực, thực phẩm ở mức cao hơn so với nhóm học sinh không TCBP;

Điều đáng chú ý, nghiên cứu cho thấy nhóm không TCBP lại có xu hướng tiêu thụ các loại đồ uống có đường sản xuất công nghiệp và các thực phẩm có đường nhiều hơn so với nhóm TCBP.

Ngược lại, nhóm TCBP lại có tần suất tiêu thụ các loại đồ uống đường phố cao hơn so với nhóm không TCBP. Theo nghiên cứu, tần suất sử dụng đồ uống có đường trên đường phố là một yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh TCBP của học sinh trung học phổ thông lên 1.4 lần.


Đa số trẻ em Việt Nam ở lứa tuổi học đường lười vận động (ảnh minh họa)

Tại hội thảo, PGS.TS Trần Thúy Nga, Chuyên gia nghiên cứu Viện Dinh dưỡng Quốc gia, chủ nhiệm đề tài nghiên cứu đã đưa ra một số khuyến nghị: “Cần định hướng các chương trình can thiệp phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ em ở vùng nông thông và phòng chống TCBP ở khu vực thành thị, tăng cường truyền thông giáo dục tại nhà trường về chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng cân đối, hợp lý. Bên cạnh đó, gia đình, nhà trường và các ban ngành cần tạo điều kiện cho trẻ bữa ăn lành mạnh, cân đối, tạo sân chơi để trẻ vận động, chơi thể thao, đảm bảo giấc ngủ hàng ngày cho trẻ.”

Được biết, nghiên cứu được tiến hành trong 12 tháng trên 5.028 học sinh từ 7 đến 17 tuổi tại 75 trường học tại thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Thái Nguyên, tỉnh Nghệ An và tỉnh Sóc Trăng.

Đa số trẻ em Việt Nam ở độ tuổi học đường ít có thói quen vận động thể lực

Theo kết quả nghiên cứu, nhìn chung đa số trẻ em Việt Nam ở độ tuổi học đường đều có thói quen ít hoạt động thể lực. Hoạt động thể lực kém còn thể hiện qua thời gian tĩnh trong ngày với 84,6% và 85,1% trẻ có thời gian tĩnh trên 2 giờ trong một ngày, bao gồm cả ngày thường và ngày nghỉ. Cũng theo nghiên cứu, thời gian ngồi màn hình, bao gồm cả màn hình máy tính, ti vi, điện thoại,... có xu hướng tăng dần theo cấp học và ngày nghỉ thì nhiều hơn ngày thường. Khi phân tích kết quả nghiên cứu theo mô hình hồi quy logistic, nghiên cứu nhận thấy có mối liên quan dương tính giữa thời gian ngồi màn hình ngày nghỉ và nguy cơ TCBP ở học sinh tiểu học và THCS.

Khảo sát tần suất và thói quen tiêu thụ thực phẩm của học sinh cho thấy những loại thực phẩm được học sinh phổ thông ở cả thành thị và nông thôn sử dụng nhiều nhất là ngũ cốc-tinh bột, rau củ quả, chất đạm, chất béo, sữa và các sản phẩm từ sữa. Tiếp theo đó là các loại thực phẩm có chứa đường như bánh, kẹo, kem, … và nhóm cuối cùng là các loại đồ uống có đường khác nhau như đồ uống có đường trên đường phố (là những đồ uống được chế biến và phục vụ tại chỗ trên đường phố như nước mía, nước đá bào siro, trà sữa,...), đồ uống sản xuất trên dây chuyền công nghiệp (như cacao, thức uống lúa mạch đóng chai, lon,…) và các loại nước ngọt đóng chai, lon (như nước ngọt có ga, không có ga, các loại trà, cà phê đóng chai, nước tăng lực,..). Đáng lưu ý là tỷ lệ học sinh tiêu thụ các loại thực phẩm có đường (như bánh, kẹo, kem,…) trên ba lần một tuần khá cao (51,1% ở thành thị và 56,4% ở nông thôn).

H.N

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/vien-dinh-duong-cong-bo-nghien-cuu-moi-ve-ty-le-dunh-duong-cua-hoc-sinh-viet-nam-n159900.html)
Từ khóa: béo phì

Tin cùng nội dung

  • Ung thư và quá trình điều trị của căn bệnh này đôi khi có thể khiến người bệnh khó nuốt. Lời khuyên nào sẽ hữu ích giúp cải thiện tình trạng khó nuốt cho trẻ
  • Xạ trị vào bụng, ngực, não, hoặc xương chậu có thể gây ra buồn nôn kéo dài trong vài giờ. Buồn nôn và nôn có thể đi từ nhiều nguyên nhân khác nữa.
  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Bạn có ít thời gian? Bạn không thích tập thể dục? Bạn quá mệt mỏi để tập sau khi làm việc? Bài tập luyện thể lực 10 phút là những gì bạn cần.
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY