Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng hôm nay

Là một chuyên khoa về kỹ thuật y học, thuộc lĩnh vực khoa học sức khỏe hỗ trợ, thực hiện những kỹ thuật vật lý không dùng thuốc trực tiếp tác động lên người khuyết tật để điều trị như nhiệt trị liệu (tia hồng ngoại, bùn nóng, parafin), điện trị liệu, thủy trị liệu (nước suối khoáng, nước nóng), laser trị liệu, xoa bóp, … Một số bệnh lý có thể điều trị bằng vật lý trị liệu như đau do chấn thường sau thể thao, đau đầu mất ngủ kinh niên, đau lưng do thoái hóa - thoát vị đĩa đệm cột sống, đau cổ gáy, viêm quanh khớp vai, đau dây thần kinh cơ xương khớp,….

Điều trị đau thần kinh tọa bằng vật lý trị liệu

BS.CK2 Nguyễn Xuân Thắng - Phụ trách Khoa Y học cổ truyền - Phục hồi chức năng, Bệnh viện Nhân dân 115 hướng dẫn điều trị đau thần kinh tọa bằng vật lý trị liệu.

1) Nguyên nhân đau thần kinh toạ
- Thoát vị đĩa đệm: Đây là nguyên nhân thường gặp nhất, khối lồi ra của đĩa đệm làm đè ép vào dây thần kinh toạ gây đau.
- Thoái hoá cột sống thắt lưng: Thoái hoá gây ra gai xương xâm lấn vào lỗ liên đốt cột sống, là nơi dây thần kinh toạ thoát ra khỏi cột sống, gai xương đủ lớn sẽ tác động tới dây thần kinh toạ mà gây đau. Đôi khi thoái hoá làm hẹp ống sống cũng là nguyên nhân gây đau.
- Trượt đốt sống: Khi trượt đốt sống sẽ làm hẹp lỗ liên đốt cột sống gây tác động vào thần kinh toạ gây đau.
- Các nguyên nhân khác như chấn thương, viêm… cũng có thể gây ra đau thần kinh toạ. Những nguyên nhân hiếm gặp khác là do mạch máu biến dạng, phình lên đè ép vào dây thần kinh toạ nơi nó đi qua gây đau.

2) Các nguy cơ gây đau thần kinh toạ:- Lớn tuổi: Thoái hoá theo quy luật tích tuổi xảy ra, trong đó có thoái hoá đĩa đệm và thân đốt sống. Thoái hoá đĩa đệm sẽ làm cho vòng sợi của đĩa đệm giảm chất lượng, kém đàn hồi và tạo điều kiện cho đĩa đệm sẽ đẩy lệch sang một phía gây thoát vị đĩa đệm và gây tác động lên dây thần kinh toạ. Thoái hoá cột sống là nguy cơ gây gai xương và trượt đốt sống.
- Công việc nặng: Với người phải làm công việc nặng là nguy cơ để tăng áp lực lên cột sống, nếu tư thế làm việc không hợp lý sẽ dễ gây ra thoát vị đĩa đệm.
- Làm việc lâu một tư thế: Những người phải làm việc lâu trong một tư thế, ví dụ như ngồi lâu sẽ làm cho cột sống luôn giữ trong một tư thế dễ dẫn tới tình trạng giảm máu nuôi tới cột sống và cơ cạnh cột sống, áp lực liên tục về một phía đĩa đệm. Kéo dài tình trạng này sẽ dẫn đến nhanh thoái hoá cột sống và đĩa đệm, là nguyên nhân chính gây đau thần kinh toạ.
- Vi chấn thương: Người phải làm việc trong môi trường rung xóc liên tục như lái xe, sẽ liên tục tạo chấn thương nhỏ nhưng liên tục lên cột sống, đĩa đệm cũng sớm gây ra thoái hoá cột sống và đĩa đệm.
- Tư thế sinh hoạt không hợp lý với S*nh l* cột sống: Ví dụ đi giày, guốc cao gót kéo dài, làm thay đổi tư thế S*nh l* của cột sống, cột sống luôn ưỡn ra phía trước quá mức. Đây vừa là nguyên nhân gây ra đĩa đệm bị tăng áp lực về một phía, vừa làm cho dễ gây ra trượt đốt sống. Có lẽ vì đi guốc, giày cao gót mà tỷ lệ trượt đốt sống ở phụ nữ rất cao.

3) Điều trị bằng vật lý trị liệuĐiều trị vật lý trị liệu cũng tuân thủ nguyên tắc điều trị đau thần kinh toạ thông thường, bao gồm: Giảm đau, mềm cơ, điều trị nguyên nhân…
• Điều trị giảm đau, mềm cơ: có thể áp dụng nhiều phương pháp của vật lý trị liệu:
- Siêu âm điều trị: Siêu âm đặc biệt có giá trị giảm đau và mềm cơ cạnh cột sống.
- Sóng ngắn: Đây là phương pháp giảm đau chống viêm rất tốt, áp dụng cho bệnh nhân đau nhiều và đau kiểu viêm.
- Điện xung: Với rất nhiều dòng giảm đau khác nhau, tuỳ trường hợp sẽ chọn dòng phù hợp để giảm đau cả vùng thắt lưng là đau dọc theo dây thần kinh toạ. Các khuyến cáo, nên điều trị bằng điện xung thời gian từ 20 đến 30 phút cho một lần điều trị có tác dụng giảm đau tốt nhất do tác động được vào cả 3 cơ chế giảm đau: tại chỗ, kiểm soát cổng và thần kinh trung ương. Ngoài ra, điện xung có tác dụng kích thích cơ, có tác dụng với trường hợp đau thần kinh toạ có teo cơ, yếu cơ chân.
- Điều trị bằng tay: Xoa bóp và vận động vừa có tác dụng giảm đau vừa có tác dụng mềm cơ. Xoa bóp và vận động đúng cách có thể giảm được đau ngay tức thì cho bệnh nhân đau thần kinh toạ, đặc biệt là đau vùng thắt lưng.
- Điều trị bằng châm cứu:Với các nghiên cứu phân tích gộp, bằng chứng mạnh về vai trò điều trị của châm cứu. Nên các khuyến cáo trên thế giới cũng khuyên nên điều trị bằng châm cứu kết hợp.
- Sử dụng đai cố định cột sống: Khi đang đau nhiều, sử dụng đai cột sống sẽ giúp giảm được đau. Ngoài ra, đai cột sống giúp giảm áp lực lên đĩa đệm bị thoát vị, giúp giảm nguy cơ bị thoát vị nặng thêm, đặc biệt là bệnh nhân phải di chuyển nhiều bằng xe, ngồi nhiều, đi lại nhiều…

• Điều trị nguyên nhân:- Điều trị nguyên nhân thoát vị đĩa đệm:
Kéo giãn cột sống: Là phương pháp rất tốt trong điều trị thoát vị đĩa đệm.
Chỉ định điều trị khi khối thoát vị dưới 9mm và không có mảnh vỡ đĩa đệm, không có tổn thương khác trên vùng cột sống thắt lưng có chống chỉ định kéo giãn cột sống: Loãng xương nặng, lao xương, ung thư di căn tới xương, có các nẹp vít, đĩa đệm nhân tạo...ngoài ra một số bệnh nội khoa khác cũng có chống chỉ định kéo giãn.
Lợi ích của kéo giãn: Làm giảm áp lực trong khoang gian đốt sống, tạo điều kiện để khối thoát vị dịch chuyển về tư thế hình dạng ban đầu. Ngoài ra, kéo giãn đốt sống tạo áp lực âm trong khoang gian đốt sống làm cho tăng thẩm thấu, nuôi dưỡng lại cho đĩa đệm vì đĩa đệm chỉ được nuôi dưỡng bằng thẩm thấu. Một lợi ích khác của kéo giãn cột sống là làm thư giãn cơ, làm mềm cơ cạnh cột sống.
Điều trị bằng tay: Các động tác đẩy tách đốt sống kết hợp với làm mềm cơ cạnh sống và tập cột sống sẽ làm cho cơ cạnh sống không bị co kéo mất cân xứng, vị trí các đốt sống đều đặn tạo điều kiện cho đĩa đệm có cơ hội hồi phục. Điều trị bằng tay cho đau thần kinh toạ đôi khi được gọi bằng các tên khác như tác động cột sống, kích thích cột sống, di động cột sống…
Các phương pháp khác: Như siêu âm, sóng ngắn, điện xung, laser, từ trường, châm cứu… có tác động hỗ trợ điều trị nguyên nhân thoát vị đĩa đệm do làm mềm cơ cạnh sống, giúp cho cơ hết co cứng, cơ cân xứng 2 bên cột sống, giúp cho giảm áp lực lên đĩa đệm, tạo điều kiện cho phục hồi đĩa đệm.
Cơ cạnh sống cân bằng về lực và mềm dẻo, không bị co cứng là điều kiện quan trọng để giảm đau và phục hồi tình trạng thoát vị đĩa đệm. Trong một số trường hợp thoát vị đĩa đệm nhẹ, chỉ cần điều trị bằng các phương pháp giảm đau và mềm cơ cạnh sống, tình trạng thoát vị đĩa đệm sẽ hồi phục.
Trong các trường hợp các cơ cạnh sống không co cứng mà mềm nhẽo mà đau kéo dài, thì cần tập mạnh cơ cạnh sống.

- Điều trị nguyên nhân trượt đốt sống: Kéo giãn cột sống: Chỉ định điều trị khi trượt đốt sống độ II trở xuống, không có gãy cung sau đốt sống, nên kéo liên tục và kéo với trọng lượng nhẹ.
Các phương pháp vật lý trị liệu cũng áp dụng giống như thoát vị đĩa đệm.

- Điều trị nguyên nhân thoái hoá cột sống thắt lưng: Kéo giãn cột sống: Được áp dụng khi đau và co cứng cơ nhiều, thoái hoá cột sống kết hợp với thoái hoá đĩa đệm, thoát vị đĩa đệm.

4) Phòng nguy cơ mắc bệnh và phòng đau thần kinh toạ tái phátTham khảo bài tập cho bệnh nhân đau thắt lưng:>> Bài tập cho người đau thắt lưng mạn tính

Theo BS.CK2 Nguyễn Xuân Thắng
Phụ trách Khoa Y học cổ truyền - Phục hồi chức năng, Bệnh viện Nhân dân 115
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/dieu-tri-dau-than-kinh-toa-bang-vat-ly-tri-lieu-n395591.html)

Tin cùng nội dung

  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Yêu thô bạo có thể mang đến cho bạn cảm giác mới lạ, nhưng đừng quá lạm dụng nó bởi những tác hại dưới.
  • Mùa đông, nằm gần cửa sổ có luồng gió lạnh thổi vào, sau khi ngủ tỉnh dậy thấy mặt bị méo xệch sang một bên thì đó là do liệt thần kinh số VII ngoại biên do lạnh.
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Trị liệu và tư vấn tâm lý là phương pháp chữa bệnh nhằm mục đích cải thiện sức khoẻ tâm thần cho những bênh nhân bị rối loạn tâm thần hay những người đang gặp vấn đề về tâm lý hoặc hành vi. Với bệnh nhân tâm thần đang được chữa trị bằng Thu*c, trị liệu tâm lý giúp hỗ trợ kết quả điều trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY