Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Danh sách 51 đơn vị được xét nghiệm khẳng định COVID-19

Theo các chuyên gia, hiện nay trên thế giới đang triển khai song song 2 phương pháp xét nghiệm xác định người dương tính với SARS-CoV-2 là xét nghiệm tìm gen virus (phương pháp PCR) và xét nghiệm kháng thể (thường sử dụng để xét nghiệm nhanh).

Phương pháp PCR có độ chính xác cao vì phát hiện trực tiếp gen của virus, nên tại thời điểm dương tính thì bệnh nhân chắc chắn đang có virus SARS-CoV-2 trong người. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi các khâu chuyên môn hóa cao, cần có chuyên gia thực hiện với nhiều máy móc phức tạp, thời gian cho kết quả lâu (vài giờ).

Trong khi đó, phương pháp xét nghiệm nhanh tìm kháng thể có thời gian ngắn, vận hành đơn giản, người làm xét nghiệm không cần thiết phải được đào tạo chuyên biệt, không cần thiết bị đặc biệt kèm theo. Tuy nhiên, phương pháp này có độ nhạy, độ đặc hiệu thấp hơn nhiều so với phương pháp PCR, dễ nhầm và bỏ sót.
Vì vậy, phương pháp PCR thường được dùng để khẳng định lại kết quả xét nghiệm nhanh.

Trong công tác phòng, chống dịch bệnh, phối hợp cả 2 phương pháp xét nghiệm phát hiện gen (PCR) và xét nghiệm tìm kháng thể (xét nghiệm nhanh) sẽ giúp kiểm soát dịch bệnh nhanh, giảm tải áp lực y tế và tập trung nguồn lực vào điều trị những ca thực sự mắc SARS-CoV-2.

xét nghiệm khẳng định COVID-19 bao gồm:

Miền Bắc

1. Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương

2. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. Hà Nội

3. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Giang

4. Trung tâm Y tế dự phòng Hải Phòng

5. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh

6. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Yên Bái

7. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Lào Cai

8. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Phú Thọ

9. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hải Dương

10. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hòa Bình

11. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Tĩnh

12. Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương

13. Bệnh viện Nhi Trung ương

14. Bệnh viện Bạch Mai

15. Bệnh viện Phổi Trung ương

16. Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên

17. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ

18. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình

19. Bệnh viện Medlatec

20. Bệnh viện Đa khoa Đức Giang

21. Bệnh viện 108

22. Viện Y học dự phòng Quân đội

23. Trung tâm chẩn đoán Thú y Trung ương

24. Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga

Miền Trung

25. Viện Pasteur Nha Trang

26. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đà Nẵng

27. Bệnh viện Trung ương Huế

28. Chi Cục Thú Y vùng 3

Tây Nguyên

29. Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên

Miền Nam

30. Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh

31. Trường Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh

32. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Cần Thơ

33. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Kiên Giang

34. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai

35. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Tây Ninh

36. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Lâm Đồng

37. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. Hồ Chí Minh

38. Trung tâm Y tế dự phòng Hậu Giang

39. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bạc Liêu

40. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cà Mau

41. Trung tâm Y tế Phú Quốc

42. Bệnh viện Chợ Rẫy

43. Bệnh viện Thống Nhất TP.HCM

44. Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh

45. Bệnh viện Nhi Đồng 1

46. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đồng Nai

47. Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai

48. Bệnh viện Nhi đồng TP. Hồ Chí Minh

49. Bệnh viện FV– TP. Hồ Chí Minh

50. Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang

51. Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu

Thiếu nữ 17 tuổi bị u quái buồng trứng: Dấu hiệu nhận biết căn bệnh nguy hiểm

Các bác sĩ Khoa Ngoại Tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp (Hà Nội) vừa phẫu thuật thành công khối u nang buồng trứng nặng gần 2kg, kích thước lớn 35cm x 25cm, đã đè đẩy các tạng trong ổ bụng, co kéo dính tổ chức và cơ quan lân cận cho cô gái Nguyễn.T.M.N (17 tuổi).

Bé trai 4 tuổi viêm não vì nhiễm giun sán từ 'thú cưng'

Bé trai N.D.Đ được đưa đến bệnh viện trong tình trạng sốt cao, nôn nhiều và đau đầu vùng trán đỉnh. Qua thăm khám, các bác sĩ đánh giá trẻ có Hội chứng não – màng não. Kết quả xét nghiệm cho thấy tình trạng tăng bạch cầu ái toan, dương tính với giun đũa chó mèo (Toxocara) và sán lá gan lớn (Fasciola).

Phi công người Anh tình trạng nguy kịch, 2 ca nặng vẫn đang thở máy

Thông tin từ Tiểu ban Điều trị- Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết, bệnh nhân 91 là nam phi công người Anh vẫn trong tình trạng nguy kịch. 2 bệnh nhân nặng còn lại là BN19 và BN161 thở máy qua mở khí quản, diễn tiến sức khỏe có khả quan hơn.

17 ngày không ca mắc mới trong cộng đồng, Việt Nam còn bao nhiêu người đang cách ly y tế?

Báo cáo mới nhất của Bộ Y tế ngày 3/5 cho biết, tính đến thời điểm này Việt Nam đã có 17 ngày không ghi nhận ca mắc mới COVID-19 trong cộng đồng. Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang cách ly tập trung để giám sát y tế là 30.530 người.

Quảng An

Mạng Y Tế
Nguồn: Tiền phong (https://www.tienphong.vn/suc-khoe/danh-sach-51-don-vi-duoc-xet-nghiem-khang-dinh-covid19-1652249.tpo)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Ebola là gì? Các triệu chứng thường gặp? Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh Ebola? Hướng dẫn xét nghiệm và chẩn đoán nhiễm virus Ebola.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY