Hô hấp hôm nay

Gần 30% trẻ em TP HCM bị hen suyễn

Hen suyễn là bệnh mãn tính thường gặp và gây Tu vong hàng đầu trong các bệnh mãn tính ở trẻ em.

Thạc sĩ, bác sĩ Võ Nguyễn Diễm Khanh, Bệnh viện quốc tế Thành Đô cho biết, tỷ lệ người bệnh hen tăng gấp đôi trên toàn thế giới trong vòng 20 năm qua. Theo thống kê của tổ chức chuyên nghiên cứu về hen suyễn và dị ứng ở trẻ em trên toàn cầu, riêng ở TP HCM tỷ lệ trẻ bệnh hen là 29,1%, cao nhất ở vùng châu Á.

Hen suyễn là tình trạng các đường thở trong phổi bị viêm mạn tính và hẹp lại. Tình trạng này lúc nào cũng hiện diện, ngay cả những khi trẻ cảm thấy hoàn toàn khỏe mạnh. Khi tiếp xúc với một số yếu tố kích thích, đường thở trẻ bị viêm và hẹp nhiều hơn, không khí đi vào phổi rất khó khăn.

Cơn hen cấp tính khiến phổi dễ bị xẹp, bị nhiễm trùng phổi kèm theo suy hô hấp, tổn thương não do thiếu oxy. Ở hen mãn tính, phế nang bị giãn, mất dần chức năng phổi, trẻ khó thở khi gắng sức, không tham gia được các hoạt động học tập, sinh hoạt, vui chơi như trẻ bình thường được.

Trẻ hen suyễn thường khó thở khi gắng sức, không tham gia được các hoạt động học tập, sinh hoạt, vui chơi như trẻ bình thường được. Ảnh: Lê Phương.

Theo bác sĩ Diễm Khanh, cơ chế bệnh sinh của hen suyễn có sự tham gia của 2 nhóm yếu tố. Yếu tố chủ thể gồm di truyền, cơ địa dị ứng, tăng đáp ứng phế quản, giới tính (trẻ nam), chủng tộc. Yếu tố môi trường gồm các chất gây dị ứng (phấn hoa, lông động vật như chó mèo, nấm mốc, bụi nhà, thức ăn), thay đổi thời tiết (từ trời nóng sang trời mưa, máy lạnh), ô nhiễm không khí (hóa chất công nghiệp, xăng dầu, khói Thu*c lá), nhiễm trùng đường hô hấp (cảm cúm, viêm họng, viêm phế quản), các yếu tố tâm lý (xúc động mạnh, vui buồn quá độ), vận động gắng sức…

Một số yếu tố như trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ nhũ nhi, Thu*c hạ sốt Aspirin cũng góp phần làm khởi phát và làm nặng cơn hen.

Cần nghĩ tới hen suyễn khi trẻ có bất kỳ một trong các dấu hiệu:

- Khò khè theo mùa hay khò khè tái phát (từ 3 lần trở lên trong vòng một năm).

- Ho từng cơn, ho dai dẳng đặc biệt là ban đêm và sáng sớm.

- Xuất hiện ho, khò khè, khó thở hay triệu chứng nặng hơn sau hoạt động thể lực hoặc khi có sự hiện diện của các yếu tố kích thích.

- Cảm giác tức ngực, đau ngực (ở trẻ lớn).

- Khi khám thấy trẻ thở khò khè, có thể nghe tiếng rít khi thở ra, thở nhanh hay khó thở.

Cần nhớ khò khè không phải luôn luôn là hen. Hen có thể hiện diện mà không có khò khè.

Kiểm soát yếu tố khởi phát và làm nặng cơn hen:

- Hạn chế máy lạnh khi thay đổi thời tiết.

- Kiểm soát các yếu tố gây dị ứng. Giặt áo gối, thú bông bằng nước nóng mỗi tuần. Không nuôi chó, mèo trong nhà. Vệ sinh nhà cửa, xịt Thu*c diệt côn trùng thường xuyên.

- Không hút Thu*c khi gần trẻ.

- Đeo khẩu trang cho trẻ khi ra đường

- Hạn chế tiếp xúc với người bị cảm cúm, chủng ngừa cúm, phế cầu...

- Tránh căng thẳng, stress tâm lý trong trường học, gia đình... Tránh vui buồn quá độ.

- Tránh những hoạt động gắng sức. 

Bác sĩ Diễm Khanh nhấn mạnh, cần điều trị dự phòng hen để ngừa các yếu tố khởi phát và làm nặng cơn hen, dùng Thu*c điều trị dự phòng, theo dõi định kỳ chức năng phổi (trẻ lớn), điều trị cắt cơn hen... Thu*c dự phòng hen cần dùng hàng ngày trong thời gian dài. Không nên tự ý ngưng Thu*c ngừa cơn ngay cả khi bạn cảm thấy trẻ khỏe mạnh. Khi cần sử dụng Thu*c cắt cơn hơn 3-4 lần một tuần là dấu hiệu bệnh hen không được kiểm soát tốt.

8 câu hỏi đặt ra khi bệnh hen không được kiểm soát tốt. 

- Có phải tại môi trường sống của trẻ?

- Có phải tại môi trường nhà trẻ, trường học?

- Có phải tại cha mẹ cho trẻ dùng Thu*c không đúng cách (không đủ liều, không đều đặn)?

- Có phải tại cha mẹ chưa biết đầy đủ về bệnh hen?

- Có phải tại cha mẹ không biết độ nặng bệnh hen của con mình?

- Có phải tại trẻ không được điều trị đúng Thu*c (không phân biệt Thu*c cắt cơn, ngừa cơn)?

- Có phải tại trẻ dùng bình hít, buồng đệm không đúng cách?

- Có phải trẻ mắc bệnh hen?

Lê Phương

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/suc-khoe/gan-30-tre-em-tp-hcm-bi-hen-suyen-3005744.html)

Tin cùng nội dung

  • Tiêu chảy tức là đi ngoài nhiều hơn và ra phân lỏng. Việc không kiểm soát được có thể dẫn đến giảm cân, mất nước, kém ăn và sức khỏe yếu do tiêu chảy.
  • Ung thư và quá trình điều trị của căn bệnh này đôi khi có thể khiến người bệnh khó nuốt. Lời khuyên nào sẽ hữu ích giúp cải thiện tình trạng khó nuốt cho trẻ
  • Xạ trị vào bụng, ngực, não, hoặc xương chậu có thể gây ra buồn nôn kéo dài trong vài giờ. Buồn nôn và nôn có thể đi từ nhiều nguyên nhân khác nữa.
  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY