Tình yêu và giới tính hôm nay

“Khi nào cần cách ly tại nhà, tự cách ly thế nào khi nghi nhiễm Covid-19?”: Chuyên gia sẽ giải đáp cụ thể dưới đây!

Trong giai đoạn diễn biến dịch bệnh phức tạp, điều quan trọng là bạn cần chuẩn bị sẵn sàng và hạn chế lây nhiễm cho người xung quanh nếu có bất cứ nghi ngờ gì về việc bản thân có nguy cơ lây nhiễm.

Theo TS. BS. Nguyễn Thu Anh (Giám đốc Viện Nghiên cứu Y khoa Woolcock, trường Đại học Sydney), virus corona SARS-CoV-2 tuy "khá hiền" nhưng nó lại có khả năng lây nhiễm cao. Thực tế, chỉ chưa đầy 48 giờ sau khi phát hiện trường hợp thứ 17 dương tính với virus COVID-19, Việt Nam liên tiếp có thêm các bệnh nhân mới bị lây nhiễm. Tính đến hết ngày 9/3/2020, Bộ Y tế đã xác nhận phát hiện trường hợp bệnh nhân thứ 31 dương tính với virus.

Do đó, trong giai đoạn diễn biến dịch bệnh phức tạp như hiện nay, điều quan trọng là bạn cần chuẩn bị sẵn sàng và hạn chế lây nhiễm cho người xung quanh nếu có bất cứ nghi ngờ gì về việc bản thân có nguy cơ lây nhiễm do tiếp xúc với người được xác nhận nhiễm bệnh.

Dưới đây là những điều được BS Nguyễn Thu Anh khuyến cáo về việc cách ly người hoặc người từng tiếp xúc với người mắc Covid-19 ngay tại nhà ai cũng cần nắm rõ:

TS. BS. Nguyễn Thu Anh (Giám đốc Viện Nghiên cứu Y khoa Woolcock, trường Đại học Sydney)

1. Khi nào cần cách ly tại nhà?

- Nghi nhiễm và đang chờ tới cơ sở y tế để khám và chẩn đoán, hoặc được cơ sở y tế cho về và khuyến cáo cách ly.

- Những người không có các triệu chứng nghi nhiễm nCoV (ho, sốt, khó thở) và có một trong những yếu tố sau đây:

+ Sống trong cùng nhà, nơi lưu trú với trường hợp bệnh xác định hoặc trường hợp bệnh nghi ngờ trong thời gian mắc bệnh;

+ Cùng làm việc với trường hợp bệnh xác định hoặc trường hợp bệnh nghi ngờ trong thời gian mắc bệnh;

+ Cùng nhóm du lịch, đoàn công tác, nhóm vui chơi với trường hợp bệnh xác định hoặc trường hợp bệnh nghi ngờ trong thời gian mắc bệnh;

+ Có tiếp xúc gần trong vòng 2 mét với trường hợp bệnh xác định hoặc trường hợp bệnh nghi ngờ trong thời gian mắc bệnh ở bất kỳ tình huống nào;

+ Ngồi cùng hàng hoặc trước sau hai hàng ghế trên cùng một chuyến xe/toa tàu/máy bay với trường hợp bệnh xác định hoặc trường hợp bệnh nghi ngờ;

+ Người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam từ Trung Quốc hoặc từng đi qua Trung Quốc (trừ tỉnh Hồ Bắc) trong vòng 14 ngày kể từ ngày nhập cảnh.

2. Chuẩn bị 1 phòng riêng thoáng, mở cửa sổ, nhiều ánh sáng để cách ly.

Điều kiện lý tưởng nhất để cách ly người nhiễm hoặc nghi nhiễm nCOV là:

- Giường, bàn ghế.

- Nhà vệ sinh riêng có xà phòng, khăn tắm riêng, giấy vệ sinh, giấy lau tay, túi nilon đựng rác.

- TV xem phim cho đỡ chán, đồ chơi cho trẻ con.

- Điều khiển TV, điện thoại di động nhớ bỏ trong túi khóa ziplock để xịt tiệt khuẩn cho dễ (xem hình).

- Điện, internet để còn lướt web và liên hệ.

- Đồ dùng riêng để ăn uống.

- Khăn riêng.

- Khẩu trang y tế.

- Thùng rác bọc nilon đựng rác.

- Ngoài phòng có một khu vực để xử lý tiệt khuẩn.

Không có như trên thì mọi người cần chú ý để người bệnh nằm riêng 1 góc và cách mọi người trong nhà ít nhất 1m.

3. Chuẩn bị đồ sát khuẩn cho người chăm sóc (có càng ít người chăm sóc càng tốt)

- Dung dịch xịt sát khuẩn.

- Xà phòng, nước sạch và giấy lau tay.

- Dung dịch rửa tay khô.

- Kính bảo hộ (nếu không có, dùng tạm loại kính khác).

- Găng tay y tế (nếu không có, lấy găng tay nấu ăn buộc chun cổ tay dùng tạm).

- Khẩu trang N95 (nếu không có, dùng tạm khẩu trang y tế và tấm nhựa che mặt).

- Quần áo 3M bảo hộ có mũ (nếu không có, dùng áo mưa giấy).

- Ủng bảo hộ (nếu không có, dùng túi nilon buộc chun cho khỏi tuột).

- Cloramin B hoặc Javen để tiệt khuẩn chất thải và lau chùi.

- Túi nilon đựng rác thải, giấy vệ sinh để thấm hút lau chùi.

4. Đối với người bệnh, nghi mắc bệnh do nhiễm nCoV

- Luôn đeo khẩu trang.

- Chỉ ở trong phòng trong suốt thời gian cách ly (hết triệu chứng và/hoặc 2 xét nghiệm RT-PCR cách nhau 24h đều âm tính).

- Ho khạc vào giấy và bỏ vào túi nilon đựng rác.

- Uống Thu*c theo chỉ dẫn của bác sĩ.

- Uống oresol, uống nhiều nước nếu bị sốt. Uống Thu*c hạ sốt nếu sốt từ 38.5 độ C trở lên.

- Theo dõi các triệu chứng xem có nặng lên hay nhẹ đi không và gọi điện báo bác sĩ.

- Rửa tay, đánh răng, súc miệng nước muối, làm sạch cơ thể để tránh nhiễm trùng các loại vi khuẩn khác.

5. Người chăm sóc

- Trước khi vào phòng cách ly:

+ Mặc quần áo bảo hộ.

TS. BS. Nguyễn Thu Anh hướng dẫn mặc đồ bảo hộ trước khi vào phòng cách ly.

+ Đi ủng bảo hộ.

+ Đeo khẩu trang N95 khít mặt.

Đeo khẩu trang N95 khít mặt khi vào phòng cách ly tại nhà.

+ Đeo kính bảo hộ và/hoặc tấm nhựa che mặt.

+ Đeo găng tay (tốt nhất là đeo 2 đôi).

- Khi vào phòng cách ly:

+ Động viên người nhiễm/nghi nhiễm vì lúc này họ rất khó chịu và lo lắng.

+ Đo nhiệt độ, hỏi tình trạng sức khỏe của người bệnh/nghi bệnh (mức độ khó thở, số lần đi tiểu, số lần đi đại tiện).

+ Động viên (kiểm tra) uống Thu*c theo chỉ dẫn của bác sĩ.

+ Nấu đồ ăn dinh dưỡng, dễ nuốt, dễ tiêu hóa.

+ Đảm bảo người bệnh/nghi bệnh uống đủ nước, giữ ấm cơ thể.

+ Nếu người bệnh nhiều đờm mà không khạc được thì khum tay vỗ mạnh vào lưng để kích thích long đờm.

+ Không chạm lên người mình kể cả khi ngứa, hay chạm vào mặt khi vô thức. Nếu khẩu trang bị ướt hay bẩn do chất nôn/ho của người bệnh/nghi bệnh thì phải thay ngay.

+ Lau phòng bệnh, bàn ghế... bằng nước pha cloraminB (hoặc Javen pha loãng) hàng ngày.

+ Bỏ rác thải của người bệnh/nghi bệnh (khẩu trang, giấy lau chùi...) ít nhất 1-2 lần/ngày. Rác thải cần bỏ vào túi nilon, rót dung dịch Javen pha loãng vào để tiệt khuẩn trước khi bỏ.

- Khi ra khỏi phòng cách ly

+ Xịt khử trùng toàn thân từ trên xuống.

+ Cởi bỏ quần áo bảo hộ, ủng bảo hộ, rồi tới lớp găng tay số 1 (bên ngoài).

+ Cởi bỏ kính bảo hộ và khẩu trang, rồi bỏ lớp găng tay số 2 (bên trong).

+ Bỏ chất thải. Tuyệt đối tránh tiếp xúc trực tiếp với chất thải.

+ Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch ít nhất 20 giây và lau tay bằng giấy.

+ Tiệt khuẩn các vật dụng mang ra khỏi phòng cách ly.

- Giặt quần áo người bệnh/nghi bệnh riêng với xà phòng và nước nóng (60-90 độ C). Tránh tiếp xúc trực tiếp với quần áo người bệnh.

- Lau nhà, đồ dùng trong nhà với nước pha CloraminB (hoặc Javen).

- Thường xuyên liên hệ với bác sĩ để báo cáo tình hình và xin lời khuyên.

- Giám sát tình hình sức khỏe của tất cả mọi người trong nhà xem có triệu chứng nghi bệnh không, luôn đeo khẩu trang y tế khi ra ngoài.

- Mạnh mẽ và kiên định khi bị người xung quanh xa lánh vì sợ lây. Đó là cảm xúc bình thường của con người.

6. Nếu người nhà xuất hiện triệu chứng nghi

- Thông báo cơ quan y tế.

- Đến cơ sở y tế khám. Không đi bằng các phương tiện công cộng. Nếu đi bằng ô tô, mở cửa sổ cho thoáng.

- Luôn đeo khẩu trang, ho/hắt hơi vào giấy, rửa tay thường xuyên hoặc sau ho/hắt hơi ít nhất 20 giây.

- Giữ khoảng cách tối thiểu 1m với người xung quanh.

7. Sau khi khỏi bệnh, mời cơ quan y tế cơ sở đến phun khử khuẩn cái phòng cách ly

Theo Báo Dân sinh

Mạng Y Tế
Nguồn: Kenh14 (http://kenh14.vn/khi-nao-can-cach-ly-tai-nha-tu-cach-ly-the-nao-khi-nghi-nhiem-covid-19-chuyen-gia-se-giai-dap-cu-the-duoi-day-20200208151920946.chn#mingid_comments_content)

Tin cùng nội dung

  • Kính chào Mangyte, Mangyte ơi, xin tư vấn và hướng dẫn em các khoa khám của BV Nhân dân 115 với, em nghe nói bệnh viện có khoa khám bệnh ở địa chỉ mới. Mong nhận được tư vấn của Mangyte. Chân thành cảm ơn. (Nguyễn Thị Diễm Viên - Quận 10, TPHCM)
  • Kính chào Mangyte, Mỗi lần đến các bệnh viện khám em đều rất hoang mang và không biết phải bắt đầu từ đâu, cò mồi lại nhiều thường hay lôi kéo làm em càng thêm lo lắng. Nhờ bạn bè em được biết Mangyte có tư vấn về các dịch vụ tại các bệnh viện nên em kính mong Mangyte tư vấn giúp em một vấn đề sau.
  • Em là con gái, sức khỏe không tốt lắm (ba mẹ gọi là “cọng bún thiu”) nên em đi học võ để cải thiện. Mới học buổi đầu tiên mà em đã bị sưng mắt cá chân. Ban đầu đau nhẹ, em tưởng là không sao nhưng cuối ngày nó sưng to lên. Tình hình này em nghĩ là sẽ bị chấn thương dài dài (hic!). Mangyte cho em hỏi ở TPHCM có nơi nào chuyên điều trị chấn thương do thể thao không? Chắc là em phải làm bệnh nhân thân thiết ở đó quá! Cảm ơn Mangyte! (Mỹ Hạnh - kitty…@yahoo.com.vn)
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Tôi muốn đăng ký khám chữa bệnh tại nhà cho ba mẹ tôi thì liên hệ ở đâu? Thủ tục như thế nào? Sắp tới công việc của tôi rất bận nên muốn tìm dịch vụ này cho tiện. Cảm ơn mangyte.vn! (Thu Hồng - Đà Nẵng)
  • Hai hôm nay tôi bị sốt, bác sĩ yêu cầu xét nghiệm máu mà tôi chưa sắp xếp công việc để đi được. Xin hỏi ở Hà Nội có dịch vụ xét nghiệm tại nhà không? Nếu có thì chi phí ra sao? Cảm ơn các bác sĩ trên mangyte.vn! (Hải Đăng - nguyenhai…@gmail.com)
  • Tôi nghe nói BV Đại học Y dược có dịch vụ giao Thuốc tại nhà. Không biết giá cả và phạm vi như thế nào? Nhờ bác si trên mangyte.vn giúp cho các thông tin chi tiết. Rất cảm ơn!
  • Sỏi thận có nhiều loại, hay gặp nhất là sỏi canxi (80 - 90%), gồm canxi oxalat, canxi phosphat và canxi oxalat phosphat. Ngoài ra, những loại ít gặp hơn là sỏi acid uric, sỏi cystin. Vì đa số sỏi thận là sỏi canxi nên nhiều người nghĩ rằng kiêng ăn hoàn toàn canxi để tránh bị sỏi thận. Thật sự không phải vậy.
  • Nẹp đầu gối là một loại dụng cụ hỗ trợ, sử dụng khi đầu gối bị đau hoặc tổn thương. Đôi khi dụng cụ này còn được sử dụng nhằm ngăn ngừa chấn thương trong khi chơi thể thao
  • Những người có nhu cầu khám bệnh tại nhà thường là những gia đình có bệnh nhân bị các bệnh mạn tính và di chứng của các bệnh nặng
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY