Tiêu hóa - Gan mật hôm nay

Là một chuyên khoa thuộc khối lâm sàng, giữ chức năng khám chữa tổng hợp các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa và các cơ quan phụ trợ tiêu hoá. Chuyên khoa Tiêu hóa - Gan mật bao gồm 2 chuyên khoa nhỏ là Nội Tiêu hóa - Gan mật và Ngoại Tiêu hóa - gan mật

Đi ngoài ra chất nhầy (màu vàng, đỏ, hồng, trắng) là bị gì?

Đi ngoài ra chất nhầy màu vàng, đỏ, hồng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, bệnh nhân cần đi khám để được

đi ngoài ra chất nhầy màu vàng, đỏ, hồng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm. để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, bệnh nhân cần đi khám để được chẩn đoán và điều trị sớm khi thấy có các biểu hiện trên. vậy chúng có thể là dấu hiệu của bệnh gì? cách điều trị ra sao? hãy cùng tìm hiểu rõ hơn vấn đề này thông qua bài viết dưới đây. 

I/ Đi ngoài ra chất nhầy là dấu hiệu của bệnh gì?

Nhiều người thường đi ngoài ra dịch nhầy nhưng chủ quan, không chữa trị sớm. họ thường không ý thức được rằng chúng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nghiêm trọng. vậy đi ngoài ra chất nhầy màu vàng, trắng, đỏ hoặc hồng là dấu hiệu của bệnh gì?

Táo bón kéo dài

Tình trạng táo bón khi chuyển sang mạn tính sẽ gây nên tình trạng tổn thương niêm mạc đường ruột. điều này sẽ làm sản sinh ra chất nhầy và đi kèm theo nó là phân táo. vì lúc này phân trở nên cứng hơn và cọ xát với thành ruột khi đại tiện, chất nhầy sẽ theo phân ra ngoài, thậm chí có lẫn với máu tươi. trong trường hợp này, đi ngoài ra chất nhầy màu đỏ là do phân cứng, vón cục chà xát mạnh vào thành niêm mạc đường ruột gây chảy máu. vì thế nếu thấy đi ngoài ra dịch nhầy màu đỏ hoặc trắng thì có thể là do táo bón kéo dài gây ra.

Để tránh tình trạng táo bón, bệnh nhân nên uống nhiều nước, thay đổi chế độ ăn cho phù hợp. Cần bổ sung nhiều rau xanh và trái cây tươi, ăn sữa chua và những thực phẩm có lợi cho hệ tiêu hóa khác. Đồng thời, hạn chế hoặc tránh xa những đồ chiên rán, thực phẩm cay nóng, thức ăn đóng hộp, các chất kích thích… Nó sẽ gây cản trở quá trình hoạt động của hệ tiêu hóa, từ đó dẫn đến táo bón.

Hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích là một thuật ngữ được dùng để chỉ tình trạng các hoạt động của ruột bị kích thích. Lúc này các chất nhầy cũng được sản xuất ra nhiều hơn bình thường. Chúng sẽ lẫn với phân và tống ra bên ngoài.

Áp xe hậu môn

Đây là một loại viêm nhiễm xảy ra ở hậu môn. tình trạng này khiến cho các mô mềm quanh hậu môn sưng tấy. nếu kéo dài sẽ khiến cho bệnh nhân đi ngoài ra dịch nhầy màu vàng. nó sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người bệnh. vì thế, hãy đi khám và chữa trị sớm để tránh gặp những vấn đề không mong muốn.

Viêm ruột cấp tính

Tương tự như các bệnh đường ruột khác, bệnh viêm ruột cấp tính cũng có thể khiến bệnh nhân đại tiện ra dịch nhầy. vì lúc này, niêm mạc ruột tiết ra chất nhầy nhiều hơn do sự hoạt động của các vi khuẩn, độc tố… do đó nếu đi ngoài ra dịch nhầy màu hồng, đỏ hoặc vàng thì nên đi khám để được chữa trị sớm.

Bệnh trĩ

Đây là bệnh lý khá phổ biến, đặc biệt thường gặp nhất là ở những người hay làm việc văn phòng và ngồi lâu. Bệnh trĩ thường được chia thành 3 dạng là trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp. Bệnh xảy ra khi những đám rối tĩnh mạch giãn nở quá mức và tạo thành búi trĩ. Tình trạng này nếu không được điều trị sớm, chúng có thể dẫn đến thiếu máu, nhiễm trùng và áp xe vùng hậu môn.

Viêm loét đại tràng

Cũng giống như bệnh trĩ, viêm loét đại tràng là bệnh lý rất dễ gặp. lúc này, niêm mạc đại tràng đã bị tổn thương, do đó lượng chất nhầy được tiết ra một cách bất thường. chúng có thể theo phân và được đẩy ra bên ngoài bằng con đường đại tiện. tuy nhiên, ở mỗi trường hợp khác nhau thì lượng chất nhầy được tiết ra không giống nhau. nếu bệnh nặng thì chất nhầy được tiết ra nhiều hơn và ngược lại. đôi khi bệnh nhân bị viêm loét đại tràng còn đi ngoài ra chất nhầy màu đỏ do có lẫn máu.

Tìm hiểu thêm: Bệnh viêm đại tràng: Dấu hiệu, chế độ ăn và cách chữa bệnh hiệu quả

Ung thư hậu môn trực tràng

Nếu đi ngoài ra dịch nhầy màu vàng hoặc trắng đục thì có thể người bệnh đã bị ung thư trực tràng. ngoài chất nhầy thì phân của bệnh nhân cũng có hình dạng dẹt, khác với thông thường. nhưng các triệu chứng này chỉ xuất hiện trong một thời gian ngắn và sau đó mất đi. lúc này các cơ quan vẫn hoạt động một cách bình thường. chính vì vậy mà người bệnh thường hay chủ quan và không đi thăm khám sớm, dẫn đến nguy hiểm. do đó, để bảo đảm an toàn cho bản thân, hãy đi khám và điều trị sớm khi thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường như trên.

II/ Điều trị đi ngoài ra chất nhầy như thế nào?

Đại tiện ra dịch nhầy màu trắng, vàng hoặc đỏ có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nghiêm trọng. Do đó, nếu thấy cơ thể xuất hiện các triệu chứng này trong một vài lần hoặc kéo dài thì nên đến ngay các cơ sở y tế để được khám và chữa trị. Tùy thuộc vào bệnh lý, tình trạng sức khỏe của người bệnh mà các bác sĩ sẽ đưa ra những phác đồ điều trị phù hợp.

Thông thường, bệnh sẽ được cải thiện mau chóng nếu như được điều trị bằng Thu*c và kết hợp với sự điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt. Để bệnh mau khỏi, bệnh nhân cần phải dùng Thu*c đúng theo sự chỉ định của bác sĩ, đồng thời chú ý thực hiện một số điều sau đây:

    Bổ sung thêm chất xơ cho cơ thể: Loại chất này rất tốt cho hệ tiêu hóa, chúng sẽ ngăn được tình trạng táo bón và từ đó làm giảm các triệu chứng mà người bệnh mắc phải. Do đó, một chế độ ăn với nhiều chất xơ thực sự rất quan trọng đối với những người đi đại tiện ra dịch nhầy, nhất là người bị táo bón mạn tính. Các thực phẩm giàu chất xơ nên sử dụng bao gồm các loại rau xanh, ngô, bơ, táo, các loại đậu…

Đi ngoài ra dịch nhầy có thể là dấu hiệu của những bệnh nguy hiểm. hãy chủ động thăm khám và chữa trị kịp thời để bảo vệ sức khỏe bản thân khi thấy các triệu chứng trên.

ThuocDanToc.vn không đưa ra bất kì lời khuyên, tham vấn, chẩn đoán y khoa.

Xem video: Sống khỏe mỗi ngày VTV2: Điều trị viêm đại tràng mạn tính tại Trung tâm Thu*c Dân Tộc

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/di-ngoai-ra-chat-nhay)

Chủ đề liên quan:

đi ngoài màu vàng ngoài ra

Tin cùng nội dung

  • Nhân dân ta quen dùng lá Mơ Tam thể để chữa kiết lỵ đi ngoài ra máu mùi hoặc có sốt, hay đại tiện thất thường, ỉa chảy phân lổn nhổn: người ta lấy lá Mơ Tam thể thái nhuyễn trộn với một quả trứng gà
  • Con em 7 tháng tuổi, khi cháu được 3 tháng thì em bị bệnh phải cai sữa bé chuyển sang ăn bột. Mấy tuần đầu cháu ăn rất tốt nhưng nay đi ngoài phân sống và không tăng cân (dù cháu ăn ngày 3 bữa bột ngon lành). Xin bác sĩ tư vấn phải làm thế nào?
  • Tinh dịch thường có màu trắng đục, tuy nhiên, có một số trường hợp tinh dịch có thể có màu khác, thường có màu vàng.
  • Con trai em được 2 tháng, nhưng gần 1 tháng nay cháu đi ngoài hay bị sủi bọt.
  • Gam màu rực rỡ là xu hướng mới trên sàn diễn thời trang và thảm đỏ. Trong đó, màu vàng tươi sáng, tinh tế được rất nhiều tín đồ thời trang yêu thích.
  • Thực phẩm màu vàng rất tốt cho hệ tiêu hóa, tăng cường chức năng của dạ dày và ruột. Đồng thời, nó cũng có thể cải thiện trí nhớ, cung cấp năng lượng cho cơ thể con người và điều hòa nội tiết tố.
  • Bình thường chị Lan vui vẻ là vậy, nét mặt lúc nào cũng tươi tắn, chị lại hay nói chuyện vui nên đi đến đâu là chị mang tiếng cười đến đó. Ấy vậy mà mấy hôm nay, gặp chị ở chợ thấy chị cứ buồn buồn, lo lắng, mặt mũi hốc hác như thiếu ngủ.
  • Loạn khuẩn đường ruột dẫn đến tiêu chảy là tác dụng phụ thường gặp khi dùng kháng sinh
  • Ông Nam đang nằm điều trị tại bệnh viện, được vài hôm bệnh của ông đã đỡ, bác sĩ chuyển Thu*c uống cho ông và về nhà điều trị ngoại trú.
  • Em là nam 22 tuổi, sinh hoạt bình thường và chưa quan hệ với bất kỳ ai. Em thủ dâm không nhiều, nhưng dạo gần đây thấy tinh dịch có màu vàng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY