Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Hiệu quả của xét nghiệm HIV sớm

Thực hiện xét nghiệm HIV sớm đối với người có nguy cơ cao như người nghiện chích M* t*y, gái M*i d*m, nam quan hệ đồng giới ... sẽ giúp họ sớm biết được tình trạng nhiễm của mình, từ đó kết nối họ vào các dịch vụ điều trị sớm nhất nhằm đưa lại hiệu quả cao, tránh được nguy cơ lây nhiễm HIV cho cộng đồng.

Thực hiện xét nghiệm HIV sớm đối với người có nguy cơ cao như người nghiện chích M* t*y, gái M*i d*m, nam quan hệ đồng giới ... sẽ giúp họ sớm biết được tình trạng nhiễm của mình, từ đó kết nối họ vào các dịch vụ điều trị sớm nhất nhằm đưa lại hiệu quả cao, tránh được nguy cơ lây nhiễm HIV cho cộng đồng.

Xét nghiệm HIV sàng lọc cho thanh niên khám tuyển nghĩa vụ quân sự năm 2019 tại huyện Thống Nhất

* Tăng hiệu quả điều trị

Cục Phòng, chống HIV/AIDS thuộc Bộ Y tế khuyến cáo, người thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ cao như: người tiêm chích M* t*y, quan hệ T*nh d*c đồng giới, quan hệ T*nh d*c với nhiều người, người chuyển giới hoặc người hành nghề M*i d*m; người có bệnh lý về lao hoặc mắc các bệnh do lây truyền qua đường T*nh d*c sau khi khám bệnh và nhận được tư vấn của bác sĩ về xét nghiệm HIV cần thực hiện xét nghiệm HIV sớm.

Việc xét nghiệm HIV sớm sẽ giúp mỗi người biết được mình có bị nhiễm HIV hay không. Nếu kết quả dương tính với HIV, họ sẽ được tư vấn, kết nối điều trị sớm bằng Thu*c ARV, nhờ đó hiệu quả điều trị mang lại cao hơn, giúp cho bệnh nhân cải thiện được sức khỏe, kéo dài tuổi thọ, có thể làm việc và mọi sinh hoạt khác, điều này làm giảm gánh nặng về kinh tế cho người bệnh và cả gia đình. Đặc biệt việc tuân thủ điều trị ARV sẽ giúp người bệnh đạt được tải lượng virus dưới ngưỡng phát hiện, từ đó giảm nguy cơ lây lan virus sang cho người khác, trong đó có vợ chồng, bạn tình và cả con cái của họ.

Điển hình như trường hợp anh N.V.Đ. (ngụ ở TP.Biên Hòa), do một lần quan hệ T*nh d*c không an toàn với gái M*i d*m, sợ mình bị lây nhiễm HIV nên đã đến cơ sở y tế để xét nghiệm HIV. Không may kết quả anh Đ. đã bị nhiễm HIV. Ngay sau đó, anh liền tham gia điều trị Thu*c kháng virus ARV tại Trung tâm phòng chống HIV/AIDS vào năm 2007. Ngày đầu tham gia điều trị, tế bào CD4 của anh chỉ 50 tế bào. Sau 1 năm điều trị, tế bào CD4 của anh tăng lên 300. Nhờ tuân thủ điều trị, tải lượng virus của anh D. ở ngưỡng không phát hiện. Năm 2010, anh lập gia đình, có con, nhưng cả vợ và con đều khỏe mạnh, không nhiễm HIV từ anh.

Việc xét nghiệm HIV sớm còn giúp bệnh nhân giảm chi phí Thu*c men, chi phí khám, chữa bệnh và chi phí nằm viện; giúp bệnh nhân có nguy cơ cao được tiếp cận điều trị dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP).

* Tránh nguy cơ lây lan cho cộng đồng

Đồng Nai hiện có khoảng 6.012 ca nhiễm HIV, nhưng số quản lý hiện tại mới chỉ là 4.600 ca. Như vậy có khoảng 1.412 ca vẫn đang ở cộng đồng. Điều này cũng có nghĩa mối lo ngại của bản thân người nhiễm không biết tình trạng sức khỏe của mình mà còn là mối nguy cho cộng đồng. Bởi có thể đây là nguồn lây nhiễm HIV cho những người xung quanh do không được tư vấn và tiếp cận các dịch vụ dự phòng.

Lây nhiễm HIV hoàn toàn có thể phòng tránh thông qua các biện pháp dự phòng như: T*nh d*c an toàn, sử dụng bơm kim tiêm sạch, điều trị nghiện các chất Thu*c phi*n bằng các chất thay thế. Quan trọng hơn, mỗi người nên chủ động tham gia xét nghiệm HIV theo định kỳ, để sớm biết tình trạng bệnh và tiếp cận điều trị Thu*c kháng ARV, có như vậy mới bảo vệ sức khỏe cho bản thân và giảm nguy cơ lây lan cho cộng đồng.

Bác sĩ Nguyễn Giỏi, Trưởng khoa Phòng chống HIV/AIDS (Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh) cho biết: “Nếu có những hành vi không an toàn như tiếp xúc với dịch tiết của bệnh nhân nhiễm HIV hoặc quan hệ T*nh d*c không an toàn, việc xét nghiệm HIV sớm sẽ giúp người bệnh biết được tình trạng sức khỏe của bản thân, chủ động trong việc chăm sóc sức khỏe của mình cũng như bảo vệ những người xung quanh”.

Hiện nay, các trường hợp xét nghiệm HIV có thể nhận được kết quả trong ngày. Nếu có kết quả dương tính, người nhiễm HIV được chuyển sang phòng khám làm hồ sơ để được điều trị ARV. Theo Luật Phòng, chống HIV/AIDS, các cơ sở y tế không được tiết lộ thông tin khi chưa có sự đồng ý của người xét nghiệm. Do đó, mỗi người, đặc biệt là người có nguy cơ cao nên ý thức việc xét nghiệm, nếu kết quả dương tính với virus HIV sẽ được tư vấn và điều trị sớm, hiệu quả mang lại sẽ cao hơn.

Đáng chú ý, việc xét nghiệm HIV sớm cho các nhóm phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ mang thai ở 3 tháng đầu thai kỳ có ý nghĩa hết sức quan trọng. Điều này sẽ làm giảm những em bé nhiễm HIV được sinh ra từ mẹ.

“Hiện nay, số phụ nữ mang thai đi khám ở các cơ sở y tế tư nhân nhiều, phần lớn họ không được xét nghiệm HIV. Chỉ khi chuyển dạ ở các bệnh viện, họ mới được phát hiện nhiễm HIV thì lúc này hiệu quả của việc điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con giảm đi rất nhiều” - bà Đào Thị Lệ, phụ trách mảng dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh cho biết.

Mai Liên

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo Đồng Nai (http://baodongnai.com.vn/xahoi/202001/hieu-qua-cua-xet-nghiem-hiv-som-2983381/)

Tin cùng nội dung

  • Ebola là gì? Các triệu chứng thường gặp? Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh Ebola? Hướng dẫn xét nghiệm và chẩn đoán nhiễm virus Ebola.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY