Y học cổ truyền hôm nay

Khoa Y học cổ truyền vận dụng chẩn trị theo các phương pháp Đông Y kết hợp với Y học hiện đại, và các phương pháp không dùng thuốc như châm cứu, điện châm, nhĩ châm, xoa bóp, bấm huyệt, giác hơi, khí công dưỡng sinh để điều trị có hiệu quả các bệnh lý về cơ xương khớp, rối loạn dẫn truyền thần kinh, di chứng tai biến mạch máu não, đau dây thần kinh... Chuyên khoa này còn triển khai mô hình nghiên cứu dược lý, thừa kế các kỹ thuật chế biến thuốc cổ truyền, nghiên cứu bào chế thuốc theo khoa học,nghiên cứu tế bào, nuôi cấy, thử nghiệm tế bào gốc. Các bệnh lý phổ biến thường được tìm đến khoa Y học cổ truyền như: viêm đa khớp dạng thấp, viêm phế quản mạn tính, liệt cơ mặt, trĩ, Parkinson, rối loạn kinh nguyệt,...

Đậu đen - Thuốc tốt cho chị em Y học cổ truyền

Theo Đông y, đậu đen vị ngọt, tính bình; vào tỳ, thận. Có tác dụng hoạt huyết lợi thuỷ, khu phong giải độc.
đậu đen">đậu đen là một trong những loại ngũ cốc rất thông dụng trong đời sống hằng ngày. đậu đen">đậu đen thường được dùng làm nguyên liệu cho các món ăn ngon, dân dã như xôi, chè... đậu đen">đậu đen không chỉ là thực phẩm mà còn có nhiều công dụng phòng, chữa bệnh rất hiệu quả, đặc biệt với chị em.

Hạt đậu đen">đậu đen chứa nhiều chất dinh dưỡng: protit, gluxit, tro; các khoáng chất: calcium, phosphor, sắt; caroten; các vitamin: B1, B2, PP... và nhiều acid amin cần thiết: lysin, methionin...

Theo Đông y, đậu đen vị ngọt, tính bình; vào tỳ, thận. Có tác dụng hoạt huyết lợi thuỷ, khu phong giải độc. Dùng cho các trường hợp vàng da phù nề, đầy trướng bụng ngực, gân cơ co cứng, viêm sưng do ngộ độc của Thuốc men và hoá chất...

đậu đen hầm long nhãn đại toán: đậu đen 100g, đại toán (tỏi già) 30g, long nhãn nhục 30g. Đại toán thái lát, cùng với đậu đen, long nhãn và nước lượng thích hợp, hầm nhừ, khi ăn cho thêm đường. Ngày 1 lần. Đợt dùng 3 - 7 ngày. Món này rất tốt cho chị em bị phù do nhiễm độc thai nghén.

Nước đậu đen: đậu đen cho nước nấu đặc nhuyễn, ăn cả nước. Dùng cho các trường hợp phù nề nặng cả ở hai chân và bụng.

Nước sắc đậu đen cam thảo: đậu đen 100g, cam thảo 10g. Sắc đặc lấy nước uống. Dùng cho các trường hợp phù chân thiểu dưỡng, giải độc do trúng các độc dược, tiểu dắt tiểu buốt, vàng da phù thũng.

đậu đen ích mẫu trứng gà: đậu đen 30g, ích mẫu thảo 30g, trứng gà 2 quả, giấm ăn 20ml. Đem đậu đen, ích mẫu thảo, trứng gà đun sôi. Khi trứng chín lấy ra bóc bỏ vỏ, đun tiếp cho đậu đen nhừ; vớt bỏ ích mẫu thảo, hoà giấm vào. Ăn trứng với nước đậu đen ích mẫu. Ngày 1 lần, liên tục đợt 5 - 7 ngày. Món này tốt cho chị em bị vô kinh (nữ trên 18 tuổi chưa có kinh hoặc có kinh nhưng tự nhiên quá 2 - 3 tháng không hành kinh).

Tim lợn hầm tương đậu xị: tim lợn 1.000g, đậu xị (đậu đen chế) 50g, hành, gừng, tương, giấm, rượu nhạt và các gia vị khác liều lượng thích hợp. Tim lợn rửa sạch, thêm ít nước và các gia vị trên nấu hầm nhỏ lửa cho chín nhừ cạn nước, tắt bếp để nguội thái lát mỏng cho ăn. Món này thích hợp cho người tâm huyết hư, hồi hộp lo âu, sản phụ sau sinh hồi hộp, tim nhịp nhanh, lo âu xúc cảm.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-dau-den-thuoc-tot-cho-chi-em-y-hoc-co-truyen-15118.html)

Tin cùng nội dung

  • Nhiễm HPV là một bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường T*nh d*c rất phổ biến. Nhưng có bao nhiêu người thực sự hiểu biết về bệnh này.
  • Ở Việt Nam, tỉ lệ mắc bệnh lây truyền qua đường T*nh d*c ở nữ giới cao hơn nam giới. Chị em cần biết cách bảo vệ cũng như phát hiện bệnh sớm để có thể kịp thời điều trị.
  • Em muốn hỏi tại sao uống Thu*c Tr*nh th*i cần thử máu, và đọc kết quả xét nghiệm của mình như thế nào?
  • Có nhiều lý do gây ra tình trạng đi tiểu liên tục ở phụ nữ và việc điều trị cần phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.
  • Cà chua là loại quả quen thuộc được dùng làm thực phẩm. Cây cà chua thân tròn, phân cành rất nhiều, mùa quả chính là mùa đông và mùa xuân. Quả cà chua khi chín có màu đỏ tươi chứa rất nhiều vitamin A. Theo Đông y, cà chua tính bình, vị chua, hơi ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lương huyết, tăng tân dịch, chống khát nước, giúp thông tiểu tiện và tiêu hóa tốt.
  • Sở dĩ cây có tên nọc sởi, vì bản thân cây này có tác dụng giải độc rất tốt khi bị lên sởi, nghĩa là làm hết cái “nọc” của bệnh sởi. Cây nọc sởi có ở nhiều nơi trong nước ta, từ đồng bằng đến trung du và miền núi.
  • Poison là thuật ngữ tiếng Anh dùng để chỉ chất độc hay Thu*c độc gây hại, tạo bệnh hoặc gây Tu vong cho con người sau khi bị trúng độc. Liên quan đến hợp chất này, tạp chí Discover của Mỹ vừa cập nhật 9 khám phá mới lạ về chất độc và cách giải độc.
  • Dinh dưỡng cần thiết từ việc ăn và uống các loại thực phẩm. Đồ ăn nhẹ thông thường cũng có thể hữu ích cho con bạn về mặt dinh dưỡng.
  • Bốc hỏa là một trong những triệu chứng phổ biến và ảnh hưởng thường xuyên nhất đến người phụ nữ khi trải qua thời kỳ mãn kinh.
  • Huyền sâm hay còn gọi là hắc sâm (Scrophularia buergeriana Miq.), đều chỉ một cây Thu*c, cho một vị Thu*c là rễ của nó (Radix Scrophulariae) có màu đen, từ ngoài vào trong.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY