Tâm sự hôm nay

Hội chứng ái kỉ - căn bệnh rối loạn nhân cách đáng lo ngại

Hội chứng ái kỷ - nhân cách yêu mình thái quá (tiếng Anh: Narcissistic personality disorder - NPD) là một trạng thái không bình thường của nhân cách.
Người mắc bệnh có biểu hiện qua ảo tưởng và hành vi tự cao tự đại, khát vọng được người khác ngưỡng mộ, tham vọng thành công chói sáng trong mọi lĩnh vực và thiếu sự đồng cảm với người khác.

rối loạn nhân cách này gắn liền với tính vị kỷ (Egocentrism). Bệnh còn có tên gọi khác là rối loạn nhân cách ái kỷ hay rối loạn nhân mãn. Hay nói đơn giản là chứng ái kỉ là hội chứng yêu bản thân quá mức với 3 biểu hiện rõ nét như sau: thiếu đồng cảm với người khác, thiếu khả năng kiểm soát ham muốn và không có khả năng rút kinh nghiệm.

Cụ thể, những người bị bệnh này thường có các triệu chứng sau:

- Phản ứng gay gắt khi nhận được những lời nhận xét không hay hoặc cảm thấy tức giận, xấu hổ khi bị chỉ trích;

- Lợi dụng người khác để đạt được mục tiêu của mình;- Thổi phồng tài năng và khả năng của mình;- Luôn mong muốn mọi người chú ý và ngưỡng mộ mình;- Phớt lờ hoặc không có sự đồng cảm với người khác;- Hay ảo tưởng về sự thành công của bản thân và nhạy cảm quá mức với những thất bại của mình.Nhà tâm lý học Kluger cho rằng trẻ em mắc chứng ái kỉ thường tham lam, đòi hỏi, bạo lực, ích kỷ, nông nổi và thường thì không biết ăn năn hối lỗi là gì. Chúng đòi người khác phải chiều chuộng mình nhưng không quan tâm tới người khác, chúng chỉ muốn được thưởng nhưng đến khi bị phạt thì la làng.Đặc biệt, các nhà khoa học cảnh báo về sự bùng phát “đại dịch ái kỷ” trên mạng xã hội trong thời buổi công nghệ thông tin phát triển nóng như hiện nay. Những trường hợp yêu bản thân quá mức, không thể đủ dũng cảm nhận ra sai lầm của chính mình (vô cùng khó khăn trong việc nhận ra sai lầm), ảo tưởng quá nhiều về khả năng của mình (giới trẻ gọi là ảo tưởng sức mạnh), thiếu sự đồng cảm với người khác, thích đòi hỏi và ít chịu cống hiến làm việc vì coi đó không phải là công việc xứng đáng dành cho mình.

TS Vũ Thu Hương

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/hoi-chung-ai-ki-can-benh-roi-loan-nhan-cach-dang-lo-ngai-n123679.html)

Tin cùng nội dung

  • Rối loạn tăng động là bệnh lý thường gặp, chiếm tỉ lệ từ 3 - 6% ở trẻ em. Bệnh khởi phát sớm và thường gặp nhiều hơn ở các bé trai.
  • Hội chứng cơ hình lê hay hội chứng cơ tháp (Piriformis syndrome) là một rối loạn thần kinh cơ hiếm gặp do cơ hình lê chèn ép dây thần kinh tọa (sciatic nerve). Đa số các trường hợp đau thần kinh tọa không phải do hội chứng cơ hình lê.
  • Hội chứng ống cổ tay là do một dây thần kinh ở vùng cổ tay bị chèn ép, có thể gây đau và một số triệu chứng khác ở bàn tay. Hội chứng này có thể được điều trị hiệu quả.
  • Bệnh teo đa hệ thống (multiple system atrophy - MSA) là một bệnh thoái hóa thần kinh, tăng tiến dần với các triệu chứng của parkinson, thất điều tiểu não, suy giảm chức năng thực vật, rối loạn chức năng niệu – Sinh d*c, và bệnh lý của bó vỏ gai.
  • Tim thường đập theo nhịp với chu kỳ không đổi. Rối loạn nhịp tim là sự thay đổi ở nhịp tim. Rối loạn nhịp có nghĩa là tim đập nhanh hoặc chậm quá mức. Rối loạn nhịp cũng có thể có nghĩa là tim đập không đúng chu kỳ (không đều) vì mất nhịp hay có thêm nhịp phụ.
  • Thỉnh thoảng chúng ta có thói quen kiểm tra tỉ mỉ mọi việc. Ví dụ, bạn có thể kiểm tra lại để đảm bảo mình đã tắt bếp điện hay bàn ủi trước khi ra khỏi nhà. Nhưng những người bị rối loạn ám ảnh cưỡng bức (OCD) cảm thấy cần kiểm tra mọi việc lặp đi lặp lại, hoặc có những ý nghĩ hay thực hiện những quy trình và nghi thức lặp đi lặp lại.
  • Lo âu là một phản ứng bình thường để đối phó với căng thẳng và thực sự có thể có ích trong một số hoàn cảnh. Tuy nhiên, đối với một số người, sự lo lắng có thể trở thành quá mức. Mặc dù những người lo âu có thể nhận ra họ đang lo quá mức cần thiết, họ cũng có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát lo âu, và điều đó có thể ảnh hưởng tiêu cực tới sinh hoạt hàng ngày của họ
  • Rối loạn lưỡng cực, còn được biết đến với tên gọi rối loạn cảm xúc lưỡng cực hay bệnh lý hưng-trầm cảm, là một rối loạn của não bộ gây ra những biến đổi bất thường về cảm xúc, sinh lực, mức độ hoạt động và khả năng thực hiện những sinh hoạt thường nhật
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY