Hỏi đáp dịch vụ y tế hôm nay

Hỏi đáp dịch vụ y tế

Ðể chữa nhiễm khuẩn đường tiêu hóa ở người già

Bố tôi 70 tuổi, hiện ông bị đi ngoài lỏng, phân nát. Bố tôi đã ăn kiêng, không ăn tí mỡ nào.
Bố tôi 70 tuổi, hiện ông bị đi ngoài lỏng, phân nát. Bố tôi đã ăn kiêng, không ăn tí mỡ nào. Tôi cho bố dùng các loại Thu*c thảo dược nhưng không đỡ. Mong bác sĩ tư vấn giúp bố tôi nên uống Thu*c gì để khỏi bệnh?

Đỗ Quế Hùng (Quảng Ngãi)

Bố anh có các triệu chứng đi ngoài lỏng, phân nát thường là triệu chứng của bệnh nhiễm khuẩn đường tiêu hóa. Nguyên nhân của bệnh có rất nhiều, trong đó hay gặp nhất là do ăn phải thức ăn bị nhiễm khuẩn hoặc do hệ tiêu hóa của người già kém. Bên cạnh đó, việc thường xuyên phải uống Thu*c, trong đó có kháng sinh đã vô tình tiêu diệt hết các vi khuẩn có lợi làm suy yếu hệ vi khuẩn trong ống tiêu hóa sinh bệnh rối loạn đường tiêu hóa mà biểu hiện của bệnh thường là đi ngoài lúc tiêu chảy, lúc táo bón... Để chẩn đoán chính xác bệnh của bố, anh cần đưa cụ đến chuyên khoa tiêu hóa của bệnh viện để xét nghiệm phân chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh là gì để từ đó có phác đồ điều trị chuẩn xác.

Ngoài ra, ở người già khi có các hiện tượng như đi ngoài phân nát, lỏng có thể dùng các Thu*c thảo dược như berberin là thành phần chiết xuất từ cây hoàng đằng có tác dụng diệt khuẩn đường ruột rất tốt và ít tác dụng phụ hoặc mộc hoa trắng hiện có bán tại các hiệu Thu*c. Tuy nhiên, khi dùng vài ba ngày mà bệnh không khỏi cần đi khám ngay tránh dùng kéo dài khiến bệnh trở nặng rất nguy hiểm ở người già.

Nếu bị nhiễm khuẩn đường tiêu hóa do các loại vi khuẩn như E. Coli, salmonela... có thể dùng biseptol (gồm sulfamid trimethropim), Thu*c vừa có tác dụng diệt khuẩn phổ rộng, kìm khuẩn mạnh chủ yếu là các vi khuẩn gram ( ) và một số vi khuẩn gram (-)... Hoặc metronidazol (flagyl, klion) có tác dụng với vi khuẩn gram (-), nhạy cảm như: Clostridium, diệt ký sinh trùng: Entamoeba histolytica, Giardia intestinalis...

Việc cụ nhà anh khi bị đi ngoài phân lỏng mà kiêng mỡ có thể có tác dụng hỗ trợ chữa bệnh. Nhưng anh nên cho bố ăn hoa quả để bổ sung các loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể, giúp quá trình tiêu hóa được dễ dàng. Anh nên đưa bố đi khám ở bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị đúng bệnh.

Một điều anh cần lưu ý bệnh nhiễm khuẩn đường tiêu hóa ở người già đôi khi có thể do ăn uống không hợp vệ sinh, ăn phải thức ăn bị nhiễm khuẩn trong quá trình nấu nướng. Đặc biệt, anh cần lưu ý cho cụ ăn các thức ăn mới nấu chín, không ăn đồ cũ để qua đêm trong tủ lạnh vì người già hệ tiêu hóa kém. Nếu thức ăn lấy từ tủ lạnh ra cho người già ăn cần đun sôi lại trên bếp để đảm bảo vi khuẩn sinh sôi trong quá trình bảo quản bị tiêu diệt hoàn toàn, tránh chỉ hâm nóng trong lò vi sóng không đảm bảo diệt hết vi khuẩn.

BS. Bảo Thư

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-de-chua-nhiem-khuan-duong-tieu-hoa-o-nguoi-gia-13728.html)

Tin cùng nội dung

  • Xuất huyết tiêu hoá( XHTH) là tình trạng máu chảy ra khỏi lòng mạch của đường tiêu hoá, vào trong ống tiêu hoá. Biểu hiện lâm sàng là nôn ra máu, đi ngoài phân đen.
  • Loét dạ dày là bịnh rất thường gặp, nguyên nhân chủ yếu là do nhiễm vi khuẩn H.Pylori trong dạ dày và do sử dụng các Thu*c giảm đau chống viêm.
  • Chào Mangyte, Tôi nghe nhiều người khen Phòng khám Quốc tế Victoria Healthcare Mỹ Mỹ có chất lượng khám chữa bệnh khá chất lượng nhưng không biết thực hư như thế nào. Mangyte có thể cung cấp cho tôi thông tin các dịch vụ của Khoa Tiêu hóa-Gan mật của phòng khám này có được không? Xin chân thành cảm ơn Mangyte. (Hồ Lê Hoàng Vũ - Quận 5, TPHCM)
  • Khi bị đầy bụng, khó tiêu, ngoài việc nên tránh những thức ăn khó tiêu như dầu, mỡ động vật, và nên ăn các loại thức ăn dễ tiêu, nấu mềm, chúng ta có thể dùng các vị Thuốc có tác dụng kích thích tiêu hóa là những quả, cây, lá có sẵn trong vườn nhà, vừa không tốn kém lại không gây hại cho cơ thể.
  • Theo y học cổ truyền, thảo quả có vị cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng trục hàn, trừ đờm, ấm bụng, tiêu tích, giúp ăn ngon miệng.
  • Toxoplasmosis là một thuật ngữ được sử dụng cho bệnh nhiễm ký sinh trùng Toxoplasma. Ký sinh trùng là một thuật ngữ chung cho bất kỳ sinh vật sống nào sinh sống bên trong hoặc trên bề mặt một sinh vật sống khác. Mèo là nguồn chính của nhiễm ký sinh trùng Toxoplasma.
  • Bụng đầy hơi, khó tiêu, hoặc đau bụng, lạnh bụng, đi tiêu nhiều là những tình trạng thường gặp khi dạ dày chứa quá nhiều món ăn - từ mặn, ngọt, chua, cay, béo...
  • Các loại thú nuôi trong nhà như chó, mèo, chim và các loại bò sát đều có thể gây bệnh hoặc truyền các loại ký sinh qua người. Điều này ít xảy ra và hoàn toàn có thể tránh được nếu chúng ta chăm sóc chúng cẩn thận và đúng cách.
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
  • Virus papilloma ở người (HPV) là một loại virus có thể lây truyền từ người này sang người khác qua tiếp xúc da với da.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY