Môi trường hôm nay

Ô nhiễm môi trường

Hàng loạt tỉnh, thành giảm giá hoặc được doanh nghiệp cho mượn” máy xét nghiệm

Khởi tố, bắt tạm giam Giám đốc Trung tâm CDC Hà Nội Nguyễn Nhật Cảm và đồng phạm

Cụ thể, trả lời trên báo Tuổi trẻ lãnh đạo Sở Y tế  tỉnh Thái Bình cho biết, tỉnh đã mua hệ thống thiết bị xét nghiệm Realtime PCR hoàn chỉnh, lắp đặt hôm 31/3 và đưa vào sử dụng chính thức từ 1/4, mua qua hình thức chỉ định thầu với tổng chi phí hơn 6 tỉ đồng. Tuy nhiên, sau khi lắp đặt thiết bị, đến ngày 15/4 Sở Y tế Thái Bình có văn bản đề nghị nhà thầu giảm giá thiết bị. Sau khi đàm phán, giá được giảm còn 5,8 tỉ đồng.

Tại tỉnh Lào Cai, trả lời báo chí ngày 26/4 ông Nguyễn Văn Sửu, Giám đốc CDC tỉnh Lào Cai cho biết, tính đến thời điểm hiện tại, CDC Lào Cai vẫn chưa mua được máy xét nghiệm Covid-19 bằng kỹ thuật Real-time PCR. Máy đang sử dụng là "đi mượn" là của Công ty Tâm Việt. CDC Lào Cai chỉ phải bỏ tiền ra mua hoá chất sinh phẩm làm xét nghiệm và một số vật tư tiêu hao.

Công ty Tâm Việt đã đồng ý cho CDC Lào Cai mượn máy xét nghiệm Covid-19 bằng kỹ thuật Realtime PCR. Đây cũng là 1/20 chiếc máy đầu tiên được Bộ Y tế công nhận chất lượng đủ điều kiện, tiêu chuẩn làm xét nghiệm Covid-19.

Ngoài Công ty Tâm Việt, Sở Y tế Lào Cai cũng tiếp nhận theo hình thức "cho mượn" một hệ thống xét nghiệm dùng công nghệ Realtime PCR và máy tách chiết của Công ty An Việt. Nhưng máy này chỉ sử dụng với mục đích sàng lọc mẫu, do chưa được công nhận đạt chuẩn.

Tại Hải Phòng, Theo Sở Y tế thì hệ thống thiết bị Real-time PCR tự động đặt tại Trung tâm Y tế dự phòng thành phố được mượn từ một đơn vị cung cấp thiết bị y tế. Trong ngày 25/4 vừa qua, Sở Y tế Hải Phòng đã có văn bản gửi Bộ Y tế khẳng định chưa thực hiện mua sắm thiết bị hệ thống thiết bị Real-time PCR tự động phục vụ công tác xét nghiệm SARS-CoV-2 trị giá gần 10 tỉ đồng.

Việc điều chỉnh lại giá cũng được phản ánh tại Quảng Ninh. Theo đó, sau khi có kết quả thẩm định giá, Sở Y tế Quảng Ninh trình UBND tỉnh phê duyệt mua hệ thống máy Realtime PCR tự động với giá 8,4 tỉ đồng. Ngày 1/3, hợp đồng được ký. Đến 23/3, sau cuộc làm việc với C03 ngày 15/3, Sở Y tế đã ký phụ lục hợp đồng, giảm giá thiết bị này xuống 7 tỉ đồng. Ngày 19/3, Sở Y tế chuyển tạm ứng 4,2 tỉ đồng cho bên trúng thầu, nhưng hôm 21/4, bên trúng thầu đã hoàn lại số tiền tạm ứng này.

Ngày 26/4, thông tin từ UBND tỉnh Quảng Ninh cho biết địa phương này vẫn chưa thanh quyết toán tiền mua máy XN với nhà cung cấp là liên danh nhà thầu Công ty CP đầu tư và xuất nhập khẩu y tế Việt - Công ty CP thiết bị y tế Ánh Sao, đồng thời chưa có giá chính thức của bộ sản phẩm trên. UBND tỉnh Quảng Ninh cũng quyết định thanh tra việc mua sắm máy XN Realtime PCR tự động.

Tại Quảng Nam, thông tin trên báo Thanh Niên hôm 26.4, ông Lê Trí Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, đã giao Sở Y tế phối hợp Sở Tài chính báo cáo bằng văn bản. Chiều 29/4, UBND tỉnh dự kiến sẽ họp nghe 2 đơn vị này báo cáo cụ thể, sau đó mọi vấn đề liên quan sẽ được địa phương công khai minh bạch.

Được biết, ngày 27/3 Sở Y tế Quảng Nam phê duyệt quyết định lựa chọn Công ty CP thương mại và đầu tư Giải Pháp Việt (trụ sở tại Hà Nội, văn phòng đóng ở Q.Liên Chiểu, TP.Đà Nẵng) trúng gói mua sắm hệ thống XN Realtime PCR tự động với giá 7,23 tỉ đồng. Đây cũng là gói thầu được chỉ định rút gọn trong nước, không sơ tuyển... do Sở Y tế làm chủ đầu tư.

Hệ thống xét nghiệm tự động bao gồm máy tách chiết DNA/RNA tự động, máy chia mẫu tự động (do Hãng Qiagen sản xuất, xuất xứ Đức), máy Realtime PCR (do Qiagen sản xuất, xuất xứ Malaysia), một số thiết bị phụ trợ (mua tại VN)… Hệ thống được đưa vào hoạt động từ ngày 1/4.

Theo ông Nguyễn Văn Hai, Giám đốc Sở Y tế Quảng Nam, UBND tỉnh Quảng Nam phê duyệt kinh phí 7,56 tỉ đồng mua máy nhưng sau đó Sở Y tế thương lượng với nhà cung cấp giảm còn 7,2 tỉ đồng. Mức giá do nhà cung cấp đưa ra, Sở Y tế cũng tham khảo giá ở một số tỉnh thành khác.

Trước đó, ngày 28/2 gói thầu mua sắm bổ sung thiết bị y tế phòng chống, dịch Covid-19 tại Quảng Nam cũng được UBND tỉnh phê duyệt với tổng giá trị hơn 55,5 tỉ đồng (gồm 5 gói nhỏ với 5 doanh nghiệp khác nhau trúng thầu). Nguồn vốn thực hiện các gói thầu mua sắm thời gian qua chủ yếu trích từ ngân sách tỉnh.

Tại Bắc Giang, trả lời Báo Nhà báo và Công luận ông Từ Quốc Hiệu, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bắc Giang cho biết, cơ quan chức năng tỉnh này có đề xuất mua máy xét nghiệm phục vụ phòng chống dịch. Tuy nhiên, UBND tỉnh Bắc Giang tạm dừng việc này để rà soát giá thành. Còn các thiết bị, vật tư y tế dành cho việc xét nghiệm thì đơn vị này cho chỉ định thầu.

Theo tìm hiểu, hiện tại tỉnh Bắc Giang xét nghiệm virus SARS-CoV-2 bằng máy do Nhật Bản tài trợ từ trước.

Tại Bắc Ninh, theo tìm hiểu ngày 25/10/2019, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Ninh ký kết hợp đồng mua hệ thống Realtime PCR tự động hoàn toàn của Công ty TNHH thiết bị y tế và khoa học Tâm Việt.

Theo đó, CDC Bắc Ninh mua hệ thống Realtime PCR tự động với giá hơn 5,9 tỷ đồng. Hệ thống Realtime PCR có xuất xứ từ Thụy Sỹ do hãng Roche sản xuất. bao gồm một máy tách chiết DNA/RNA tự động kèm đầy đủ phụ kiện tiêu chuẩn; một máy Realtime PCR tự động kèm đầy đủ phụ kiện tiêu chuẩn; máy tính nguyên bộ và phần mềm chuyên dụng kèm theo (1 bộ); một máy in phun màu; bộ lưu điện UPS online; bộ hóa chất và vật tư tiêu hao thử nghiệm ban đầu; tài liệu hướng dẫn sử dụng, bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa.

Trước những vấn đề liên quan đến máy xét nghiệm làm “nóng” dư luận trong thời gian qua, Bộ Y tế đã có liên tiếp 2 công văn gửi các đơn vị trực thuộc Bộ và Sở Y tế các tỉnh, thành phố, Y tế các Bộ, ngành và một số Bệnh viện tư nhân đề nghị báo cáo kết quả mua sắm hệ thống máy Real-time PCR tự động phục vụ công tác xét nghiệm.

Tại Công văn số 2154/BYT-KH-TC ngày 17.4, Bộ Y tế đề nghị các đơn vị báo cáo kết quả mua sắm hệ thống máy Real-time PCR tự động và toàn bộ các bộ phận cấu thành của hệ thống đã mua từ ngày 1.1.2019 đến nay bằng tất cả các nguồn tiền của đơn vị để phục vụ công tác xét nghiệm nói chung và xét nghiệm chẩn đoán SARS- CoV-2 nói riêng tại các đơn vị. Các đơn vị gửi khẩn báo cáo về Vụ Kế hoạch - Tài chính thuộc Bộ để tổng hợp, báo cáo lãnh đạo Bộ.

Tại Công văn số 2288/BYT-KH-TC ban hành ngày 24/4/20 gửi các đơn vị trực thuộc Bộ (các Viện, Bệnh viện, Trường đại học và các Bệnh viện thuộc trường) và Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Y tế các Bộ, Ngành và một số Bệnh viện tư nhân đề nghị báo cáo kết quả mua sắm hệ thống máy Real-time PCR tự động phục vụ công tác xét nghiệm.

Bộ Y tế đề nghị các địa phương, đơn vị tiếp tục thu thập bổ sung số liệu và tổng hợp báo cáo về kết quả mua sắm hệ thống máy Real-time PCR tự động của hãng Quiagen (Đức) và toàn bộ các bộ phận cấu thành của hệ thống trên địa bàn về Bộ Y tế. Thời gian báo cáo bổ sung thêm gồm tất cả các hợp đồng đã được ký kết từ ngày 1/3/2018 đến 29/2/2020 (2 năm).

Thái Quang

Mạng Y Tế
Nguồn: Công luận (https://congluan.vn/hang-loat-tinh-thanh-giam-gia-hoac-duoc-doanh-nghiep-cho-muon-may-xet-nghiem-post77751.html)

Tin cùng nội dung

  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Báo Sức khỏeĐời sống có bài Giảm cước: Không ít doanh nghiệp vận tải vẫn... ”điếc” phản ánh, dù giá xăng dầu đã hơn 10 lần giảm liên tục, nhưng vì sao giá cước vận tải giảm ít,
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY