Nội tiết , Tiểu đường hôm nay

Em có bị đái tháo đường thai kỳ không, Mangyte?

Em mang thai tuần thứ 25. Em đi khám, BS kết luận em bị đái tháo đường thai kỳ và cần nhập viện để điều trị làm em rất lo lắng...

Xin chào BS,

Em 37 tuổi, mang thai con so tuần thứ 25, lúc chưa có thai cân nặng 48kg, hiện tại 58,5kg. Em ăn uống vừa phải, ăn ít chất ngọt từ tinh bột và đường. Cách đây 10 ngày do bị cảm nên em có dùng nhiều chất ngọt từ mật ong và nước cam.

- Ngày 23/5 em được test bệnh đái tháo đường bằng cách cho uống 1 cốc nước đường vào thời điểm bất kỳ rồi lấy máu, có kết quả: 12.44 (máu); nước tiểu 10 thông số: 17

- Ngày 26/5 test sàng lọc đái tháo đường, kết quả:

Lúc đói: G0: 5.89

Sau 1h: G1: 13.25

Sau 2h: G2: 11.87

BS kết luận em bị đái tháo đường thai kỳ và cần nhập viện để điều trị làm em rất lo lắng.

- Ngày 27/5, em tiếp tục xét nghiệm máu lúc đói ở 1 BV khác vào sáng sớm với kết quả:

Glucose nước tiểu: âm tính

Máu lúcđói: 5.6

HBA1C: 5.4

AloBacsi ơi, với kết quả trên, em có bị đái tháo đường thai kỳ không ạ? Bệnh nặng lắm không? Em chưa nhập viện mà đang tự điều chỉnh chế độ ăn.Nhà em không có ai bị tiểu đường. Hiện em chỉ dùng vitamin, viên sắt và canxi. Mong nhận được tư vấn của AloBacsi. Em chân thành cảm.

(Trần Thị Thủy - Đà Nẵng)

Ảnh minh họa - nguồn internet

Thủy thân mến,

BS hiểu nỗi lo của bạn. Tuy nhiên trong các XN của bạn có nhiều vấn đề chưa rõ ràng.

- Ngày 23/5 bạn được test chẩn đoán đái tháo đường (ĐTĐ) bằng cách cho uống nước đường rồi lấy máu thử, nhưng lại không cho biết “ly nước đường này có nồng độ bao nhiêu, thử máu sau uống là bao lâu (1 giờ hay 2 giờ)? Như vậy, kết quả xét nghiệm này không có giá trị chẩn đoán.

- Ngày 27/5 bạn có kết quả xét nghiệm máu: đường máu lúc đói (nhưng có đúng là đường huyết sáng đói hay không?) và kết quả này không cao, đường/ nước tiểu không có giá trị trong chẩn đoán ĐTĐ. Đồng thời chỉ số HbA1c cũng không dùng để chẩn đoán ĐTĐ thai kỳ (vì chỉ số này không đúng ở phụ nữ có thai…).

- Kết quả xét nghiệm ngày 26/5, bạn cũng không cho biết rõ là làm nghiệm pháp chẩn đoán này với uống 50gr, 75gr hay 100gr đường. Nhưng kết quả của bạn đạt ngưỡng để chẩn đoán.

Để kết luận một cách chắc chắn lần nữa, bạn cần tái khám chuyên khoa nội tiết, làm lại nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống (đúng yêu cầu).

Chào bạn và chúc bạn thai kỳ khỏe.

BS-CK1 Bùi Thường Hương Thy

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/em-co-bi-dai-thao-duong-thai-ky-khong-alobacsi-n171818.html)

Tin cùng nội dung

  • Từ xưa đến nay, chữa bệnh đái tháo đường bằng ăn uống được coi là cách chữa cơ bản nhất, đó là thực hiện chế độ ăn kiêng theo yêu cầu của bác sĩ nhằm duy trì lượng đường cần thiết trong máu. Chế độ kiêng khem không có nghĩa chỉ được ăn một vài loại lương thực và thực phẩm mà là lựa chọn thực phẩm cung cấp đủ lượng calo cho cơ thể.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Trễ kinh, mệt mỏi và ốm nghén là những triệu chứng phổ biến nhất của giai đoạn đầu mang thai. Bài viết này cũng nói về những thay đổi khác trong ba tháng đầu thai kỳ.
  • Hầu như những người thấy khó chịu trong ba tháng đầu của thai kỳ thường bắt đầu cảm thấy tốt hơn khi bước qua ba tháng giữa. Giảm bớt triệu chứng buồn nôn và nôn của ốm nghén, ít thay đổi xúc cảm hơn, và bạn sẽ cảm thấy khỏe hơn. Đây là một thời điểm tốt để thực hiện những việc chuẩn bị cần thiết để sẵn sàng chào đón con của bạn.
  • Ba tháng cuối thai kỳ được gọi là “giai đoạn căng của thai kỳ! Cùng với sự phát triển của em bé, bạn sẽ cảm thấy cơ thể mình vụng về và nặng nề hơn. Tuy nhiên, bạn sẽ thích thú với cảm giác cử động của bé. Bản năng làm tổ thôi thúc bạn dọn dẹp nhà cửa và chuẩn bị chào đón bé ra đời.
  • Tập thể dục giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn và duy trì cân nặng của mình. Tập luyện còn có thể giúp giảm bớt hoặc ngăn chặn sự khó chịu trong thời gian mang thai. Nó cũng có thể giúp bạn có thêm năng lượng và chuẩn bị cơ thể bạn vào chuyển dạ bằng cách tăng khả năng chịu đựng và sức mạnh cơ bắp. Nếu không mắc bệnh lý nghiêm trọng và đang có một thai kỳ không biến chứng, thường thì tập thể dục là an toàn.
  • Từ khi được thụ tinh cho đến khi sinh, thai nhi sẽ qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau cho đến khi bé đã sẵn sàng để được sinh ra. Bài viết này giới thiệu những điều sẽ xảy ra trong 3 tháng đầu của con bạn.
  • Bộ ba sàng lọc (Triple test) là xét nghiệm máu xác định nồng độ alpha-fetoprotein, human chorionic gonadotropin (hCG) và estriol trong máu mẹ. Kết quả xét nghiệm giúp cho bác sĩ tìm ra những trường hợp em bé có nguy cơ cao hơn bị những dị tật bẩm sinh như hội chứng Down và dị tật ống thần kinh.
  • Siêu âm thai là một xét nghiệm dùng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh của em bé trên màn hình video. Những hình ảnh này giúp bác sĩ đánh giá xem em bé có khỏe không và cũng cho bạn “nhìn trộm” bé một tí.
  • Phụ nữ khi đang mang thai có rất nhiều việc cần phải lo nghĩ, tuy nhiên cũng nên cần phải lưu tâm đến sức khỏe răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY