Khám bệnh hôm nay

Khoa khám bệnh là cơ sở ban đầu trong công tác khám chữa bệnh, tiếp nhận bệnh nhân khi đến viện. Chức năng của khoa khám bệnh bao gồm: khám chữa bệnh cho mọi đối tượng có nhu cầu (BHYT đúng tuyến, tự nguyện, khám dịch vụ theo yêu cầu); khám và cấp giấy chứng nhận sức khỏe các loại; khám kiểm tra sức khỏe định kỳ cho các cá nhân và tập thể; lấy bệnh phẩm xét nghiệm tại nhà, xét nghiệm theo yêu cầu; điều trị ban ngày theo yêu cầu.

ĐBQH Nguyễn Lân Hiếu: Rất cần thiết phải sửa đổi Luật Khám bệnh, chữa bệnh

MangYTe - Theo ĐBQH Nguyễn Lân Hiếu (Đoàn ĐBQH tỉnh An Giang) nêu quan điểm, sửa đổi Luật Khám bệnh, chữa bệnh là một nhu cầu cấp thiết cho ngành y tế nói riêng và người dân Việt Nam nói chung.
Đưa Luật Khám bệnh, chữa bệnh ra khỏi chương trình

Sáng ngày 22/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Quốc hội họp toàn thể trực tuyến, nghe trình bày Tờ trình về dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021, điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020.

Về điều chỉnh chương trình năm 2020, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết, trên cơ sở đề nghị của Chính phủ, báo cáo thẩm tra và ý kiến của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban có liên quan, qua xem xét, cho ý kiến về nội dung các dự án trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã quyết định đưa ra khỏi Chương trình đối với dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai và Luật Khám bệnh, (sửa đổi); đồng thời, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị không bổ sung dự thảo Nghị quyết về giải quyết một số vấn đề vướng mắc trong quá trình tổ chức thi hành Luật Đất đai vào Chương trình năm 2020.

ĐBQH Nguyễn Lân Hiếu: Rất cần thiết phải sửa đổi Luật Khám bệnh, chữa bệnh - Ảnh 2.

Phiên họp toàn thể tại hội trường sáng 22/5, Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIV. Ảnh: Quochoi.vn

Nêu ý kiến tại hội trường, ĐBQH Nguyễn Anh Trí (Đoàn Đại biểu Quốc hội Hà Nội) cho biết, việc điều chỉnh Chương trình năm 2020 không được làm ảnh hưởng, thay đổi chương trình Quốc hội quyết định thì rất đúng. Đặc biệt ý là không bổ sung dự án vào chương trình ở thời điểm sát kỳ họp Quốc hội, trừ trường hợp thực sự cấp thiết

Tuy nhiên, ĐBQH Nguyễn Anh Trí nhấn mạnh: "Kính thưa quý vị, như chúng ta đã biết, nếu đúng thì trong kỳ họp thứ 9 này Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) phải được thông qua và tôi cũng đã biết Ban soạn thảo của Bộ Y tế và Ủy ban về các vấn đề xã hội đã rất cố gắng, nỗ lực để làm việc này nhưng sau đó bị vướng vào dịch COVID-19, cho nên mọi việc bị chậm trễ lại. Điều đó phần nào tôi thông cảm".

ĐBQH Nguyễn Lân Hiếu: Rất cần thiết phải sửa đổi Luật Khám bệnh, chữa bệnh - Ảnh 3.

ĐBQH Nguyễn Anh Trí.

Đại biểu đoàn Hà Nội cũng nêu lên bức xúc: "Bức xúc của việc này bây giờ đang rất lớn là vướng mắc của Luật Khám bệnh, chữa bệnh rất lớn mà trong tờ trình này thì tôi cảm thấy rất mơ hồ. Ủy ban Về các vấn đề xã hội đề nghị lùi thời gian trình dự án luật này một mặt vướng vấn đề nọ, vấn đề kia, đồng thời cần thúc đẩy việc sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế trình đồng thời với dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh, v.v..

Ý này thì hay nhưng ở đây nói rất chung, nếu từ nay đến cuối năm 2020 mà cơ quan trình chuẩn bị kịp, bảo đảm chất lượng, được cơ quan thẩm tra thống nhất thì có thể lùi thời gian trình dự án luật này sang trình cho ý kiến tại kỳ họp thứ 10, 10/2020. Tôi đề nghị dứt khoát phải làm và trong đó đề nghị phải bổ sung thêm phần khám chữa bệnh online".

Không nên rút dự án luật

Cùng quan điểm với đại biểu Nguyễn Anh Trí, ĐBQH Nguyễn Lân Hiếu (đoàn ĐBQH tỉnh An Giang) cho biết: "Tôi đồng ý với đại biểu Trí về việc không nên rút dự án luật vào phút cuối và đặc biệt là dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) cần phải sớm trình Quốc hội".

Giải thích trước Quốc hội, ĐBQH Lân Hiếu cho rằng: "Dịch COVID-19 vừa rồi thay đổi xã hội chúng ta rất nhiều, đặc biệt trong vấn đề chăm sóc sức khỏe, người dân đã thay đổi từ suy nghĩ đến hành động vì vốn quý nhất của mình là sức khỏe. Chính vì vậy, người dân thay đổi thì chúng ta cũng phải thay đổi. Trong dịch vừa qua Quốc hội thấy vai trò của Việt Nam đã lên rất nhiều với thế giới trong việc chăm sóc, chữa bệnh và đặc biệt là phòng, chống dịch bệnh. Chúng tôi đã triển khai rất nhiều các dự án, các phương án mới để khám, chữa bệnh cho người dân, ví dụ như khám chữa bệnh từ xa, quản lý sức khỏe qua app hoặc là tracking những người bị nghi nhiễm, v.v.."

ĐBQH Nguyễn Lân Hiếu: Rất cần thiết phải sửa đổi Luật Khám bệnh, chữa bệnh - Ảnh 4.

ĐBQH Nguyễn Lân Hiếu - Đoàn ĐBQH tỉnh An Giang.

Đại biểu Lân Hiếu nói thêm, trong quá trình ứng dụng những tiến bộ mới đấy chúng ta gặp rất nhiều vấn đề về hành lang pháp lý và việc này rất cần thiết phải sửa đổi Luật Khám bệnh, chữa bệnh. Bộ Y tế và đặc biệt là Cục Quản lý khám bệnh, chữa bệnh vừa qua đã đưa ra rất nhiều các phương án, lấy ý kiến rộng rãi của người dân, tổ chức rất nhiều hội thảo của các chuyên gia y tế cũng như các chuyên gia về lập pháp để sửa đổi Luật Khám bệnh, chữa bệnh. Cuối cùng, đến kỳ họp này thì Luật Khám bệnh, chữa bệnh không được tiến hành.

"Chính vì vậy, tôi nghĩ chúng ta cần phải có một quyết tâm là đưa dự án luật này vào chương trình kỳ họp tháng 10 này. Sửa đổi Luật Khám bệnh, chữa bệnh là một nhu cầu cấp thiết cho ngành y tế nói riêng và người dân Việt Nam nói chung. Tôi muốn trong chương trình này khẳng định Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) sẽ được đưa ra vào tháng 10/2020, không có tình trạng rút ra ở phút cuối nữa", đại biểu Lân Hiếu nêu quan điểm.

Lê Bảo

Báo Gia đình và Xã hội cập nhật tin tức trong ngày liên tục, mới nhất

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/xa-hoi/dbqh-nguyen-lan-hieu-rat-can-thiet-phai-sua-doi-luat-kham-benh-chua-benh-20200522141240194.htm)

Tin cùng nội dung

  • Đây là yêu cầu được Thủ tướng giao Bộ Y tế chủ trì phối hợp với Bảo hiểm xã hội Việt Nam trong thực hiện chính sách BHYT nhằm tạo điều kiện thuận lợi, phục vụ các đối tượng có nghề lao động đặc thù
  • Nhiều người làm việc tại các công sở, tìm đến nhà ông lang Vương Văn Quả, nhờ bốc Thuốc chữa bệnh đau lưng, chứng bệnh mà hầu như người làm công việc văn phòng nào cũng gặp phải.
  • Trong trường hợp chữa u tuyến tiền liệt hoặc phòng chống ung thư tuyến tiền liệt, một số loài thảo mộc có thể đi giúp bạn điều trị bệnh và tránh cho bạn không phải trải qua phẫu thuật.
  • Tự kỷ đang ám ảnh nhiều gia đình có con nhỏ vì căn bệnh này đang có chiều hướng gia tăng và chưa có phương pháp chữa khỏi.
  • Thịt lươn có thành phần dinh dưỡng cao. Trong 100g thịt lươn gồm có 12,7g chất đạm, 25,6g chất béo tổng cộng (trong đó có 0,05g cholesterol) và 285 calo.
  • Tôi muốn đăng ký khám chữa bệnh tại nhà cho ba mẹ tôi thì liên hệ ở đâu? Thủ tục như thế nào? Sắp tới công việc của tôi rất bận nên muốn tìm dịch vụ này cho tiện. Cảm ơn mangyte.vn! (Thu Hồng - Đà Nẵng)
  • Theo Đông y, húng quế vị cay, nóng, thơm dịu. Có tác dụng làm ra mồ hôi, giảm đau, lợi tiểu, lương huyết.
  • Sấu không chỉ là món ngon thường có trong bữa cơm gia đình Việt trong những ngày hè mà còn là dược liệu rất tốt trong chữa bệnh.
  • Từ lâu, nhân dân ta đã biết sử dụng các biện pháp chườm nóng hoặc chườm lạnh để chữa đau lưng, đau khớp, sưng nề sau chấn thương, hoặc điều trị các viêm tấy. Để chườm nóng hoặc chườm lạnh, người ta sử dụng các chất trung gian truyền nhiệt...
  • Dưỡng chất cần thiết cho trẻ em ung thư như chất đạm, đường (carbohydrate), chất béo, nước, vitamin và khoáng chất. Chuyên gia dinh dưỡng có thể giúp bạn hiểu rõ nhu cầu đặc biệt của con bạn và lên kế hoạch ăn uống cụ thể.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY