Cơ Xương Khớp hôm nay

Là một phân ngành y khoa thuộc khối lâm sàng, giữ chức năng khám chữa và khắc phục những tổn thương và rối loạn bệnh lý hệ vận động cơ, xương, khớp. Khoa Cơ Xương Khớp thông thường được phân biệt thành 2 chuyên khoa nhỏ: Nội Cơ Xương Khớp và Ngoại Cơ Xương Khớp.

Đau lưng ở trẻ em: Mẹ đã biết gì về chứng bệnh này

Bệnh đau lưng ở trẻ em do nhiều nguyên nhân gây ra. Trẻ có thể bị bệnh do mang cặp sách quá nặng, ngồi học không đúng tư thế hoặc do mắc các bệnh lý sau...

khi thấy trẻ than phiền về chứng đau lưng, các bậc phụ huynh đều lo lắng rằng có một vấn đề nghiêm trọng hơn đang xảy ra. tuy nhiên, đại đa các trường hợp đau lưng ở trẻ em thường do ngồi học sai tư thế, vận động không đúng cách gây chấn thương các cơ dọc theo hai bên sống lưng. sử dụng Thu*c giảm đau kết hợp điều chỉnh tư thế sinh hoạt hàng ngày có thể giúp trẻ khắc phục được chứng bệnh này.

Trẻ em bị đau lưng có dấu hiệu như thế nào?

Nhiều người cho rằng đau lưng chỉ xảy ra ở người lớn, nhưng trên thực tế căn bệnh này còn ảnh hưởng đến cả trẻ nhỏ. bệnh đau lưng ở trẻ em thường có các biểu hiện sau:

    Cơn đau ở lưng xuất hiện vào ban đêm khiến con bạn thức giấc

Tình trạng đau lưng ở trẻ em có thể chỉ diễn ra trong vài ngày rồi biến mất hoặc cũng có khi kéo dài đến vài tuần nếu do một vấn đề nghiêm trọng gây ra. cha mẹ nên đưa con đi khám để chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh một cách rõ ràng, từ đó có biện pháp khắc phục bệnh đúng đắn cho trẻ.

Nguyên nhân gây đau lưng ở trẻ em

Bệnh đau lưng ở trẻ em có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:

    Bé tập luyện thể thao, vận động quá mức gây căng cơ và các dây chằng xung quanh cột sống.

Cách chẩn đoán bệnh đau lưng ở trẻ em

Để chẩn đoán bệnh đau lưng ở trẻ, bác sĩ có thể áp dụng các kỹ thuật sau:

– Kiểm tra thể chất của trẻ:

Bác sĩ sẽ đặt câu hỏi về sức khỏe tổng thể của con bạn cũng như các câu hỏi liên quan cụ thể đến chứng đau lưng. Chẳng hạn như:

    Cơn đau của bé bắt đầu xuất hiện từ khi nào?

Bước tiếp theo, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra đường cong cột sống và sờ nắn từng đốt sống để xác định vị trí đau. Trẻ cũng có thể được yêu cầu đi lại, cúi về phía trước, lùi lại hoặc di chuyển sang hai bên để kiểm tra dáng đi, sức mạnh đôi chân cũng như phản xạ cảm giác của trẻ.

– Xét nghiệm:

Một số xét nghiệm sau có thể được thực hiện nhằm đánh giá tính linh hoạt và sức mạnh của cột sống:

    Chụp X-quang: Phim chụp X-quang có thể giúp quan sát sự liên kết xương, biến dạng, gãy xương, một số khối u, nhiễm trùng hoặc các rối loạn xương khác.
  • Chụp cắt lớp vi tính ( CT Scan ): Cung cấp hình ảnh 3 chiều giúp phát hiện gãy xương hoặc những thay đổi trong cấu trúc cột sống.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Rất hữu ích để đánh giá các mô mềm như tủy sống, rễ thần kinh và đĩa đệm và các nguyên nhân gây đau lưng ở trẻ em có liên quan đến thần kinh.
  • Quét xương: Kỹ thuật này có thể giúp tìm các khu vực viêm, nhiễm trùng, khối u hoặc gãy xương không hiển thị tốt trên các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh khác.
  • Xét nghiệm máu: Thường bao gồm công thức máu toàn phần (CBC), tốc độ máu lắng (ESR) và protein phản ứng C (CRP). Máu của trẻ sẽ được đem vào phòng thí nghiệm để kiểm tra nếu bác sĩ nghi ngờ trẻ bị đau lưng do viêm và nhiễm trùng.

Phương pháp điều trị bệnh đau lưng ở trẻ em?

Việc điều trị đau lưng cho trẻ thường phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh cho bé. đối với những trẻ bị đau lưng do căng cơ dây chằng cột sống, cơn đau thường được giải quyết sau một thời gian nghỉ ngơi và điều chỉnh tư thế vận động cho phù hợp. trẻ có thể được chỉ định các Thu*c chống viêm không steroid ( như ibuprofen hoặc naproxen) kết hợp chườm đánh lạnh để giảm sưng đau.

Thu*c kháng sinh thường được bác sĩ khuyến nghị nếu nguyên nhân gây đau lưng ở trẻ em được xác định là do nhiễm trùng cột sống hoặc đĩa đệm. trẻ có thể được dùng Thu*c theo đường tiêm tĩnh mạch, ít nhất là cho đến khi triệu chứng nhiễm trùng được cải thiện.

Hiếm khi trẻ em bị đau lưng cần dùng đến phẫu thuật để điều trị. phương pháp này chỉ được thực hiện khi:

    Bé bị vẹo hoặc biến dạng cột sống nghiêm trọng

Ngoài ra để sớm khắc phục được chứng đau lưng cho trẻ, trong sinh hoạt hàng ngày cha mẹ cần chú ý:

+ Nhắc nhở bé tập thể dục hàng ngày. Tránh các bộ môn vận động mạnh gây căng thẳng cho cơ lưng như bóng rổ, cử tạ, võ thuật… Thay vào đó, trẻ có thể đi bộ, bơi lội hoặc tham gia một chương trình tập vật lý trị liệu để được chuyên gia hướng dẫn các bài tập phù hợp.

+ Thường xuyên massage, xoa bóp lưng cho con để bé dễ chịu hơn.

+ Hướng dẫn bé ngồi học đúng tư thế để không bị cong vẹo cột sống

+ Tránh để bé phải mang ba lô, cặp sách quá nặng

+ Có chế độ dinh dưỡng hợp lý, đầy đủ cho bé. Hạn chế thêm đồ béo, xúc xích, các thức ăn nhanh, đồ ngọt vào trong thực đơn khiến bé bị thừa cân, làm tăng gánh nặng cho cột sống. Mẹ nên tập cho con ăn nhiều rau xanh, trái cây và bổ sung các thực phẩm tốt cho sự phát triển xương khớp của trẻ như: Thức ăn giàu canxi ( tôm, cua, cá hồi, nước cam, các loại đậu…) hay thực phẩm giàu vitamin D ( sữa, sò, cá, ngũ cốc, trứng, nấm…)

Trên đây là những thông tin các bậc phụ huynh cần nắm rõ về chứng đau lưng ở trẻ em. tình trạng này có thể xuất phát từ các vấn đề y tế nghiêm trọng. do vậy bạn không nên chủ quan khi thấy con mình bị đau lưng kéo dài, đặc biệt là khi trẻ còn bị kèm theo sốt, sụt cân, giảm khả năng vận động. hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ để được điều trị ngay.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/dau-lung-o-tre-em)

Tin cùng nội dung

  • Ung thư và quá trình điều trị của căn bệnh này đôi khi có thể khiến người bệnh khó nuốt. Lời khuyên nào sẽ hữu ích giúp cải thiện tình trạng khó nuốt cho trẻ
  • Xạ trị vào bụng, ngực, não, hoặc xương chậu có thể gây ra buồn nôn kéo dài trong vài giờ. Buồn nôn và nôn có thể đi từ nhiều nguyên nhân khác nữa.
  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Yêu thô bạo có thể mang đến cho bạn cảm giác mới lạ, nhưng đừng quá lạm dụng nó bởi những tác hại dưới.
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY