Tình yêu và giới tính hôm nay

Hãy cho con được quyền thất bại!

Tôi đã thấy những đứa trẻ gặp khủng hoảng khi nhận về thất bại. Lo lắng khi nhận về những điểm 6, điểm 7, thậm chí điểm 8. Bần thần và ỉu xìu khi nhận bàn thua hay những kết quả không như ý. Thất bại là một khủng hoảng.

Tôi cũng đã thấy những khuôn mặt thất vọng của nhiều cha mẹ khi nói về con mình ngay trước mặt con. Tôi cũng đã thấy nhiều thầy cô giận dữ khi lũ học trò của họ thua cuộc trong các cuộc thi ở trường, làm mất thành tích của lớp. Và chẳng đâu xa, trong ngay bóng đá, khi chúng ta thua trận, hãy nhìn xem cái cách một số người hâm mộ ném đá đội tuyển, cầu thủ thế nào.

Không! Chẳng bao giờ có lập trình cho chiến thắng. Ai chiến thắng mà chưa hề chiến bại? Làm gì có thứ gọi là luôn thắng. Tại sao chúng ta luôn đòi hỏi người khác, mà ở đây là chính con cái chúng ta, phải luôn thắng?

Mong muốn con mình chiến thắng thực ra là một mong muốn chính đáng. Nhưng mong muốn đó không bao gồm phản ứng tiêu cực khi con thua. Vậy mà cha mẹ, nhiều người, trong đó đôi khi có cả chính tôi, vẫn nói với con rằng: Thắng thua không quan trọng. Nhưng lại buồn thấy rõ, thất vọng thấy rõ khi con mình thua. Là bởi chúng ta kỳ vọng thái quá vào chiến thắng, chúng ta để cho cảm xúc của mình phụ thuộc vào chuyện thắng thua. Nên khi con thắng thì vui sướng như mình thắng, con thua thì thấy buồn vì con thua. Mà buồn vì con thua, cái biểu hiện đó, thật khiến lũ trẻ không thể tiêu hoá nổi. Khiến lũ trẻ luôn thấy đó là lỗi tại chúng. Như những câu con trẻ vẫn nói: “Con muốn học giỏi để vui lòng cha mẹ” vậy. Nghe mà xót xa. Nghe mà đắng họng. Hoá ra lũ trẻ học giỏi chỉ vì muốn làm cha mẹ vui lòng, vừa lòng cha mẹ chứ chẳng có gì thuộc về chúng cả.

Hãy cho con được quyền thất bại! Tôi nghĩ, đó cũng là một món quà giá trị mà cha mẹ có thể mang đến cho con mình, dành tặng cho con mình. Là cùng con nhấm nháp dư vị thất bại, tìm thấy những khía cạnh tích cực từ những thất bại cũng như cùng nhau học hỏi từ thất bại đó. Là thay vì chỉ thấy con sai ở đâu để dẫn đến thất bại, hãy là chúng ta cần cải thiện điều gì để thành công nếu được làm lại điều này.Hoặc là chỉ đơn giản, cho con điểm tựa khi con thất bại. Một điểm tựa để trở về và để được vỗ về.

Một đứa trẻ gặp nhiều thất bại trong cuộc sống tuyệt đối không phải là một đứa trẻ hỏng, thất bại hay tệ hại, kém cỏi. Đừng tiệt đường nó bằng những phán quyết của cha mẹ, thầy cô. Hãy cho chúng thấy con đường đi tới thành công luôn phải trải qua những thất bại. Hãy cho chúng biết sự dũng cảm của một con người không đo đếm bằng việc họ thành công thế nào mà là thất bại bao nhiêu lần nhưng vẫn thẳng chí hướng đến thành công. Hãy cho chúng biết rằng bạn luôn ở bên chúng, đồng hành cùng chúng, chia sớt với chúng.

Làm cha mẹ, dạy trẻ không phải chỉ dăm bữa, nửa tháng, không phải bằng bài học này kiến thức kia. Mà đó là chuyện cả đời và từng chút một, suốt cuộc đời chúng ta. Vì thế, hãy luôn kiên trì. Vậy thôi!

Theo Facebook Hoàng Anh Tú

Mạng Y Tế
Nguồn: Dân trí (http://dantri.com.vn/tinh-yeu-gioi-tinh/hay-cho-con-duoc-quyen-that-bai-20190910124729105.htm)

Tin cùng nội dung

  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Các liệu pháp dinh dưỡng giúp bệnh nhân ung thư cải thiện, duy trì chất lượng cuộc sống và tăng khả năng hồi phục bệnh.
  • Việc ăn uống bằng miệng luôn là tốt nhất nếu có thể. Tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể không có đủ dinh dưỡng qua đường miệng vì các vấn đề liên quan đến bệnh ung thư hoặc việc điều trị ung thư. Một số loại Thu*c giúp tăng cảm giác thèm ăn có thể được sử dụng.
  • Theo ghi nhận của Hiệp hội về Lão hóa, khoảng hai phần ba những người chăm sóc bệnh nhân vẫn phải làm việc bên ngoài. Hãy cân bằng giữa công việc và việc chăm sóc bệnh nhân.
  • Nếu người thân của bạn vẫn còn trong giai đoạn đầu của bệnh sa sút trí tuệ, có thể họ chưa cần nhiều sự chăm sóc. Điều tốt nhất bạn có thể làm ở giai đoạn này là tìm hiểu về bệnh sa sút trí tuệ.
  • Bộ phận nhạy cảm này đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn thể chất khỏe mạnh, đời sống T*nh d*c như ý của các chị em.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
  • Viêm thanh khí phế quản là một bệnh thông thường gây ảnh hưởng đến đường dẫn khí làm cho trẻ khó thở. Thường biến ở trẻ biết đi và tuổi từ 6 đến 12 tháng tuổi
  • Chất độc hại bao gồm các hóa chất, sản phẩm gia dụng, Thu*c trừ sâu và các loại mỹ phẩm. Bảo vệ con bạn và đưa trẻ tránh xa các chất độc hại.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY