Thận , Tiết niệu hôm nay

Đi tiểu mà có biểu hiện này, cẩn thận cơ thể đang kêu cứu

Nhiều người sau khi tiểu, cơ thể bỗng có cảm giác lạnh run. Đây có phải là một biểu hiện của chứng thận hư hay là tín hiệu của bệnh gì?
Vì sao bạn bỗng phát lạnh run khi vừa tiểu xong?

Đầu tiên, hiện tượng lạnh run là một phản xạ S*nh l* và là phản xạ có điều kiện cố hữu của cơ thể con người. Nếu cơ thể của một người cảm thấy lạnh và biểu hiện bằng trạng thái run rẩy chính là lúc cơ thể đang tự phát ra nhiệt lượng, đây là một cách điều tiết thân nhiệt.

Do dịch nước tiểu tồn tại trong bàng quang luôn duy trì ở trạng thái “được giữ ấm”, khi nước tiểu thải ra ngoài cũng đồng nghĩa một phần nhiệt lượng bên trong cơ thể bị lấy đi. Do đó, nhiều người sẽ cảm giác được tín hiệu “lạnh” và theo phản xạ thì cơ thể sẽ phát run như một cách bổ sung nhiệt lượng đã mất đi.

Vậy lạnh run sau khi tiểu có phải cũng là biểu hiện của thận hư?

Tuy nói hiện tượng cảm thấy lạnh và run rẩy là phản xạ S*nh l* nhưng không phải ai cũng có. Theo điều tra thống kê thì có vẻ tình trạng này ở nam giới xảy ra nhiều hơn nữ giới. Cũng chính vì vậy mà có người cho rằng, lạnh run sau khi tiểu là tín hiệu thận hư.
Thực tế, nữ giới cũng gặp hiện tượng này không ít nhưng về mặt khoa học thì trước mắt chưa có nghiên cứu nào thật sự chứng minh nó có liên quan trực tiếp đến chức năng thận hay chức năng T*nh d*c.

Tuy nhiên từ góc độ của Đông y, thường xuyên bị lạnh run có thể là biểu hiện của chứng dạ dày hàn, sợ lạnh. Bạn có thể ăn thêm thực phẩm thuộc tính “dương”, ấm như thịt bò, thịt dê, gừng tươi v.v… để tăng khả năng chống lạnh cho cơ thể.

Những biểu hiện khác thường khi tiểu tiện cần chú ý

Trong nước tiểu có nổi nhiều “bong bóng” nhỏ và dày đặc, đồng thời không mất đi dù để trong thời gian dài thì có thể do hàm lượng Proteinuria quá cao, cần cảnh giác bệnh thận tiềm ẩn.

Nước tiểu bình thường nên có màu vàng nhạt và tương đối trong. Vì vậy nếu nước tiểu xuất hiện màu sắc khác hoặc đục thì hệ thống tiết niệu của bạn có thể có nguy cơ kết sỏi.

Người khỏe mạnh mỗi ngày thường đi tiểu khoảng 4 – 5 lần, buổi tối có thể thêm 1 – 2 lần đều có thể chấp nhận được. Nhưng nếu vẫn ăn uống khoa học mà số lần đi tiểu đột ngột tăng cao không rõ nguyên nhân, bạn cần chú ý các chứng viêm nhiễm đường tiểu, bệnh tiểu đường hoặc tuyến tiền liệt có vấn đề.

Tiểu đau chính là do “cửa” đường tiểu bị kích thích mạnh, không thoải mái và có thể là biểu hiện của hệ thống tiết niệu bất bình thường, điển hình như viêm bàng quang hay viêm tuyến tiền liệt.

Phái đẹp có nên dùng giấy vệ sinh lau sau khi tiểu tiện?
Sử dụng giấy vệ sinh khi tiểu tiện là thói quen phổ biến ở nhiều người. Tuy vậy các chuyên gia cảnh báo rất nhiều loại giấy trên thị trường đều làm từ giấy tái chế. Chúng chứa nhiều vi khuẩn nguy hiểm như Escherichia coli, Helicobacter pylori, Shigella Castellani v.v…

Nữ giới nếu nhiều lần dùng giấy vệ sinh không hợp quy cách lau chùi *m đ*o thì vi khuẩn rất dễ lưu lại và sinh sôi. Khi chúng đạt đến một số lượng nhất định sẽ dẫn đến các vấn đề như viêm *m đ*o, thậm chí là viêm cổ tử cung.

Tuy cơ thể chúng ta có hệ miễn dịch và khả năng “tự làm sạch” tự nhiên nhưng với điều kiện chỉ thỉnh thoảng dùng giấy vệ sinh lau chùi, nếu dùng thường xuyên thì nguy cơ nhiễm khuẩn và phát bệnh sẽ tăng cao. Cách tốt nhất vẫn là sau khi tiểu tiện không cần dùng giấy lau, chỉ cần bạn thay nội y sạch sẽ mỗi ngày là được.

Theo Vietnamnet/ Familydoctor, Sina

 
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/di-tieu-ma-co-bieu-hien-nay-can-than-co-the-dang-keu-cuu-n393251.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY