Ngoại Hô hấp hôm nay

Khoa Ngoại hô hấp giữ chức năng chẩn khám và điều trị các bệnh lý về hô hấp với các biện pháp can thiệp ngoại khoa, được thực hiện bởi các chuyên gia Lao Phổi và phẫu thuật lồng ngực. Các bệnh lý phổ biến của khoa Ngoại hô hấp như: lao phổi nặng, ung thư phổi, phổi tắc nghẽn mạn tính,...

Giúp trẻ không mắc bệnh đường tiêu hóa, hô hấp khi thời tiết nắng nóng kéo dài

SKĐS -Nắng nóng gay gắt kéo dài kèm theo độ ẩm cao, thời tiết khó chịu tại khu vực phía Nam đã khiến số lượng trẻ mắc bệnh nhiễm khuẩn đường tiêu hóa và hô hấp tăng đột biến. “Làm sao để tăng cường miễn dịch cho trẻ trong giai đoạn này?” là điều các bậc phụ huynh hết sức quan tâm.

Số trẻ nhập viện do nhiễm khuẩn tiêu hóa, nhiễm khuẩn hô hấp tăng cao

Thời gian gần đây, nắng nóng gay gắt kéo dài kèm theo độ ẩm cao, thời tiết khó chịu tại khu vực phía Nam đã khiến số lượng trẻ mắc bệnh nhiễm khuẩn và hô hấp tăng đột biến. Chỉ tính riêng tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ, Trong quý I/2019 đã có gần 10.000 lượt trẻ đến khám các bệnh liên quan đến hô hấp và tiêu hóa, tương đương gần 1.300 ca/ngày. Trong số đó, chủ yếu là các bệnh nhiễm khuẩn tiêu hóa, nhiễm khuẩn hô hấp, chiếm tỷ lệ 95%.

Chị Nguyễn Thị P. – Cần Thơ chia sẻ: “Bé nhà mình mới cai sữa được khoảng 3 tháng, từ lúc đó bạn ấy rất hay ốm vặt, nhất là mấy hôm vừa rồi kéo dài, bé liên tục nhiễm bệnh về đường hô hấp khiến mình rất lo lắng.”

Trẻ mắc bệnh nhiễm khuẩn đường tiêu hóa và hô hấp tăng đột biến do nắng nóng kéo dài ( ảnh minh họa)

Tại sao trẻ dễ mắc bệnh nhiễm khuẩn đường tiêu hóa và hô hấp?

Nguyên nhân trẻ dễ mắc bệnh nhiễm khuẩn đường tiêu hóa và hô hấp trong thời gian qua là do các loại vi khuẩn, virus, nấm mốc… gây bệnh thường phát triển mạnh mẽ hơn trong điều kiện nắng nóng và độ ẩm cao. Trong khi đó, trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ từ 6-36 tháng tuổi, hệ miễn dịch còn non yếu, không đủ sức chống lại tác nhân gây bệnh, sẽ gặp rất nhiều nguy cơ về sức khỏe, dễ bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường tiêu hóa và hô hấp.

Trẻ nhỏ là đối tượng rất dễ bị nhiễm bệnh, đặc biệt là trong giai đoạn dưới 3 tuổi. Theo giải thích của Ths.BS. Huy Thanh – Phó giám đốc bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ: Kháng thể (bao gồm nhiều loại) là những thành phần chính tham gia vào hệ miễn dịch của cơ thể, giúp cơ thể loại bỏ yếu tố gây bệnh. Chúng đều có sự phát triển theo một hướng chung, là kháng thể từ mẹ truyền sang con sẽ giảm dần từ thời điểm 6-8 tháng, trong khi chức năng của hệ miễn dịch thì đến tận năm 3 tuổi (thậm chí là lâu hơn) trẻ mới được hoàn thiện.

Do vậy, giai đoạn từ 6-36 tháng, trẻ luôn luôn có nguy cơ bị nhiễm bệnh, các chuyên gia y tế thường nhắc đến giai đoạn đó bằng khái niệm “khoảng trống miễn dịch” trong những năm đầu đời.

Tăng cường miễn dịch cho trẻ bằng cách bổ sung kháng thể IgG tự nhiên từ sữa non

Theo GS.TS Lê Thị Hợp – Chủ tịch Hội Dinh dưỡng Việt Nam - Nguyên viện trưởng viện Dinh dưỡng quốc gia: Dinh dưỡng miễn dịch rất tiềm năng trong mục tiêu tăng cường và cải thiện miễn dịch cho nhiều đối tượng, đặc biệt là trẻ em. Trong đó, kháng thể IgG từ sữa non là thành phần dinh dưỡng miễn dịch có tác dụng trực tiếp giúp tăng cường miễn dịch cho trẻ trong giai đoạn khoảng trống miễn dịch.

Một trong những sản phẩm dinh dưỡng miễn dịch được các chuyên gia đánh giá cao hiện nay là ColosBaby. Đây là sản phẩm có hàm lượng cao kháng thể tự nhiên IgG cao (1.000mg IgG/100g sữa), có thể giảm tới 50% nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa và hô hấp ở trẻ nhỏ.

Chị Nguyễn Mai Hương (TP. Hồ Chí Minh) chia sẻ: “Mình đã dùng ColosBaby cho cả 2 bé và thấy các bạn ấy rất ít ốm vặt, kể cả khi cai sữa mẹ hay lúc đi học, sức khỏe của các bé đều rất ổn. Chắc chắn mình sẽ còn sử dụng sữa cho các bé lâu dài để các con khỏe mạnh và phát triển tốt.”

ColosBaby có hàm lượng cao kháng thể tự nhiên IgG cao giúp giảm tới 50% nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa và hô hấp ở trẻ nhỏ

ColosBaby là sản phẩm của Công ty Cổ phần sữa VitaDairy Việt Nam- thương hiệu sữa đã có mặt gần 15 năm trên thị trường.Được biết, VitaDairy Việt Nam là một trong những đơn vị tiên phong trong việc đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ.

Tháng 01/2019, đơn vị này đã phối hợp với Bộ Y tế tổ chức chương trình Hội thảo dinh dưỡng miễn dịch tại TP. Hà Nội và dự kiến sẽ tiếp tục tổ chức hội thảo lần 2 tại TP. Cần Thơ với chủ đề “Khoảng trống miễn dịch ở trẻ và vai trò của kháng thể IgG trong phòng ngừa nhiễm khuẩn tiêu hóa - hô hấp” vào ngày 20/4 tới.

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/giup-tre-khong-mac-benh-duong-tieu-hoa-ho-hap-khi-thoi-tiet-nang-nong-keo-dai-n156135.html)

Tin cùng nội dung

  • Nghiên cứu cho thấy, có tới 60% trẻ dưới 6 tháng tuổi, có triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Hậu quả khiến trẻ chậm lớn, quấy khóc, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
  • Xuất huyết tiêu hoá( XHTH) là tình trạng máu chảy ra khỏi lòng mạch của đường tiêu hoá, vào trong ống tiêu hoá. Biểu hiện lâm sàng là nôn ra máu, đi ngoài phân đen.
  • Nhiều người có sở thích ăn đồ nóng vì cho rằng ăn “toát mồ hôi” mới khỏe, mới ngon. Nhưng ít người biết rằng thói quen này có thể khiến mình dễ bị mắc bệnh ung thư thực quản.
  • Ở Việt Nam hiện nay có khoảng 30% - 50% dân số mắc bệnh trĩ, chủ yếu là người làm nghề lái xe, thợ may, nhân viên văn phòng…
  • Chào Mangyte, Tôi nghe nhiều người khen Phòng khám Quốc tế Victoria Healthcare Mỹ Mỹ có chất lượng khám chữa bệnh khá chất lượng nhưng không biết thực hư như thế nào. Mangyte có thể cung cấp cho tôi thông tin các dịch vụ của Khoa Tiêu hóa-Gan mật của phòng khám này có được không? Xin chân thành cảm ơn Mangyte. (Hồ Lê Hoàng Vũ - Quận 5, TPHCM)
  • Khi bị đầy bụng, khó tiêu, ngoài việc nên tránh những thức ăn khó tiêu như dầu, mỡ động vật, và nên ăn các loại thức ăn dễ tiêu, nấu mềm, chúng ta có thể dùng các vị Thuốc có tác dụng kích thích tiêu hóa là những quả, cây, lá có sẵn trong vườn nhà, vừa không tốn kém lại không gây hại cho cơ thể.
  • Theo y học cổ truyền, thảo quả có vị cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng trục hàn, trừ đờm, ấm bụng, tiêu tích, giúp ăn ngon miệng.
  • Đo hô hấp ký là xét nghiệm giúp chẩn đoán các tình trạng bệnh lý của phổi, phổ biến nhất là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Ngoài ra đo hô hấp ký được dùng để theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh lý về phổi, cũng như theo dõi đáp ứng hiệu quả điểu trị.
  • Bụng đầy hơi, khó tiêu, hoặc đau bụng, lạnh bụng, đi tiêu nhiều là những tình trạng thường gặp khi dạ dày chứa quá nhiều món ăn - từ mặn, ngọt, chua, cay, béo...
  • Bạn có thể có nguy cơ bị bệnh phổi liên quan đến công việc nếu không khí tại nơi làm việc chứa quá nhiều bụi, khói, khí gas, hơi hoặc sương mù. Việc hút Thu*c cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh phổi liên quan đến nghề nghiệp. Bài viết này cung cấp những thông tin cơ bản về các nguy cơ và cách phòng tránh.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY