Tiêu hóa - Gan mật hôm nay

Là một chuyên khoa thuộc khối lâm sàng, giữ chức năng khám chữa tổng hợp các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa và các cơ quan phụ trợ tiêu hoá. Chuyên khoa Tiêu hóa - Gan mật bao gồm 2 chuyên khoa nhỏ là Nội Tiêu hóa - Gan mật và Ngoại Tiêu hóa - gan mật

Đau cuống bao tử: Nguyên nhân, Biểu hiện và Điều trị

Đau cuống bao tử: Nguyên nhân, Biểu hiện và Điều trị

đau cuống bao tử là một trong những bệnh về đường tiêu hóa xảy ra phổ biến. mức độ nguy hiểm của bệnh tương đương với viêm loét dạ dày. vì là nơi tiêu hóa thức ăn để đưa các chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể nên khi cuống bao tử gặp vấn đề hoặc bị đau, chức năng tiêu hóa bị sẽ bị suy giảm, toàn bộ cơ quan khác trong cơ thể bị ảnh hưởng.

Đau cuống bao tử là gì?

Cuống bao tử được xác định là đoạn đầu của bao tử, nằm dưới vùng thượng vị ngay sát tâm môn và khá ngắn. đây là nơi tiếp nhận nước và thức ăn được dung nạp vào cơ thể từ thực quản, sau đó đưa vào dạ dày. cuối cùng co bóp để trộn đều thức ăn, đồ uống cùng với dịch vị tiêu hóa dạ dày.

Đau cuống bao tử thể hiện cho tình trạng cuống bao tử bị viêm và bị tổn thương do sự tác động của các tác nhân gây hại tồn tại bên trong cơ thể. từ đó hình thành nên những cơn đau dữ dội hoặc âm ỉ kéo dài khiến bệnh nhân thường xuyên có cảm giác khó chịu. đồng thời làm ảnh hưởng đến sức khỏe, các hoạt động sinh hoạt thường ngày và chất lượng đời sống.

Do cuống bao tử là nơi tiêu hóa thức ăn để đưa các chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể nên khi bị tổn thương và đau đớn, chức năng tiêu hóa của cơ quan này sẽ bị suy giảm. ngoài ra nếu không sớm thăm khám, chẩn đoán và áp dụng các phương pháp điều trị thích hợp, toàn bộ cơ quan trong cơ thể sẽ bị ảnh hưởng.

Nguyên nhân gây đau cuống bao tử

Theo các chuyên khoa, đau cuống bao tử xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau. Bao gồm:

    Nhiễm vi khuẩn Hp

Nhiễm vi khuẩn hp là nguyên nhân phổ biến nhất  khiến tình trạng đau cuống bao tử hình thành và nhanh chóng tiến triển theo chiều hướng xấu. vi khuẩn hp có thể xâm nhập vào cơ thể thông qua đường ăn uống khi bệnh nhân sử dụng các loại thực phẩm bẩn hoặc bị ôi thiu.

Ngoài ra vi khuẩn Hp cũng có khả năng lây truyền từ người nhiễm khuẩn sang người khỏe mạnh khi ăn uống hoặc sử dụng chung vật dụng cá nhân.

Vi khuẩn Hp sau khi xâm nhập vào dạ dày sẽ tác động đến lớp niêm mạc và phá hủy lượng chất nhầy tồn tại ở vị trí này. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi để dịch vị dạ dày ăn mòn lớp niêm mạc dẫn đến viêm nhiễm, hình thành ổ viêm kèm theo cảm giác đau nhói.

    Hút Thu*c lá và lạm dụng rượu bia

Hút Thu*c lá và lạm dụng rượu bia không chỉ làm suy giảm chức năng gan, thận mà còn khiến cuống bao tử và dạ dày bị tổn thương, đồng thời gây ra nhiều bệnh lý nghiêm trọng. điều này xuất hiện là do chất nicotin và nồng độ cồn có khả năng kích thích niêm mạc dạ dày, tăng tiết dịch vị, gây viêm loét và đau nhói.

    Thói quen sinh hoạt thiếu khoa học

Các thói quen sinh hoạt thiếu khoa học như sử dụng thực phẩm tái sống, ăn uống không đảm bảo vệ sinh, để bụng quá đói hoặc ăn quá no, thường xuyên bỏ bữa, ăn trước khi đi ngủ… có khả năng làm tăng nguy cơ mắc bệnh đau cuống bao tử.

    Lạm dụng Thu*c giảm đau và Thu*c kháng sinh

Việc lạm dụng các hoạt chất có trong Thu*c giảm đau và Thu*c kháng sinh sẽ ức chế quá trình sản xuất prostaglandin (hoạt chất mang nhiệm vụ bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày. Ngoài ra việc lạm dụng Thu*c sẽ khiến cơ thể mất cân bằng chất bảo vệ và chất tấn công trong dạ dày. Hơn thế lượng acid không được trung hòa khiến lớp niêm mạc bị bào mòn dẫn đến loét và đau.

    Stress, căng thẳng kéo dài

Stress, căng thẳng kéo dài là những yếu tố có khả năng kích thích làm tăng tiết acid dịch vị trong dạ dày. đồng thời khiến dạ dày co bóp nhiều hơn, tình trạng đau cuống bao tử hình thành và phát triển.

    Nguyên nhân khác

Ngoài những nguyên nhân nêu trên tình trạng đau cuống bao tử có thể xảy ra do một số nguyên nhân ít phổ biến khác. cụ thể như nhiễm ký sinh trùng, nhiễm nấm, dạ dày bị tổn thương và xuất hiện vết loét, rối loạn chức năng dạ dày, xuất huyết dạ dày, trào ngược dịch mật…

Triệu chứng của bệnh đau cuống bao tử

Những bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa thường có triệu chứng lâm sàng giống nhau. tình trạng đau cuống bao tử và viêm loét bao tử cũng cũng có triệu chứng tương tự. tuy nhiên vị trí đau ở mỗi trường hợp sẽ khác nhau.

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và mức độ tổn thương, bệnh nhân sẽ mắc phải một hoặc nhiều triệu chứng được liệt kê dưới đây:

    Xuất huyết đường tiêu hóa (dạ dày)

Người bệnh không thể nhận biết được hiện tượng xuất huyết đường tiêu hóa đang xảy ra cho đến khi đi đại tiện ra máu. Lúc này thành dạ dày tiết một lượng máu nhỏ. Lượng máu này thoát ra và chảy vào ống tiêu hóa dẫn đến máu lẫn vào phân.

Hiện tượng xuất huyết đường tiêu hóa là dấu hiệu cho thấy người bệnh bị viêm loét thành ruột hoặc dạ dày, làm ảnh hưởng đến cuống bao tử và gây đau. ngoài đại tiện ra máu, bệnh nhân có thể nôn ra máu đỏ tươi hoặc máu đen, mất vị giác và đau bụng nghiêm trọng.

    Ợ nóng, ợ chua

Ợ nóng, ợ chua là triệu chứng thường xảy ra khi bạn bị đau cuống bao tử. Tuy nhiên triệu chứng này thường dễ bị nhầm lẫn với một số vấn đề và bệnh lý khác liên quan đường tiêu hóa. Điển hình như đau dạ dày, viêm dạ dày, viêm loét thực quản, trào ngược dạ dày thực quản.

    Đau vùng thượng vị

Cơn đau xuất hiện tại vùng thượng vị (trên rốn và dưới mũi ức), vài ngày sau phát triển và lan rộng ra sau lưng, lên ngực. Cơn đau thường xuyên tái phát và tăng mức độ nghiêm trọng khiến bệnh nhân luôn cảm thấy khó chịu.

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh lý mà cơn đau có thể xảy ra âm ỉ, cồn cào, lâm thâm, dữ dội hoặc quặn thắt. Cơn đau có thể xuất hiện vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Tuy nhiên đau nhiều hơn khi người bệnh ăn no, để bụng rỗng hoặc khi sử dụng thức uống và những loại thực phẩm có khả năng kích thích niêm mạc dạ dày.

    Buồn nôn và nôn ói

Đau cuống bao từ bắt nguồn từ việc lớp niêm mạc dạ dày bị kích thích và bị tổn thương. Điều này khiến quá trình tiết dịch vị tiêu hóa thức ăn gặp vấn đề và bị rối loạn. Từ đó gây ra cảm giác buồn nôn và nôn ói.

Trong trường hợp nôn quá nhiều và không có biện pháp xử lý phù hợp, người bị sẽ có nguy cơ cao bị mất nước, tụt huyết áp, xuất huyết tiêu hóa, rách niêm mạc…

    Chướng bụng, đầy hơi

Chướng bụng, đầy hơi là tình trạng xảy ra phổ biến khi bị đau cuống bao tử. Tình trạng này nếu thường xuyên xảy ra sẽ khiến bệnh nhân chán ăn, ăn không ngon miệng, sụt cân, cơ thể mệt mỏi, suy nhược.

Ngoài ra chức năng nghiền nát và tiêu hóa thức ăn ở dạ dày bị suy giảm còn làm gia tăng áp lực lên hệ tiêu hóa. Lâu ngày tổn thương niêm mạc và làm gia tăng mức độ đau.

Đau cuống bao tử có nguy hiểm không?

Đau cuống bao tử thường không gây nguy hiểm và có thể được kiểm soát bằng phương pháp nội khoa. tuy nhiên nếu chủ quan trong việc điều trị, bệnh sẽ làm suy giảm suy giảm chất lượng cuộc sống, gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tổng thể cũng như toàn bộ cơ quan khác trong cơ thể.

Ngoài ra nếu không sớm thăm khám và điều trị, bệnh nhân còn có nguy cơ cao bị tụt huyết áp, chảy máu tiêu hóa, rách thực quản, suy nhược cơ thể, mệt mỏi…

Chính vì thế, ngay khi nhận thấy cơn đau xuất hiện tại vùng thượng vị kèm theo các triệu chứng khác, người bệnh cần đến bệnh viện và nhờ sự giúp đỡ của nhân viên y tế.

Các phương pháp chẩn đoán đau cuống bao tử

Để chẩn đoán đau cuống bao tử, bác sĩ chuyên khoa sẽ dựa trên các biểu hiện lâm sàng và tiền bệnh sử.

Tuy nhiên bệnh không có triệu chứng đặc trưng, các biểu hiện của bệnh tương tự như những vấn đề, bệnh lý khác liên quan đến hệ tiêu hóa. do đó ngay sau khi chẩn đoán lâm sàng, bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu bạn thực hiện thêm một số xét nghiệm. phổ biến nhất là siêu âm và nội soi dày – thực quản.

Trong trường hợp bệnh nhân bị nghi ngờ đau cuống bao tử do nhiễm vi khuẩn hp, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành sinh thiết để xác định sự có mặt của chủng vi khuẩn này. mẫu thử lấy ra từ quá trình nội soi dạ dày – thực quản sẽ được đưa vào phòng xét nghiệm ngay sau đó để sớm có kết quả chẩn đoán.

Đau cuống bao tử được điều trị như thế nào?

Dựa vào những tổn thương thực thể, mức độ nghiêm trọng của bệnh lý, bác sĩ chuyên khoa sẽ xem xét và yêu câu bạn áp dụng các phương pháp điều trị thích hợp. trong đó sử dụng Thu*c là phương pháp được ưu tiên trong tất cả các trường hợp bị đau cuống bao tử.

1. Sử dụng Thu*c Tây y điều trị đau cuống bao tử

Việc sử dụng Thu*c điều trị đau cuống bao tử sẽ giúp người bệnh nhanh chóng kiểm soát cơn đau, giảm viêm và khắc phục các triệu chứng đi kèm.

Phương pháp điều trị này thích hợp với những bệnh nhân bị đau nhiều ngày, bệnh tiến triển và chuyển sang giai đoạn nặng hơn, tần suất xuất hiện cơn đau ngày càng nhiều, đau đột ngột và nghiêm trọng, cơn đau làm ảnh hưởng đến đời sống và các hoạt động sinh hoạt.

Thông thường để điều trị đau cuống bao tử, bác sĩ chuyên khoa sẽ cho bạn sử dụng riêng lẻ hoặc sử dụng kết hợp các loại Thu*c điều trị sau:

    Thu*c kháng acid: Thu*c kháng acid là nhóm Thu*c được sử dụng phổ biến trong quá trình điều trị những bệnh lý liên quan đến dạ dày. Nhóm Thu*c này có tác dụng ức chế quá trình tăng tiết dịch vị. Đồng thời trung hòa hydrochloric acid (HCl) được sản sinh trong dịch vị tiêu hóa ở dạ dày. Mylanta, Mucosta và Sucralfat là các loại Thu*c kháng acid được sử dụng phổ biến.
  • Thu*c kháng histamin H2: Thu*c kháng histamin H2 được sử dụng với mục đích bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày khỏi sự tác động của các histamin gây hại. Đồng thời phòng ngừa viêm nhiễm và giảm đau nhẹ. Một số loại Thu*c kháng histamin H2 thường được sử dụng là Pepcid AC, Subsalicylat Bismuth.
  • Thu*c giảm đau: Đối với những trường hợp nặng, cơn đau thường xuyên tái phát, đau dai dẳng hoặc đau dữ đội làm ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt, bác sĩ chuyên khoa sẽ ghi cho bạn một đơn Thu*c có chứa Thu*c giảm đau. Việc sử dụng nhóm Thu*c này sẽ giúp cơn đau nhanh chóng thuyên giảm. Đồng thời phòng ngừa cơn đau tái phát.
  • Thu*c kháng sinh: Trong trường hợp cơn đau cuống bao tử xảy ra do nhiễm vi khuẩn Hp, bệnh nhân sẽ được chỉ định sử dụng Thu*c kháng sinh ngắn hạn. Nhóm Thu*c này không có khả năng giảm đau nhưng lại có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn Hp cũng như điều trị bệnh lý nguyên nhân.
  • Thu*c chống viêm: Thu*c chống viêm sẽ được đưa vào quá trình điều trị bệnh khi cơn đau xuất hiện đồng thời với tình trạng viêm nhiễm hoặc đau do niêm mạc dạ dày bị viêm loét. Nhóm Thu*c này có tác dụng điều trị và ngăn ngừa sự lây lan của tình trạng viêm loét.

Lưu ý an toàn:

    Bệnh nhân bị đau cuống bao tử chỉ nên sử dụng Thu*c điều trị khi bác sĩ chuyên khoa yêu cầu và có hướng dẫn liều dùng. Người bệnh tuyệt đối không được tự ý mua các loại  Thu*c giảm đau, Thu*c kháng sinh hay Thu*c chống viêm để sử dụng mà không được sự tư vấn của bác sĩ. Đồng thời không tự ý thay đổi liều dùng. Bởi điều này có thể làm tăng nguy cơ mắc phải nhiều tác dụng không mong muốn.

2. Điều trị đau cuống bao tử bằng mẹo dân gian

Bên cạnh việc dùng Thu*c theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, bệnh nhân bị đau cuống bao tử có thể sử dụng một số loại thảo dược thiên nhiên để chống viêm, kháng khuẩn và giảm đau.

Tuy nhiên phương pháp chữa bệnh này chỉ phù hợp với những trường hợp nhẹ, cơn đau không xuất hiện đồng thời với vết loét, bệnh chưa làm ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể và các hoạt động sinh hoạt thường ngày.

Cách điều trị đau cuống bao tử bằng gừng tươi

Tác dụng:

    Hoạt chất oleoresin và tecpen trong gừng có khả năng kháng viêm và chống khuẩn hiệu quả

Cách 1: Sử dụng gừng ngâm dấm

Nguyên liệu:

    Gừng tươi

Cách thực hiện:

    Loại bỏ vỏ, rửa sạch và thái thành từng lát mỏng

Cách 2: Uống trà gừng, chanh tươi và mật ong

Nguyên liệu:

    1 củ gừng nhỏ

Cách thực hiện: 

    Loại bỏ vỏ, rửa sạch và thái thành từng lát mỏng

Cách điều trị đau cuống bao tử bằng lá tía tô

Tác dụng:

    Giảm đau và chống viêm

Nguyên liệu:

    Một nắm lá tía tô.

Cách thực hiện:

    Mang lá tía tô rửa sạch

Cách điều trị đau cuống bao tử bằng lá trầu không

Tác dụng:

    Cân bằng nồng độ pH bên trong dạ dày, phòng ngừa acid tấn công làm tổn thương niêm mạc dạ dày

Nguyên liệu:

    Một nắm lá trầu không.

Cách thực hiện:

    Dùng nước muối loãng rửa sạch lá trầu không, để ráo nước

Biện pháp phòng ngừa đau cuống bao tử

Để phòng ngừa tình trạng đau cuống bao tử xảy ra và phát triển theo chiều hướng xấu, bạn nên loại bỏ thói quen xấu, duy trì thói quen khoa học, đồng thời áp dụng một chế độ ăn uống lành mạnh.

1. Chế độ ăn uống lành mạnh

    Hạn chế sử dụng những loại thực phẩm có khả năng kích thích niêm mạc dạ dày và gây ra nhiều bất lợi cho hoạt động của hệ tiêu hóa. ĐiểN hình như thực phẩm cay nóng, thức ăn chứa nhiều gia vị, quá chua, quá mặn hoặc quá ngọt, đồ ăn khô cứng khó tiêu hóa, thực phẩm chiên xào nhiều dầu mỡ…

2. Duy trì thói quen sinh hoạt khoa học

    Sau khi ăn, bạn nên dành từ 30 – 60 phút để nghỉ ngơi, thư giãn, giúp quá trình tiêu hóa thức ăn của dạ dày diễn ra suôn sẻ.

Đau cuống bao tử thường không gây nguy hiểm. bên cạnh đó bệnh có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau. tuy nhiên nếu chủ quan không điều trị, người bệnh có thể mắc phải nhiều rủi ro và biến chứng nghiêm trọng. ngoài ra trường hợp nặng có thể gây xuất huyết tiêu hóa. vì thế người bệnh nên thăm khám bác sĩ ngay khi cơn đau xuất hiện.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/dau-cuong-bao-tu)

Tin cùng nội dung

  • Phần lớn những tác dụng phụ liên quan đến việc ăn uống do điều trị ung thư sẽ biến mất sau khi kết thúc quá trình điều trị. Vài lời khuyên cho một chế độ ăn uống tốt sau trị liệu ung thư.
  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Hầu như các bạn gái khi đến chu kỳ kinh nguyệt hay mắc phải chứng đau bụng kinh. Tuy nhiên không phải bạn gái nào cũng hiểu rõ nguyên nhân và cách điều trị đau bụng kinh.
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY