Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Dùng Thuốc đúng cách chữa rối loạn “khó nói”

Táo bón và tiêu chảy là 2 triệu chứng rất thường gặp. Tuy nhiên không phải lúc nào các tình trạng này xảy ra cũng cần phải dùng Thuốc.

Trong những trường hợp điều chỉnh chế độ sinh hoạt, ăn uống mà táo bón không hết hoặc tiêu chảy nhiều trong ngày, kéo dài gây mất nước, mệt mỏi... ảnh hưởng đến sức khỏe người mắc, cần dùng Thuốc để trị.

Đối với tiêu chảy

Nguyên nhân phổ biến nhất gây tiêu chảy là nhiễm trùng đường ruột (do ăn uống thực phẩm không đảm bảo vệ sinh chứa vi khuẩn, ký sinh trùng), ngộ độc thực phẩm (ăn thực phẩm bị ôi thiu...), do virus (Rotavirus), loạn khuẩn đường ruột (do dùng Thuốc kháng sinh), do một số bệnh ở đường ruột (viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích)... Người bệnh có thể đi đại tiện phân lỏng 3 lần hoặc nhiều hơn mỗi ngày. 

Điều đầu tiên khi bị tiêu chảy là cần bù nước và điện giải bằng đường uống. Thường dùng dung dịch oresol (ORS). Hiện trên thị trường có gói bột pha với 200ml, 1.000ml nước. Người dùng cần đọc kỹ hướng dẫn của nhà sản xuất để pha đúng tỷ lệ. Không được pha với ít hoặc nhiều nước hơn so với khuyến cáo. Bởi dung dịch được pha loãng hay đặc hơn (khuyến cáo) đều gây hại. Dung dịch ORS này sẽ giúp bổ sung nước và chất điện giải bị mất trong phân. Trong trường hợp người bệnh bị tiêu chảy nặng (mất nhiều nước) hoặc không thể uống (uống vào bị nôn)... cần bổ sung nước và chất điện giải qua đường truyền tĩnh mạch (tại cơ sở y tế).

Thuốc kháng sinh chỉ được dùng khi xác định tiêu chảy do vi khuẩn hoặc ký sinh trùng gây ra, không dùng trong trường hợp nguyên nhân là do virus. Nếu tiêu chảy là triệu chứng của một số bệnh lý đường ruột cần điều trị các bệnh này...

Tăng cường ăn rau củ quả để ngừa táo bón.

Chứng táo bón

Táo bón là trạng thái đi tiêu phân khô cứng, buồn đi mà không đi được, thời gian đi tiêu lâu hoặc nhiều ngày mới đi tiêu... Nếu để lâu ngày gây nhiều biến chứng như nứt hậu môn, trĩ, viêm đường niết niệu và một số vấn đề về đại tràng. Có rất nhiều Thuốc trị táo bón, tùy theo từng nguyên nhân gây táo bón, bác sĩ sẽ lựa chọn Thuốc dùng phù hợp.

Thuốc trị táo bón tạo khối (igol, metamucil): các loại Thuốc này chứa rất nhiều chất xơ, chất sợi và chất nhầy từ nguyên liệu tự nhiên. khi uống vào cơ thể chúng sẽ có tác dụng hút nước, làm tăng thể tích phân và kích thích phản xạ đi đại tiện tự nhiên. những loại Thuốc này can thiệp tự nhiên, an toàn nhưng thời gian đạt hiệu quả thường chậm hơn so với những loại Thuốc khác.

Thuốc trị táo bón thẩm thấu (sorbitol, forlax, lactitol): thường chứa các muối vô cơ, đường. khi uống vào, Thuốc giữ nước trong lòng ruột giúp thải phân ra ngoài dễ dàng hơn.

Thuốc làm mềm phân (docusat): giúp nước thấm vào khối phân, làm phân mềm và dễ di chuyển hơn.

Thuốc bôi trơn (norgalax, microlax): dùng bơm hậu môn.

Thuốc trị táo bón kích thích (bisacodyl, cascara): tác động trực tiếp lên thần kinh chức năng vận động bài tiết của ruột, gây co bóp các cơ thành ruột tạo nhu động ruột đẩy phân ra ngoài. loại Thuốc này cho hiệu quả nhanh nhưng không cho phụ nữ chữa táo bón ở phụ nữ mang thai.

Khi dùng Thuốc người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, dùng đúng liều chỉ định, đúng cách và biết các bất lợi của Thuốc có thể xảy ra để biết cách phòng ngừa, khắc phục. Nếu gặp bất lợi cần thông báo cho bác sĩ biết để được xử trí kịp thời.

Ngoài ra, để phòng ngừa táo bón, cần: uống nước đầy đủ mỗi ngày; tăng cường ăn nhiều rau xanh; tránh nhịn đi tiêu; tập thói quen đi đại tiện ngay khi có nhu cầu; tránh ngồi nhiều và tăng cường vận động...  

Khuyến cáo của bác sĩ

Không được dùng ngay Thuốc cầm tiêu chảy, vì trong trường hợp bị ngộ độc thực phẩm, dùng Thuốc cầm ngay tiêu chảy không có lợi, cơ thể cần tiêu chảy để tống chất độc ra khỏi cơ thể. Chỉ khi tiêu chảy không khu trú, kéo dài mới tính tới chuyện dùng Thuốc cầm tiêu chảy như loperamid (dùng theo chỉ định của bác sĩ). Khi bị tiêu chảy nặng hoặc tiêu chảy hơn 3 ngày cần đi khám bệnh để được xử lý kịp thời, thích hợp.

DS. Hoàng Thu Thủy

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/dung-thuoc-dung-cach-chua-roi-loan-kho-noi-n191694.html)
Từ khóa: táo bón

Chủ đề liên quan:

táo bón

Tin cùng nội dung

  • Táo bón dường như là nỗi niềm chung của dân văn phòng. Sở dĩ là vì bệnh có liên quan tới thói quen ăn uống và vận động.
  • Ăn bất cứ cái gì vào là khoảng vài tiếng sau em buồn đi, có lúc chỉ buồn tiểu thôi mà cũng kèm đại tiện luôn. BS của Mangyte cho em hỏi, em bị làm sao ạ?
  • Em bé 24 ngày tuổi đi ngoài 20 lần 1 ngày, phân màu vàng, hơi lỏng. Bm bé đi ngoài nhiều như vậy có nguy hiểm không, Mangyte ơi?
  • Nghiên cứu cho thấy, có tới 60% trẻ dưới 6 tháng tuổi, có triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Hậu quả khiến trẻ chậm lớn, quấy khóc, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
  • Táo bón có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng người già bị táo bón nhiều hơn. Để đề phòng, nên ăn nhiều rau quả, vận động thường xuyên…
  • Táo bón là bệnh rất thường gặp, nhất là ở người già và trẻ em. Hiện nay, bệnh cũng hay gặp ở tuổi trẻ, đặc biệt là những người làm việc nơi công sở. Táo bón tuy không nguy hiểm nhưng gây nhiều phiền toái cho người bệnh.
  • Táo bón do nhiều nguyên nhân như tràng vị táo nhiệt, cơ thể suy nhược, khí huyết không tốt, khẩu phần ăn ít rau, ít chất xơ, nhu động ruột kém, do viêm đại tràng co thắt, ít vận động,… Bên cạnh việc dùng Thu*c, điều chỉnh thói quen sinh hoạt, có thể sử dụng một số thực phẩm - vị Thu*c sau đây có tác dụng hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh táo bón.
  • Táo bón do thiếu hoạt động và thói quen ăn uống hàng ngày. Có thể làm cho giảm nhu động ruột của trẻ và khiến phân khó ra ngoài hơn là do táo bón.
  • Táo bón là bệnh rất thường gặp vào mùa đông do thời tiết khô. Những người dễ mắc bệnh nhất là người cao tuổi, phụ nữ có thai và trẻ em.
  • Những năm gần đây, tình trạng táo bón trong giới thanh niên, đặc biệt là các chị em nơi công sở đang ngày càng tăng mạnh. Nguyên nhân chủ yếu do áp lực công việc lớn, tâm lý căng thẳng quá mức, cộng thêm ít vận động, ngồi lâu trong văn phòng…
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY