Bệnh học nhi khoa hôm nay

Đặc điểm da cơ xương trẻ em

Trong những tháng đầu sau đẻ, trẻ có hiện tượng tăng trương lực cơ S*nh l*, trong đó trương lực của các cơ co tăng hơn các cơ duỗi. Do vây, trẻ thường nằm trong tư thế chân co, tay co, bàn tay nắm chặt

Đặc điểm da trẻ em

Đặc điểm cấu tạo

Sau đẻ, trên da trẻ em có một lớp chất gây màu trắng xám. Lớp chất gây này có tác dụng bảo vê da, nuôi dưỡng da, giữ nhiệt cho cơ thể và có chức năng miễn dịch. Do đó, chỉ nên lau sạch chất gây sau 48 giờ để tránh hăm đỏ tại các nếp gấp.

Da trẻ em mỏng, mềm mại, có nhiều nước, nhiều mao mạch, sờ vào mịn như nhung; các sợi cơ và sợi đàn hổi phát triển kém; tuyến mổ hôi trong 3 - 4 tháng đầu tuy đã phát triển nhưng chưa hoạt động.

Lớp mỡ dưới da được hình thành từ thấng thứ 7 - 8 trong thời kỳ bào thai, vì vậy, trẻ đẻ non sẽ cố lớp mỡ dưới da mỏng. Bề dày lớp mỡ dưới da bụng của trẻ từ 3 - 6 thấng là 6 - 7 mm; trẻ 1 tuổi là 10 - 12 mm; trẻ 7 - 10 tuổi là 7 mm; trẻ 11 - 15 tuổi là 8mm.

Thành phần lớp mỡ dưới da của trẻ em cố tương đối nhiều acid béo no (acid panmatic, acid stearic) và ít acid béo không no (acid oleic) so với người lớn. Do vậy, khi bị lạnh trẻ dễ bị cứng bì.

Diên tích da của trẻ càng nhỏ thì càng tương đối rộng hơn so với người lớn.

Tóc trẻ em mềm mại vì chưa có lõi tóc; có thể râm, thưa và màu có thể đen hoặc hơi vàng.

Đặc điểm S*nh l*

Chức năng bảo vệ: Da của trẻ càng nhỏ thì càng mỏng, do đố càng dễ bị tổn thương, bị xây xất và bị nhiễm khuẩn. Khi bị nhiễm trùng, tổn thương thường lan toả và lan toả nhanh.

Chức năng bài tiết: Trẻ nhỏ tuy không tiết mổ hôi, nhưng dễ bị mất nước qua da do da có nhiều nước và diên tích da rộng.

Chức năng điều nhiệt: Trẻ nhỏ tuyến mổ hôi chưa hoạt động, da mỏn g, diên tích da rộng do vây ít tham gia vào cơ chế điều hoà nhiêt. Trẻ dễ bị mất nhiêt khi gặp lạnh và dễ bị nóng lên khi ở trong môi trường quá nóng.

Chức năng chuyển hoá: Da tham gia vào chức năng chuyển hoá nước và tạo vitamin D. Dưới tác dụng của ti a cực tím có trong ánh nắng mặt trời, chất tiền vitamin D ở dưới da sẽ chuyển thành vitamin D. Đây là nguổn cung cấp chính cho trẻ em về vitamin D.

Đặc điểm cơ trẻ em

Đặc điểm cấu tạo

Trẻ mới đẻ, hệ cơ chỉ chiếm 23% trọng lượng cơ thể. Hệ cơ của trẻ phát triển dần và đạt 42% trọng lượng cơ thể vào tuổi trưởng thành.

Sợi cơ của trẻ mảnh, ngắn, có nhiều nhân, nhiều nước; có ít chất đạm và mỡ. Do vây, khi mắc bệnh tiêu chảy trẻ dễ bị mất nước nặng và sụt cân nhanh.

Đặc điểm S*nh l*

Trong những tháng đầu sau đẻ, trẻ có hiện tượng tăng trương lực cơ S*nh l*, trong đó trương lực của các cơ co tăng hơn các cơ duỗi. Do vây, trẻ thường nằm trong tư thế chân co, tay co, bàn tay nắm chặt.

Cơ của trẻ phát triển không đổng đều: Các cơ lớn như cơ mông, cơ đùi, cơ cánh tay, cơ vai phát triển trước; các cơ nhỏ như cơ bàn tay, cơ ngón tay phát triển muộn hơn. Do vây, không nên bắt trẻ tự xúc cơm ăn và tâp viết quá sớm (vì các cơ nhỏ phát triển muộn) và không nên bắt trẻ lao động quá sức. Mặt khác, cần hướng dẫn cho trẻ luyện tâp thể dục thể thao để cơ phát triển tốt.

Đặc điểm xương trẻ em

Đặc điểm cấu tạo

Xương của trẻ mới đẻ phát triển kém, hầu hết là sụn. Xương trẻ em không ngừng phát triển trong suốt thời kỳ tuổi trẻ và chỉ kết thúc vào tu ổi 25.

Điểm cốt hoá là nơi bắt đầu hình thành tổ chức xương. Điểm cốt hoá thường bắt đầu xuất hiện ở giữa các xương ngắn hoặc ở đầu các xương dài và không đổng thời cùng lúc ở các xương khác nhau. Do vây, dựa vào sự xuất hiện điểm cốt hoá của các xương bàn tay, cổ tay... có thể xác định được tuổi của trẻ (bảng 4).

Đặc điểm một số xương

Xương sọ:

Xương sọ của trẻ em tương đối to hơn so với người lớn. Xương sọ phát triển nhanh trong những năm đầu, nhất là khi còn thóp.

Trên xương sọ của trẻ có 2 thóp là thóp trước và thóp sau. Thóp sau nhỏ, hình tam giác, thường đã kín khi trẻ ra đời; chỉ có khoảng 25% số trẻ đẻ ra là còn thóp sau và nó sẽ kín trong quí đầu sau đẻ. Thóp trước rộng, hình thoi, thường kín khi trẻ được 12-18 tháng tuổi. Nếu thóp trước kín trước 6 - 8 tháng tuổi là dấu hiệu không tốt nên đưa trẻ đi khám kiểm tra; kín trước 3 -4 tháng tuổi là dấu hiệu xấu, báo hiệu nguy cơ bị nhỏ đầu (microcephalia). Trong trường hợp này không nên cho trẻ dùng vitamin D, đôi khi phải cưa khớp chẩm để tạo điều kiện cho não phát triển. Như vây, thóp trước kín quá sớm là một dấu hiệu không phải là tốt — trái với quan niệm của nhiều bâc cha mẹ cho rằng “thóp liền sớm là trẻ khỏe”. Ngược lại, trong trường hợp còi xương, thóp trước thường kín muộn.

Xương sống:

Trẻ mới đẻ, cột sống thẳng; 5 - 6 tháng tuổi, khi trẻ biết ngẩng đầu, cột sống cong về phía trước (đoạn cổ); khi biết ngồi, cột sống cong về phía sau (đoạn ngực); khi trẻ biết đi lại thì cột sống lại thêm một đoạn cong về phía trước ở vùng thắt lưng.

Để trẻ ngồi sớm, ngồi học ở bàn ghế không phù hợp với lứa tuổi, ngồi lâu không đúng tư thế dễ dẫn đến gù vẹo cột sống.

Xương chi:

Trẻ sơ sinh có xương tay và chân ngắn, chỉ bằng 1/3 chiều dài cơ thể. Trong thời kỳ tuổi trẻ, xương chân và tay phát triển rất nhanh, đến tuổi trưởng thành xương chân dài bằng 50%, xương tay bằng 40% chiều dài cơ thể.

Trẻ sơ sinh có chân hơi cong và sẽ hết khi trẻ được 1 - 2 tháng tuổi.

Xương châu:

Xương châu gồm hai xương cánh châu, xương cùng và xương cụt.

Dưới 6 tuổi, khung châu của trẻ trai và gái như nhau.

Sau 7 - 8 tuổi, khung châu của trẻ gái phát triển mạnh hơn của trẻ trai.

Bảng: Thời điểm xuất hiện điểm cốt hoá xương bàn tay trẻ em

Stt

Tên xương

Thời điểm xuất hiện điểm cốt hoá

1

Xương thuyền

5 tuổi

2

Xương nguyệt

4 tuỏi

3

Xương tháp

3 tuổi

4

Xương đâu

10 tuổi

5

Xương thang

6 tuổi

6

Xương thê

7 tuổi

7

Xướng cả

3-6 tháng

8

Xương móc

3-6 tháng

9

Xương cổ tay

1 tuổi

10

Xương bàn - ngón tay

1 - 2 tuổi

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/benhhocnhi/dac-diem-da-co-xuong-tre-em/)

Tin cùng nội dung

  • Nếu bạn cũng giống như hầu hết các phụ nữ khác, cơn đau trong lúc chuyển dạ và sinh nở sẽ là một trong những điều làm bạn lo lắng khi dự định có con. Điều này cũng dễ hiểu, bởi vì hầu hết phụ nữ đều bị đau khi sinh.
  • Chuyển dạ là quá trình giúp tống thai và nhau ra khỏi tử cung và bắt đầu một cuộc sống mới bên ngoài tử cung của bé. Đôi khi, chuyển dạ không tự khởi phát được, trong trường hợp này các bác sĩ phải sử dụng Thu*c giúp khởi động quá trình chuyển dạ để người mẹ có thể sinh ngả *m đ*o. Quá trình này được gọi là “khởi phát chuyển dạ” hay còn gọi là giục sanh.
  • Sau phẫu thuật, trẻ thường gặp vấn đề với các cơn đau nhưng thật may là có nhiều phương pháp để làm dịu các cơn đau này. Vậy phương pháp nào là hiệu quả, tốt nhất cho trẻ
  • Làm thế nào để bé có thể chuẩn bị được tin thần, và sẵn sàng cho việc phải thực hiện thủ thuật y khoa
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY