Hỏi đáp dịch vụ y tế hôm nay

Hỏi đáp dịch vụ y tế

Hạn chế tác dụng phụ khi dùng Thuốc cho trẻ

Ở trẻ em, về cơ thể học và S*nh l* học chức năng cơ quan khác người lớn hay trẻ trưởng thành, tác dụng phụ và biến chứng do dùng Thuốc...
Ở trẻ em, về cơ thể học và S*nh l* học chức năng cơ quan khác người lớn hay trẻ trưởng thành, tác dụng phụ và biến chứng do dùng Thuốc có thể ảnh hưởng đến tính mạng hoặc di chứng cơ quan nặng nề cho trẻ, nhất là trẻ nhỏ, do đó dùng Thuốc phải thận trọng.

Trẻ em là một cơ thể đang lớn và phát triển, chức năng gan, thận của trẻ chưa hoàn thiện, do đó khả năng chuyển hóa, tích lũy, đào thải kém dễ dẫn đến ngộ độc Thuốc.

Thuốc vào cơ thể được gắn với protein để vận chuyển đến nơi cần phát huy tác dụng. Ở trẻ em, khả năng gắn Thuốc với protein còn kém và có sự cạnh tranh giữa các Thuốc đồng thời cạnh tranh với bilirubin tự do dẫn đến một số Thuốc không gắn được với protein, dễ gây ngộ độc Thuốc và tăng bilirubin tự do trong máu gây tình trạng vàng da ở trẻ. Ở trẻ em, lượng nước toàn phần và sự phân bố nước ở trong và ngoài tế bào thay đổi theo lứa tuổi, do đó sự phân bố khối lượng Thuốc cũng rất khác nhau ở từng lứa tuổi.

Não của trẻ em có nhiều nước, nhiều mạch máu và chức năng hệ thần kinh chưa hoàn chỉnh nên dễ có tình trạng phản ứng Thuốc.

Đường uống: Ở trẻ nhỏ, ta thường dùng Thuốc nước, Thuốc bột. Các loại Thuốc viên hay nang khó uống hơn. Dạng sirô thì không để được lâu.

Không nên ép trẻ nhỏ khi không chịu uống Thuốc, vì có thể bị sặc vào đường hô hấp nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Vì vậy, khi cho trẻ uống Thuốc phải dỗ dành. Ở trẻ lớn hơn thì tốc độ hấp thu Thuốc sẽ giảm theo thứ tự sau: dung dịch, huyền phù, viên nén. Nhu động ruột trẻ nhỏ tăng hơn trẻ lớn nên tốc độ di chuyển Thuốc trong ống tiêu hóa nhanh hơn.

Đường tiêm: Tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch, tiêm dưới da dùng trong trường hợp bệnh nặng hay nôn mửa, hôn mê. Đường tiêm thường gây đau và phản ứng Thuốc nhiều hơn.

Đường tủy sống: Thường dùng trong trường hợp viêm màng não ở trẻ sơ sinh. Đường dùng này hay có biến chứng. Không dùng penicillin tiêm tủy sống cho trẻ nhỏ.

Đường hậu môn: Đoạn cuối của ruột già và trực tràng là nơi có thể hấp thu Thuốc. Thường dùng đường này khi trẻ hôn mê, co giật, nôn mửa hay Thuốc bị hủy do dịch tiêu hóa. Nhược điểm là sự hấp thu Thuốc không hằng định, một số Thuốc có thể gây kích thích tại chỗ cho trực tràng.

Vì ở trẻ em, về cơ thể học và S*nh l* học chức năng cơ quan khác người lớn hay trẻ trưởng thành, do đó dùng Thuốc phải thận trọng, vì tác dụng phụ và biến chứng do dùng Thuốc có thể ảnh hưởng đến tính mạng hoặc di chứng cơ quan nặng nề cho trẻ, nhất là trẻ nhỏ. Bộ Y tế nước ta quy định một số Thuốc thông thường như aspirin, levamisol… không được dùng ở trẻ em, vì aspirin gây hội chứng Reye, levamisol gây biến chứng thần kinh.

Khi Thuốc cho trẻ">dùng Thuốc cho trẻ
em, người thầy Thuốc phải chú ý: ghi rõ tên Thuốc; liều lượng đường dùng (uống, tiêm…); số lần dùng trong ngày; thời gian dùng; không nên ghi đơn theo viên, ống mà phải ghi theo đơn vị, gam. miligam... hoặc đậm độ dung dịch, ví dụ adrenalin 0,1% thì phải ghi cụ thể số mililit. Ngoài ra, trong khi ghi tên Thuốc thương mại, phải biết rõ tên gốc chính của nó. Ví dụ: tifomycin (chloramphenicol), bevitin (vitamin B1)...

Trong khi điều trị cần phải theo dõi các phản ứng gây ra do Thuốc, bao gồm: phản ứng do quá liều (lượng Thuốc dùng gần bằng liều lượng độc tính) và phản ứng phụ (khi dùng Thuốc với liều lượng thông thường). Ngoài ra, cần theo dõi phản ứng của trẻ tùy theo giai đoạn tăng trưởng:

Giai đoạn bào thai: một số Thuốc người mẹ dùng có thể gây dị tật bẩm sinh như thalidomid gây dị tật tay chân hải cẩu, testosteron gây nam hóa bào thai nữ.

Giai đoạn thai nhi: các Thuốc iod phóng xạ, thiouracil dùng cho mẹ có thể gây bướu giáp ở trẻ lúc sinh. Các Thuốc trị ung thư gây dị tật bẩm sinh, ức chế tăng trưởng. Lúc sắp sinh, các Thuốc giảm đau, Thuốc gây mê, Thuốc an thần, Thuốc hạ huyết áp, Thuốc giãn cơ... có thể gây ức chế hô hấp ở trẻ sơ sinh.

Giai đoạn sơ sinh: Chloramphenicol gây hội chứng xám. Sulfamid dễ gây tích tụ bilirubin gián tiếp tại nhân xám não bộ. Vitamin K tổng hợp có thể gây tan máu.

Giai đoạn trẻ nhỏ: Các loại Thuốc á phiện, morphin và các dẫn xuất, gây ức chế hô hấp nên không được dùng cho trẻ dưới 3 tuổi.

Phenothiazin gây ra các dấu hiệu thần kinh ngoại tháp.

Vitamin A, D liều cao, quinolon thế hệ 2 có thể gây tăng áp lực sọ não.

Tóm lại, dù dùng Thuốc gì, đường nào thì đối với trẻ nhỏ phải hết sức thận trọng, cân nhắc kỹ lưỡng để hạn chế tối đa các tác dụng không mong muốn do Thuốc gây ra cũng như các biến chứng nguy hiểm trẻ có thể gặp phải khi dùng Thuốc.

BS.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-han-che-tac-dung-phu-khi-dung-thuoc-cho-tre-13925.html)

Tin cùng nội dung

  • Thói quen đeo trang sức giả ngày Tết cho trẻ em từ lâu không chỉ làm đẹp, tạo phong cách thời trang mà còn biểu lộ ước mong của người lớn có một năm mới giàu sang, phú quý. Tuy nhiên…
  • Viêm màng não (Meningitis) là tình trạng viêm của màng mềm và dịch não tủy khoang dưới nhện. Viêm có thể do các nguyên nhân nhiễm trùng như virus, vi khuẩn, vi sinh vật khác, hoặc do các nguyên nhân không nhiễm trùng.
  • Nhiễm ấu trùng sán dải heo hệ thần kinh trung ương (hay còn gọi là nhiễm ấu trùng sán lợn hệ thần kinh trung ương – Neurocysticercosis) là bệnh ký sinh trùng phổ biến nhất của hệ thần kinh và là nguyên nhân chính của bệnh động kinh ở các nước đang phát triển. Đây cũng là một vấn đề trong các nước công nghiệp vì sự nhập cư của những người lành mang trùng từ các vùng dịch tễ.
  • Dưỡng chất cần thiết cho trẻ em ung thư như chất đạm, đường (carbohydrate), chất béo, nước, vitamin và khoáng chất. Chuyên gia dinh dưỡng có thể giúp bạn hiểu rõ nhu cầu đặc biệt của con bạn và lên kế hoạch ăn uống cụ thể.
  • Điều trị ung thư và chính bản thân bệnh ung thư có thể làm con bạn thay đổi về hương vị và mùi vị,sẽ ảnh hưởng đến sự thèm ăn của trẻ.
  • Dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi quy định rõ về xử lý những người hành nghề trái phép và Ph* thai cho trẻ vị thành niên.
  • Không dùng dung dịch lidocain 2% để điều trị đau miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị đau răng… vì có thể gây ra tác hại nghiêm trọng, kể cả Tu vong. Đó là thông tin cảnh báo về an toàn dùng Thu*c mà FDA vừa đưa ra.
  • Dây rốn và bánh nhau thường bị bỏ đi sau khi em bé ra đời. Tuy nhiên, một số cha mẹ quyết định trữ máu cuống rốn vì việc này có thể giúp ích khi trẻ bị bênh hiểm nghèo trong tương lai.
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
  • Thuốc khánh sinh cho trẻ làm sao để sử dụng an toàn và hiệu quả, những điều cần lưu ý khi dùng kháng sinh cho trẻ? Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu cần...