Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Gợi ý cách phòng ngừa sâu răng sữa ở trẻ

Mẹ bổ sung đầy đủ dưỡng chất khi mang thai, lau mảng bám trên răng, nướu, lưỡi bằng miếng gạc sạch thấm từ nước muối S*nh l* khi bé mọc răng.

Sâu răng sữa là tình trạng thường gặp ở trẻ em, có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của bé. mỗi trẻ sẽ có đủ 20 chiếc răng sữa, chiếc răng sữa đầu tiên thường sẽ mọc vào thời điểm 6 tháng tuổi, hoàn tất khi bé được 30 tháng. giai đoạn thay răng thông thường sẽ diễn ra khi bước vào lớp 1, đến 13-14 tuổi sẽ kết thúc quá trình này. hệ răng sữa tuy không phải là răng chính nhưng giữ vai trò quan trọng cho giai đoạn đầu đời. răng sữa giúp bé ăn nhai, phát âm, cân đối gương mặt, giữ chỗ cho răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí.

sâu răng sữa

Theo các chuyên gia răng miệng trẻ em, sâu răng sữa thường được xuất phát từ các nguyên nhân sau:

do người mẹ: trong quá trình mang thai, nếu người mẹ gặp phải các bệnh răng miệng như viêm nha chu, viêm nướu... thì em bé sau khi sinh cũng có tình trạng men răng yếu. vì thế chuyên gia thường khuyên các chị em trước khi mang thai nên khám tổng quát răng miệng, chữa triệt để nếu có bệnh, thường xuyên theo dõi sức khỏe răng miệng trong suốt thai kỳ.

do quá trình ăn uống không lành mạnh của bé: trẻ em có thói quen thích tiêu thụ đồ ngọt trong khi cấu trúc răng của trẻ không khỏe mạnh như người lớn. thông thường lớp men răng, ngà răng đều rất mỏng, dễ bị vi khuẩn tấn công nếu như không có chế độ chăm sóc răng miệng tốt.

Cách mẹ phòng tránh sâu răng sữa ở trẻ

- trong suốt quá trình mang thai cũng như chăm sóc trẻ, mẹ cần có những kỹ năng nhất định để giảm thiểu tối đa tình trạng gây nên sâu răng sữa khi trẻ còn quá nhỏ. việc quan trọng nhất chính là hướng cho trẻ cách chăm sóc răng miệng hàng ngày, sử dụng các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe.

- Các mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất trong khi mang thai, thực phẩm nhiều canxi có lợi cho xương và răng.

- Khi bé đang trong giai đoạn mọc răng sữa, mẹ nên vệ sinh răng miệng, lau mảng bám trên răng, nướu, lưỡi bằng miếng gạc sạch, làm ướt bằng nước ấm hay nước muối S*nh l*.

- Hạn chế các thực phẩm bánh kẹo ngọt... sau khi bú hoặc uống sữa phải luôn làm sạch lại miệng cho bé bằng cách lau miệng hoặc súc miệng bằng nước thường.

- đối với bé trên 3 tuổi, mẹ nên tập cho con thói quen vệ sinh răng tốt, chải răng mỗi ngày, sau khi ăn và trước khi ngủ. sử dụng các dụng cụ vệ sinh răng có nhiều màu sắc kích thích sự hứng thú của bé. đồng thời, hướng dẫn bé súc miệng sau mỗi lần chải răng để bảo vệ răng miệng toàn diện.

- nếu như bé đã có dấu hiệu sâu răng sữa, phụ huynh cần đưa ngay đến các trung tâm nha khoa để có đưa ra giải pháp chuyên khoa giải quyết tình trạng này.

Nước súc miệng diệt khuẩn sumicare for kids dành riêng cho trẻ em dành cho trẻ em, không chứa cồn, không cay rát, thêm vào đó, nước súc miệng sumicare for kids còn chứa chiết xuất keo ong (propolis) giúp diệt khuẩn toàn bộ vùng răng miệng, tăng cường sức khỏe nướu lợi, hạn chế viêm lợi, chảy máu chân răng cho bé.

Lê Nguyễn

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/goi-y-cach-phong-ngua-sau-rang-sua-o-tre-4176488.html)

Tin cùng nội dung

  • Theo thống kê, khoảng 85% dân số Việt Nam mắc các bệnh về răng miệng như sâu răng, đau nhức răng, viêm nướu, hôi miệng...
  • Sâu răng là một trong những bệnh răng miệng thường gặp, rất dễ mắc phải nếu chúng ta không có một chế độ chăm sóc răng miệng tốt.
  • Đông y gọi viêm lợi, miệng hôi ở trẻ em là cam miệng (nha cam khẩu xú). Nguyên nhân do vị cảm nhiễm nhiệt tà gây ra miệng hôi, lợi sưng thũng;
  • Các bệnh về răng miệng, ít khi làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, nên nhiều người thường lơ là vấn đề chăm sóc, đặt biệt là giới văn phòng.
  • Đau răng, sâu răng, lợi chảy máu thường gặp ở cả người lớn và trẻ em, nhưng trẻ em mắc nhiều hơn. Mặc dù không gây nguy hiểm, nhưng nó cũng mang đến nhiều phiền toái cho người bệnh, như tổn thương răng lợi, đau nhức, khó nhai hoặc không nhai được thức ăn, hôi miệng, mất tự tin khi giao tiếp. Nguyên nhân do âm huyết suy kém, hư hỏa bốc lên, khắc phạt các tạng can, tỳ, phế, thận. Xin giới thiệu một số món ăn Thu*c hỗ trợ trị bệnh.
  • Đông y quan niệm rằng là phần thừa của xương và thuộc tạng thận. Mặt khác, theo lý luận về kinh lạc, kinh Dương minh vị đi qua vùng của chân răng, cho nên các chứng trạng của chân răng phản ánh trạng thái hư, thực, hàn, nhiệt của vị và thận.
  • Phụ nữ khi đang mang thai có rất nhiều việc cần phải lo nghĩ, tuy nhiên cũng nên cần phải lưu tâm đến sức khỏe răng miệng.
  • Sâu răng, thường được gọi là “lỗ sâu”, bắt đầu từ men răng, lớp bảo vệ ngoài cùng của răng. Ở một số người, đặc biệt là người lớn tuổi, răng bị lộ ra khỏi nướu và sâu răng cũng có thể xuất hiện tại những vùng đó. Ngày nay, nhờ những tiến bộ khoa học mà sâu răng có thể được chữa trị và loại trừ.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
  • Chế độ ăn, bao gồm những loại thức ăn và độ thường xuyên bạn dùng chúng, đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra và duy trì sức khoẻ răng miệng. Bánh kẹo từ lâu đã được xem là có liên quan đến bệnh sâu răng, nhưng có nhiều thứ khác ngoài bánh kẹo có thể ảnh hưởng xấu tới răng. Nhiều loại thức ăn và đồ uống, đặc biệt là các loại có nhiều đường, đều thúc đẩy nhanh quá trình sâu răng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY