Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Hai ngày liên tục không ghi nhận ca mắc mới nhưng dịch COVID - 19 sẽ kéo dài

Bộ Y tế cho biết, 48 giờ liên tục kể từ 6 giờ ngày 16/4 Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới COVID-19. Đến nay nước ta vẫn giữ con số 268 bệnh nhân, trong đó, 160 người từ nước ngoài, chiếm 59,7% và 108 người lây nhiễm trong cộng đồng chiếm 40,3%.

Lấy lại bản lĩnh sau 7 ngày, quý ông ngoài 30 tuổi nên bỏ túi ngay bí kíp nàyTin tài trợ

Phát biểu tại cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết: “Trong công tác điều trị, hiện nay chúng ta cứu sống được các bệnh nhân nặng vì cả nước dồn trí, dồn sức vào cứu chữa. Còn nhìn ra bên ngoài, rất nhiều nước có nền y tế phát triển hơn ta nhiều, giàu có hơn nhiều nhưng đã có tới hàng chục ngàn, hàng trăm ngàn người nhiễm bệnh, hàng ngàn, hàng chục ngàn người Tu vong thì không chỉ thiệt hại về tính mạng con người, về xã hội mà thiệt hại kinh tế cũng lớn hơn rất nhiều. Vì vậy chúng ta phải kiểm soát được dịch bệnh, tiến tới chung sống an toàn, thúc đẩy sự điều chỉnh tích cực của xã hội”.

Theo Phó Thủ tướng, kiểm soát dịch bệnh cần đặt trong bối cảnh dịch bệnh còn kéo dài và hoàn toàn có thể sẽ có những ca bệnh mới. Vấn đề là kiểm soát được ngay, không để lây lan rộng, thành những ổ dịch lớn, lây lan rộng, vượt khả năng kiểm soát, điều trị. Do đó Việt Nam phải luôn bám sát nguyên tắc: Ngăn chặn - Phát hiện - Cách ly - Khoanh vùng - Dập dịch.

Dịch bệnh còn kéo dài nên phải xác định chung sống nhưng nhất thiết phải an toàn, tuyệt đối không được chủ quan.

Theo đó, người dân cần hạn chế ra ngoài, khi cần thiết đi lại phải an toàn. Cần có quy định thật cụ thể khi sử dụng phương tiện giao thông công cộng từ máy bay, tàu hỏa, tàu thủy, xe khách tới taxi, xe ôm. Đặc biệt đối với các hộ kinh doanh cá thể, người hành nghề tự do cần có quy định hướng dẫn kể cả khi cầm tiền, thanh toán… như thế nào cho an toàn.

Tại các cơ quan công việc tổ chức các sự kiện cần nhiều người tham gia phải có phương án thật chi tiết đảm bảo đúng các hướng dẫn về phòng dịch. Trước mắt chưa cho phép tập trung đông người. Đối với các hoạt động bắt buộc phải làm như hiếu, hỉ cần tuân thủ quy định về số người tham gia cùng các biện pháp đảm bảo an toàn.

Các cơ sở lưu trú không chỉ phải đáp ứng các yêu cầu về y tế thuần túy mà cả các yêu cầu về khai báo lưu trú… đáp ứng yêu cầu chống dịch. Ngành văn hóa, du lịch cần chủ động hoàn thiện các quy định, hướng dẫn để sẵn sàng khi tình hình dịch được kiểm soát tốt sẽ từng bước mở lại các hoạt động trên tinh thần phải đảm bảo an toàn. “Tinh thần chung là chúng ta phải chung sống an toàn trên từng lĩnh vực, từng ngõ ngách, từng cấp độ nhưng tuyệt đối không chủ quan”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Phương pháp đơn giản không thể ngờ có thể cứu sống được bệnh nhân COVID-19

Thông thường, những bệnh nhân COVID-19 được đặt nằm ngửa một cách thoải mái, nhưng mới đây, các bác sĩ nhận ra rằng một tư thế khác có thể cứu sống họ. Tư thế nằm sấp có thể cải thiện đáng kể tình trạng của bệnh nhân.

Bệnh nhân COVID-19 hồi phục sau 1 tuần dùng Thu*c đặc trị của Mỹ

Một loại Thu*c chống virus đang được thử nghiệm như là một phần nghiên cứu để điều trị các bệnh nhân mắc COVID-19 tại Chicago, Mỹ đã cho thấy kết quả ban đầu rất tốt đẹp. Các bệnh nhân nhanh chóng hết sốt và các triệu chứng hô hấp và có thể xuất viện chỉ trong vòng 1 tuần.

Kết quả xét nghiệm BN người Anh số 22 bị tái dương tính trước khi về nước

Tối 17/4, bác sĩ Tôn Thất Thạnh, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) thành phố Đà Nẵng, cho biết: vừa nhận thông tin về kết quả xét nghiệm của bệnh nhân số 22 (quốc tịch Anh) sau khi trở về nước. Kết quả âm tính với SARS-CoV-2.

Ba điểm quan trọng trong phòng chống dịch COVID-19 giai đoạn mới

“Kiểm soát dịch bệnh, chung sống an toàn, điều chỉnh tích cực”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh 3 điểm này tại cuộc họp trực tuyến của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh COVID-19 với 63 địa phương, chiều 17/4.

Thái Hà

Mạng Y Tế
Nguồn: Tiền phong (https://www.tienphong.vn/suc-khoe/hai-ngay-lien-tuc-khong-ghi-nhan-ca-mac-moi-nhung-dich-covid-19-se-keo-dai-1643963.tpo)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Ebola là gì? Các triệu chứng thường gặp? Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh Ebola? Hướng dẫn xét nghiệm và chẩn đoán nhiễm virus Ebola.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY