Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Đề kháng kém có thể ảnh hưởng đến học tập của trẻ

Khi sức đề kháng yếu, trẻ dễ ốm vặt, ảnh hưởng đến sự tập trung, thậm chí có thể phải nghỉ học, dẫn đến khó đạt kết quả cao, theo bác sĩ Bùi Thị Nhung.

Năm học mới bắt đầu cũng vào thời điểm mùa thu đông đang đến gần. theo phó giáo sư, tiến sĩ bùi thị nhung, trưởng khoa dinh dưỡng học đường và ngành nghề, viện dinh dưỡng quốc gia, đây là thời điểm nhiều bệnh phát triển, như cúm hay các bệnh đường hô hấp khác. nếu có sức đề kháng tốt, các bé sẽ chống đỡ bệnh tật tốt hơn. ngược lại, sức đề kháng kém khiến trẻ dễ mắc bệnh.

Đặc biệt, trong bối cảnh covid-19, việc học trực tuyến đồng nghĩa bé phải nhìn màn hình điện tử nhiều hơn, ít cơ hội vận động ngoài trời - hai yếu tố không có lợi cho sức khỏe. vì thế, việc tăng cường sức đề kháng cho bé trong năm học này càng cần thiết hơn bao giờ hết.

Năm học 2021-2022, nhiều trẻ đang phải học trực tuyến vì Covid-19. Ảnh: Shutterstock

Theo bác sĩ bùi thị nhung, để tăng cường sức đề kháng cho trẻ, cha mẹ và trẻ cần thực hiện nhiều cách phối hợp gồm vận động, ngủ nghỉ phù hợp và ăn uống đầy đủ chất. "tăng sức đề kháng cho trẻ trước năm học rất cần thiết, không chỉ trong giai đoạn covid-19", bác sĩ nhung cho biết.

Theo đó, việc vận động của trẻ có thể thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau và cần phù hợp với lứa tuổi. bác sĩ nhung dẫn chứng khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới, trẻ em thanh thiếu niên cần hoạt động thể chất khoảng 60 phút mỗi ngày. với trẻ mầm non, hoạt động thể chất bao gồm cả các hoạt động như xếp đồ chơi, cất đồ chơi, tự gấp quần áo... với trẻ tiểu học và học sinh phổ thông, những hoạt động như làm việc nhà, dọn dẹp nhà đều được tính là vận động.

thứ hai là giấc ngủ. khi ngủ, các tế bào tạo ra kháng thể - một thành phần quan trọng của sức đề kháng - được nghỉ ngơi và nạp năng lượng để sản xuất ra những kháng thể mà cơ thể đang cần. với trẻ em, giấc ngủ còn là lúc hormone tăng trưởng được giải phóng mạnh nhất. phần lớn hormone tăng trưởng được giải phóng theo từng đợt xung trong lúc ngủ dựa trên nhịp sinh học của cơ thể. các xung lớn nhất diễn ra trước nửa đêm và một số xung nhỏ diễn ra vào sáng sớm. chuyên gia khuyến cáo, trẻ không nên đi ngủ quá muộn, không nên ngủ sau 22h để đảm bảo hormone tăng trưởng được giải phóng nhiều nhất.

quan trọng nhất, để có sức đề kháng tốt, cơ thể khỏe mạnh, bé cần được cung cấp đủ năng lượng và các vi chất dinh dưỡng như các vitamin, khoáng chất, lợi khuẩn (probiotic). "trong tổng số nhu cầu năng lượng cần cho cơ thể, tới 60 - 70% năng lượng dành cho hoạt động của các cơ quan chức năng, trong đó có hệ miễn dịch", bác sĩ nhung cho biết. theo đó, trẻ cần ăn uống đầy đủ và cân bằng 4 nhóm chất cơ bản: bột đường, béo, protein, vitamin và khoáng chất phù hợp với lứa tuổi theo tháp dinh dưỡng hợp lý cho từng lứa tuổi. bé cũng nên uống đủ nước bởi nước sẽ tạo ra dung dịch để vận chuyển các chất dinh dưỡng đi từ nơi này đến nơi khác trong cơ thể.

Trẻ cần ăn đủ 5 nhóm chất: chất đường bột, chất béo, protein, chất xơ và bổ sung lợi khuẩn. Ảnh: Vinamilk

Đáng chú ý, sử dụng các sản phẩm chứa lợi khuẩn và chất xơ từ rau củ quả sẽ giúp hỗ trợ đường tiêu hóa, từ đó cũng góp phần tăng cường sức đề kháng cho trẻ. ngoài ra lợi khuẩn còn giúp ngăn ngừa nhiều bệnh, hỗ trợ tăng đề kháng, chống nhiễm khuẩn. một nghiên cứu của hiệp hội tiêu hóa mỹ (american college of gastroenterology) chỉ ra rằng các chủng lợi khuẩn có thể hỗ trợ tiêu hóa, ngăn ngừa bệnh hô hấp, tiêu chảy, ngăn ngừa bệnh tự miễn, giảm bớt bệnh ngoài da, chống lại nhiễm trùng tiết niệu...

Nghiên cứu của Đại học Reading (Anh) cho thấy nhóm nghiên cứu gồm những người tình nguyện uống sản phẩm có chứa lợi khuẩn trong vòng 4 tuần có số lượng tế bào miễn dịch cao hơn, có ý nghĩa thống kê, so với nhóm đối chứng không uống probiotic.

Một nghiên cứu của viện dinh dưỡng quốc gia năm 2013 cho thấy, nhóm trẻ em (từ 24 - 47 tháng tuổi) sau 3 tháng sử dụng sữa chua uống men sống (probi) có chứa lợi khuẩn l.casei 431tm có xu hướng cải thiện nồng độ kháng thể iga trong huyết thanh. cụ thể, chỉ số miễn dịch iga có xu hướng tăng hơn 30% so với nhóm không sử dụng (tăng 19,97 mg/dl so với 14,98 mg/dl).

Lợi khuẩn có thể được bổ sung bằng cách sử dụng các sản phẩm lên men như đậu nành lên men (natto), kim chi, dưa muối, sữa chua và nhất là sữa chua uống - thức uống khá phù hợp với khẩu vị các bé. lợi khuẩn cũng phát triển tốt khi có nguồn thức ăn là các chất xơ hòa tan (prebiotic), khi đó hiệu quả hỗ trợ tiêu hóa, tăng sức đề kháng cho trẻ sẽ cao hơn. "ở trẻ em, nhất là trẻ dưới 6 tuổi, hệ miễn dịch còn yếu, việc bổ sung lợi khuẩn bằng con đường ăn uống hàng ngày giúp bé tăng đề kháng là cách làm tương đối dễ dàng và các bậc phụ huynh nên lưu ý", bác sĩ nhung nhấn mạnh.

Kim Anh

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/de-khang-kem-co-the-anh-huong-den-hoc-tap-cua-tre-4359184.html)

Tin cùng nội dung

  • Tiêu chảy tức là đi ngoài nhiều hơn và ra phân lỏng. Việc không kiểm soát được có thể dẫn đến giảm cân, mất nước, kém ăn và sức khỏe yếu do tiêu chảy.
  • Ung thư và quá trình điều trị của căn bệnh này đôi khi có thể khiến người bệnh khó nuốt. Lời khuyên nào sẽ hữu ích giúp cải thiện tình trạng khó nuốt cho trẻ
  • Xạ trị vào bụng, ngực, não, hoặc xương chậu có thể gây ra buồn nôn kéo dài trong vài giờ. Buồn nôn và nôn có thể đi từ nhiều nguyên nhân khác nữa.
  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY