Bài thuốc dân gian hôm nay

Dùng hoa phòng, chống bệnh trĩ

Trong y học cổ truyền, bệnh trĩ thuộc phạm vi chứng trĩ hạ, gây nên bởi nhiều nguyên nhân khác nhau và các biện pháp trị liệu cũng hết sức phong phú,
Trong y học cổ truyền, bệnh trĩ">bệnh trĩ thuộc phạm vi chứng trĩ hạ, gây nên bởi nhiều nguyên nhân khác nhau và các biện pháp trị liệu cũng hết sức phong phú, trong đó có một phương thức rất độc đáo là dùng các loại hoa để chữa trị, được gọi là trĩ hoa liệu pháp. Một vài ví dụ dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu biết thêm về vấn đề này.

Bài 1: Hoa hòe tươi 50g, thịt lợn nạc 120g, gia vị vừa đủ. Thịt lợn rửa sạch, thái miếng, ướp gia vị rồi đem hầm với hoa hoè, chia ăn vài lần trong ngày. Công dụng: tư âm nhuận táo, lương huyết chỉ huyết, dùng để chữa trĩ xuất huyết do nhiệt thịnh.

Bài 2: Cúc hoa 120g, đường đỏ 120g. Hai thứ đem hấp cách thuỷ với 2 bát nước rồi chia uống vài lần trong ngày. Công dụng: hoạt huyết tiêu thũng, dùng để chữa trĩ mới bị sưng đau.

Bài 3: Hoa hoè 60g sắc kỹ lấy nước, chia 2/3 uống và 1/3 dùng để ngâm rửa hậu môn, mỗi ngày 1 thang. Công dụng: thanh nhiệt tả hỏa, lương huyết chỉ huyết, dùng để chữa trĩ sa ra ngoài, sưng đau.

Bài 4: Hoa hoè 50g, hoa kinh giới 50g, hai thứ đem sấy khô, tán bột, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 5g với nước cơm hoặc nước cháo. Công dụng: thanh nhiệt tán phong, lương huyết chỉ huyết, dùng để chữa trĩ viêm loét chảy máu, sa niêm mạc trực tràng xuất huyết.

Bài 5: Hoa mào gà 10g, phượng nhãn thảo 10g. Hai thứ đem sắc lấy nước ngâm rửa hậu môn, mỗi ngày 2 lần. Công dụng: thanh nhiệt lương huyết, tiêu thũng, dùng để chữa trĩ viêm loét, sưng nề quanh hậu môn.

Bài 6: Hoa lăng tiêu 100g sấy khô tán bột, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 5g với nước cháo gạo nếp. Công dụng: lương huyết tán ứ, dùng để chữa trĩ nội xuất huyết, nứt kẽ hậu môn.

Bài 7: Hoa sơn trà 15g, hoa hòe 15g. Hai thứ đem hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày, mỗi ngày dùng 1 thang, hãm uống nhiều lần. Công dụng: thanh nhiệt lương huyết, tán ứ chỉ huyết, dùng để chữa trĩ xuất huyết.

Bài 8: Hoa mướp 20g, hoa hòe 10. Hai thứ đem hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày, mỗi ngày dùng 1 thang, hãm uống vài ba lần. Công dụng: tiêu thũng tán ứ, lương huyết chỉ huyết, dùng để chữa trĩ xuất huyết.

Bài 9: Hoa mướp lượng vừa đủ, rửa sạch, giã nát rồi đắp vào hậu môn. Công dụng: thanh nhiệt giải độc, lương huyết, dùng để chữa trĩ sa.

Bài 10: Hoa sắn dây 6g, bột hồ tiêu 3g. Đem hoa sắn dây sấy khô, tán bột rồi trộn đều với bột hồ tiêu, chia uống làm 2 lần trong ngày. Công dụng: thanh nhiệt giải độc, tiêu thũng chỉ thống, dùng để chữa trĩ sưng đau.

Bài 11: Hoa bọ mẩy 50g, ruột già lợn 300g. Ruột lợn làm sạch, thái khúc rồi đem hầm với hoa bọ mẩy. Khi chín, bỏ hoa, chế đủ gia vị, ăn cái uống nước. Công dụng: nhuận tràng, bổ huyết, hòa huyết, dùng để chữa trĩ xuất huyết.

Bài 12: Hoa sơn trà 100g sấy khô, tán thành bột mịn, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 6g với nước ấm. Công dụng: tiêu thũng tán ứ, lương huyết chỉ huyết, dùng để chữa trĩ xuất huyết.

Bài 13: Hoa hòe tươi 250g, thịt gà 150g, cà chua 25g, tỏi 25g, lòng trắng trứng gà 1 quả, bột mỳ, rau mùi, giấm, dầu thực vật và gia vị vừa đủ. Hoa hòe rửa sạch, chần qua nước sôi, để ráo nước; thịt gà loại bỏ gân thái chỉ rồi đem ướp với gia vị, lòng trắng trứng và bột mỳ; rau thơm thái nhỏ, cà chua thái chỉ. Đổ dầu thực vật vào chảo, đun nóng già rồi cho thịt gà, hoa hòe vào đảo đều, khi gần chín cho cà chua vào đun thêm một lát là được, đổ ra đĩa, rải rau mùi lên trên, ăn nóng. Công dụng: tư âm ích khí, lương huyết giáng áp, dùng để chữa trĩ xuất huyết, đau mắt đỏ, tăng huyết áp.

Bài 14: Hoa hòe tươi 250g, trứng gà 3 quả, thịt hun khói 20g, hạt đậu Hà Lan luộc chín, hành củ, mỡ lợn và gia vị vừa đủ. Hoa hòe rửa sạch, chần qua nước sôi, để ráo nước; thịt hun khói thái vụn; trứng gà đập ra bát, cho gia vị, thịt hun khói và hoa hòe vào quấy đều. Đặt chảo lên bếp, bỏ mỡ lợn vào đun nóng và phi hành cho thơm rồi cho trứng gà và hoa hòe vào tráng chín, ăn nóng. Công dụng: tư âm nhuận táo, lương huyết chỉ huyết, dùng để chữa trĩ xuất huyết.

ThS. Hoàng Khánh Toàn

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-dung-hoa-phong-chong-benh-tri-18650.html)

Tin cùng nội dung

  • Cơn trĩ cấp và cơn đau rát hậu môn do nứt kẽ là những cơn đau buốt rát làm người bệnh khó chịu, đau đớn. Để khống chế các cơn đau này phải sử dụng đến một số Thuốc.
  • Bệnh trĩ là bệnh rất phổ biến, đứng hàng đầu trong các bệnh lý vùng hậu môn đến nhập viện. Có hai loại trĩ là trĩ nội và trĩ ngoại.
  • Y học cổ truyền coi trọng các biện pháp dự phòng và chữa trị bệnh trĩ bằng tập luyện.
  • Ngoài giá trị làm thức ăn và làm Thu*c hoa thiên lí thần dược trị bệnh trĩ, chỉ 4 - 5 lần đã thấy hiệu quả.
  • Một số nghề do phải ngồi lâu, đứng lâu như thợ may, thợ đứng máy, làm nghề đánh máy vi tính... cũng có nguy cơ mắc bệnh trĩ.
  • Cũng là bệnh, nhưng những bệnh lý tim mạch, tiểu đường… thường được khổ chủ chia sẻ khi gặp bạn bè, nhưng bệnh trĩ và táo bón thường bị giấu nhẹm.
  • Khi thấy hậu môn chảy máu, đau rát, ngứa, vân vân, nhiều người cho rằng bị bệnh trĩ, tự tìm các loại lá đắp lên vết thương, hoặc mua Thu*c bôi rụng trĩ, gây ra nhiều biến chứng trầm trọng.
  • Ở Việt Nam hiện nay có khoảng 30% - 50% dân số mắc bệnh trĩ, chủ yếu là người làm nghề lái xe, thợ may, nhân viên văn phòng…
  • Hậu môn có cục thịt dư to bằng hạt đậu, không đau rát, không ngứa, cũng không chảy máu. Xin hỏi có phải trĩ và có cần điều trị?
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY