Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Đảm bảo tiêm chủng cho trẻ em trong thời điểm Đại dịch COVID-19

Nếu chương trình tiêm chủng tiếp tục gián đoạn, những căn bệnh có thể phòng ngừa bằng vắc-xin này có thể quay trở lại và bùng phát thành dịch bệnh trong tương lai.

Khi mọi sự chú ý tại Việt Nam và trên thế giới đang đổ dồn vào đại dịch COVID-19, WHO và UNICEF kêu gọi các nhà chức trách y tế từ cấp trung ương đến địa phương, gia đình và cộng đồng, cũng như các đối tác phát triển và khu vực tư nhân đẩy mạnh nỗ lực đảm bảo tiêm chủng thiết yếu cho trẻ em trong thời điểm đại dịch, không chùn bước trong cuộc chiến chống các bệnh có thể phòng ngừa bằng vắc-xin. Nếu chương trình tiêm chủng tiếp tục gián đoạn, những căn bệnh có thể phòng ngừa bằng vắc-xin này có thể quay trở lại và bùng phát thành dịch bệnh trong tương lai.

Đại dịch COVID-19 đang khiến các hệ thống y tế căng mình ứng phó và gây gián đoạn chương trình tiêm chủng ở nhiều nơi. Bởi lẽ, đội ngũ nhân viên y tế được điều chuyển lên tuyến đầu phòng, chống dịch và yêu cầu hạn chế cung cấp những dịch vụ thường quy đòi hỏi tiếp xúc trực tiếp với người khỏe mạnh. Một số cha mẹ chủ động tránh đưa con đến các cơ sở y tế do lo sợ lây virus gây bệnh COVID-19 cho bản thân và các bé. Việc bỏ lỡ các cột mốc quan trọng trong lịch tiêm phòng ở thời điểm mấu chốt này có thể đe dọa đến sức khỏe của trẻ em. Theo dữ liệu thu thập trên phạm vi toàn cầu, hơn 117 triệu trẻ em có nguy cơ bỏ lỡ tiêm phòng sởi do đại dịch COVID-19. Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ khi tỷ lệ tiêm chủng đã bắt đầu sụt giảm và các ca mắc sởi, ho gà xuất hiện trong Quý 1 năm 2020.

Khoa học đã minh chứng hiệu quả của vắc-xin. Đây là công cụ an toàn, hiệu quả, cứu trẻ em khỏi một số căn bệnh ch*t người. Bên cạnh đó, tiêm chủng có thể bảo vệ an toàn cho người chưa thành niên, người trưởng thành, người cao tuổi cũng như toàn cộng đồng. Trong bối cảnh Việt Nam nỗ lực cải thiện dịch vụ tiêm chủng trên toàn quốc, Bộ Y tế đã và đang xây dựng cơ sở bằng chứng khoa học nhằm tạo lòng tin, kích cầu tiêm chủng trong cộng đồng và chống các thông tin sai lệch phát tán trên mạng.

WHO và UNICEF cam kết sẽ tiếp tục cung cấp thông tin xác thực về vắc-xin cho các nhà chức trách y tế, người dân nói chung và cha mẹ nói riêng, giúp mọi người có thể đưa ra quyết định thông thái; khuyến khích các dịch vụ y tế chủ động tiếp cận kết hợp cung ứng các can thiệp y tế thiết yếu khác và cha mẹ ưu tiên đảm bảo tiêm chủng bảo vệ trẻ em.

Đã đến lúc chúng ta lập kế hoạch khôi phục hoạt động của chương trình tiêm chủng, đồng thời đảm bảo giãn cách xã hội và an toàn cho đội ngũ nhân viên y tế và cộng đồng; phối kết hợp tổ chức tiêm bù cho trẻ nào đã bỏ lỡ tiêm chủng thiết yếu trong những tháng vừa qua. Theo kinh nghiệm đúc rút từ các khủng hoảng trước, khi tiếp cận gia đình để tiêm chủng cho trẻ, nhân viên y tế cần tận dụng cơ hội vàng này kết hợp thực hiện các can thiệp y tế trọng yếu khác. UNICEF và WHO sẵn sàng tiếp tục hỗ trợ Chính phủ Việt Nam trong công tác này.

Đại dịch COVID-19 đã cho thấy những hiểm họa mà cộng đồng phải đối mặt khi không có “tấm khiên” tiêm chủng để bảo vệ chúng ta khỏi một bệnh dịch truyền nhiễm nào đó. Để chuẩn bị ứng phó tốt hơn với các dịch bệnh có thể bùng phát trong tương lai, điều chúng ta cần làm là tiếp thu bài học kinh nghiệm trong quá khứ và hiện tại, đồng thời phải xây dựng ngay các chiến lược phù hợp cùng cam kết chính trị và tài chính để đảm bảo duy trì các dịch vụ tiêm chủng hiện có và dịch vụ trong tương lai. Hãy chung tay đảm bảo tiêm chủng đầy đủ các loại vắc-xin sẵn có vì tính mạng của tất cả mọi người.

Xuân Thủy

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/dam-bao-tiem-chung-cho-tre-em-trong-thoi-diem-dai-dich-covid-19-n173031.html)

Tin cùng nội dung

  • Dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi quy định rõ về xử lý những người hành nghề trái phép và Ph* thai cho trẻ vị thành niên.
  • Không dùng dung dịch lidocain 2% để điều trị đau miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị đau răng… vì có thể gây ra tác hại nghiêm trọng, kể cả Tu vong. Đó là thông tin cảnh báo về an toàn dùng Thu*c mà FDA vừa đưa ra.
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thuốc khánh sinh cho trẻ làm sao để sử dụng an toàn và hiệu quả, những điều cần lưu ý khi dùng kháng sinh cho trẻ? Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu cần...
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY