Hô hấp hôm nay

Kháng sinh vô tác dụng với trẻ ho cảm

Thu*c kháng sinh không hiệu quả trong việc chữa những cơn ho do cảm lạnh ở trẻ, theo một công trình vừa công bố tại cuộc họp của Hội các bác sĩ lồng ngực Mỹ. Sai lầm thường gặp của cha mẹ khi con ho

Ảnh: health.com.

Nhóm nghiên cứu tìm thấy khi trẻ ho cấp tính, được điều trị bằng Thu*c ức chế ho hoặc bằng kháng sinh thì việc chỉ sử dụng kháng sinh cho hiệu quả giảm ho thấp hơn.

"Theo kinh nghiệm của chúng tôi, Thu*c kháng sinh thường được các bác sĩ đa khoa kê để trị ho ở trẻ, nhiều lần trong đó là để yên lòng cha mẹ. Tuy nhiên, kháng sinh cho thấy rất ít hiệu quả trong việc chữa ho do cảm lạnh", trưởng nhóm nghiên cứu, Francesco de Blasio ở Bệnh viện tư nhân Clinic Center tại Naples, Italy, cho biết.

Để kiểm chứng tác dụng của kháng sinh, tiến sĩ Blasio và cộng sự từ Đại học Bologna ở Italy đã theo dõi việc điều trị và kết quả của 305 em nhỏ, phải đi bệnh viện khám do ho nhiều sau khi cảm lạnh.

Trong số này, một nhóm chỉ uống kháng sinh, một nhóm vừa uống kháng sinh vừa uống Thu*c giảm ho, nhóm còn lại chỉ uống Thu*c giảm ho. Một nhóm không dùng Thu*c gì cả.

Kết quả là, không có sự khác biệt về độ giảm ho trong nhóm trẻ chỉ được uống Thu*c ho, với nhóm trẻ dùng cả kháng sinh lẫn Thu*c ho. Ngược lại, trẻ chỉ uống kháng sinh lại có mức độ giảm ho chậm hơn so với nhóm trẻ chỉ dùng Thu*c ho.

Ngoài ra, các tác giả cũng ghi nhận Thu*c ho như levodropropizine dường như là cách tốt nhất để giảm triệu chứng ho.

Tiến sĩ Blasio nhấn mạnh không nên lạm dụng kháng sinh. Sử dụng Thu*c này khi không có biểu hiện nhiễm trùng có thể gây hại. Cảm lạnh thông thường do virus, chứ không phải vi khuẩn - vốn là mục tiêu điều trị của kháng sinh. Việc sử dụng Thu*c kháng sinh nhiều lần có thể gây ra phản ứng dị ứng ngược, và kháng với những cách điều trị này.

Thuận An (theo medicalnewstoday)

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/suc-khoe/khang-sinh-vo-tac-dung-voi-tre-ho-cam-2279835.html)

Tin cùng nội dung

  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Cảm lạnh, bao gồm nguyên nhân gây ra triệu chứng như ngạt mũi hay tại sao nước mũi trở nên đặc và có màu vàng.
  • Sốt là hiện tượng tăng thân nhiệt, đây là triệu chứng thường gặp của nhiều bệnh lý toàn thân và xuất hiện ở nhiều loại bệnh khác nhau gây nên rối loạn điều hòa thân nhiệt làm phá vỡ sự cân bằng giữa sinh nhiệt và thải nhiệt của cơ thể.
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Chỉ cho trẻ uống kháng sinh khi bé thực sự bị nhiễm trùng do vi khuẩn.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY