Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Khẩn trương giãn cách, tăng cường xét nghiệm tại bệnh viện tuyến cuối

(MangYTe) - Ngày 10/5, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 đã có Công điện về việc khẩn trương thực hiện giãn cách và tăng cường xét nghiệm tại các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, trường đại học và tuyến cuối.

Ảnh minh họa.

công điện nêu rõ, hiện nay tình hình dịch bệnh đang diễn biến rất phức tạp, đến nay đã có nhiều bệnh viện phải phong toả. các bệnh viện là nơi đón nhận người bệnh mà những người nhiễm covid-19 thường ít hoặc không có triệu chứng. nếu bệnh viện để lọt ca nhiễm covid-19 sẽ có hậu quả rất nghiêm trọng.

Trước tình hình này, bộ y tế (cơ quan thường trực ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch covid-19) yêu cầu giám đốc các bệnh viện trực thuộc bộ y tế, bệnh viện thuộc trường đại học và bệnh viện tuyến cuối nghiêm túc, khẩn trương thực hiện giãn cách trong bệnh viện. các bệnh viện rà soát về mặt chuyên môn điều trị, lập danh sách, phân loại tình trạng người bệnh; xem xét cho ra viện hoặc chuyển về tuyến dưới.

Các bệnh viện hạn chế tiếp nhận người bệnh không phải trường hợp cấp cứu, bệnh ổn định. đồng thời các đơn vị bố trí khu vực “vùng đệm” để khám và điều trị cho người bệnh cấp cứu trong khi chờ kết quả xét nghiệm sars-cov-2.

Bên cạnh đó, các đơn vị tổ chức xét nghiệm sars-cov-2 ngay cho toàn bộ nhân viên y tế, người bệnh và người nhà (nếu được ở lại chăm sóc), chỉ chuyển tuyến khi có kết quả âm tính; đồng thời chủ động xét nghiệm định kỳ theo diễn biến dịch nhằm phát hiện sớm và xử trí kịp thời.

Các đơn vị căn cứ khả năng triển khai tiến hành thực hiện xét nghiệm gộp mẫu theo hướng dẫn của bộ y tế tại quyết định số 1817/qđ-byt ngày 7/4/2021 hoặc bằng xét nghiệm nhanh kháng nguyên theo hướng dẫn tại công văn số 3848/byt-dp ngày 10/5/2021.

Khi cho người bệnh ra viện phải có thông báo cho địa phương thông qua Sở Y tế (Trung tâm Kiểm soát bệnh tật các tỉnh) để các cơ sở tiếp tục theo dõi, giám sát sức khoẻ.

Nguồn kinh phí thực hiện xét nghiệm: đối với người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế (bhyt) thực hiện theo hướng dẫn của bảo hiểm xã hội việt nam tại công văn số 1126/bhxh-csyt ngày 29/4/2021, các đối tượng còn lại và phần đồng chi trả của người có thẻ bhyt chi từ nguồn kinh phí phòng chống dịch covid-19 được cấp có thẩm quyền giao và theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành.

Ngoài ra, các bệnh viện bố trí đủ nhân lực, phân chia ca kíp hợp lý, bảo đảm phục vụ người bệnh sau khi giãn cách; thực hiện chăm sóc toàn diện cho người bệnh, đặc biệt bảo đảm đủ nhân lực trong trường hợp bệnh viện bị cách ly, phong toả.

Bộ Y tế (Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19) đề nghị các bệnh viện khẩn trương báo cáo số người bệnh điều trị nội trú, số lượt khám bệnh hằng tuần.

Mạng Y Tế
Nguồn: Kinh tế đô thị (http://kinhtedothi.vn/khan-truong-gian-cach-tang-cuong-xet-nghiem-tai-benh-vien-tuyen-cuoi-418789.html)

Tin cùng nội dung

  • Ebola là gì? Các triệu chứng thường gặp? Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh Ebola? Hướng dẫn xét nghiệm và chẩn đoán nhiễm virus Ebola.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY