Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Khi nào nên xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Tiền đái tháo đường (ĐTĐ) là một dạng rối loạn về chuyển hóa đường glucose khiến chỉ số đường huyết tăng cao...

Tiền ĐTĐ là gì?

Tiền ĐTĐ được xem như là rối loạn glucose khi đói hay rối loạn dung nạp glucose. Đây là sự kết hợp giữa rối loạn quá trình sản sinh insulin và độ nhạy của insulin giảm. Nguyên nhân của bệnh tiền ĐTĐ là do insulin không được tạo ra đủ sau khi ăn hoặc cơ thể không hấp thụ được insulin, khiến cho đường sẽ tích tụ trong máu, nồng độ đường cao lên. Bình thường lượng glucose (đường) trong máu khi đói (nhịn ăn ít nhất 8h) là từ 70-100mg/dL. Người bị tiền ĐTĐ khi lượng glucose trong máu khi đói là từ 100-125mg/dL.

Tiền đtđ không gây ra bất cứ triệu chứng hay dấu hiệu gì. xét nghiệm máu, thông qua chỉ số glucose trong máu khi đói là phương pháp duy nhất để có thể xác định được bệnh. một số trường hợp sẽ có các triệu chứng như đi tiểu thường xuyên, mệt mỏi, nhìn mờ, khát... nếu người mắc tiền đtđ không kiểm soát được lượng đường trong máu khiến glucose trong máu tiếp tục tăng thì có thể dẫn tới đtđ týp 2. có khoảng trên 50% đối tượng bị tiền đtđ sẽ có nguy cơ mắc bệnh đtđ trong 5-10 năm.

tiền đái tháo đường được xác định thông qua thử máu, kiểm tra lượng đường trong máu khi đói.

Khi nào nên xét nghiệm tiền ĐTĐ?

Do tiền đtđ không có triệu chứng rõ ràng. vì thế người bệnh thường khó phát hiện những dấu hiệu bất thường để chủ động xét nghiệm. nếu bạn thuộc một trong số các đối tượng sau và có các biểu hiện như hay buồn ngủ, người mệt mỏi, tăng tích mỡ quanh vùng bụng thì nên đi xét nghiệm máu để xác định có mắc tiền đtđ không. một số đối tượng có nguy cơ bị tiền đtđ như: lối sống ít hoạt động. thừa cân béo phì. đối tượng trên 45 tuổi. có người thân mắc bệnh đtđ. bị bệnh đtđ trong thời kỳ mang thai hoặc bạn sinh ra bé nặng hơn 4 kg. mắc hội chứng buồng trứng đa nang, một số triệu chứng như kinh nguyệt không đều, béo phì... đối tượng bị tăng huyết áp. mỡ trong máu cao hơn so với chỉ số bình thường. đối tượng đã từng bị rối loạn lipid máu: giảm hdl cholesterol hoặc tăng triglycerid….

Biện pháp ngăn ngừa tiền ĐTĐ không trở thành ĐTĐ

Béo phì: Yếu tố quan trọng nhất là phải giảm cân bởi nếu thừa cân, người bị tiền ĐTĐ sẽ có nhiều khả năng thành bệnh ĐTĐ. Phương pháp điều trị ĐTĐ hiệu quả chính là thay đổi lối sống gồm việc thay đổi chế độ ăn uống, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao và vận động thường xuyên.

Chế độ ăn uống hợp lý: cần có chế độ ăn phù hợp, đảm bảo cơ thể được hấp thụ đủ các dưỡng chất cần thiết. Sử dụng những thực phẩm có lợi cho sức khỏe như ngũ cốc còn nguyên, gạo không chà trắng, ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ để giảm hấp thụ cholesterol trong máu, sử dụng dầu thực vật thay mỡ động vật. Nên ăn cá tối thiểu 2 lần/ tuần và dùng thêm đạm thực vật. Hạn chế sử dụng thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa và cholesterol nhằm phòng ngừa xơ vữa động mạch có trong mỡ động vật, nội tạng động vật, đồ ăn nhanh như gà rán, xúc xích... Khi chế biến món ăn nên giảm nêm muối, tránh dùng thêm các loại nước chấm, việc sử dụng các đồ ăn sẵn cần hạn chế như thịt hộp, cà muối, dưa muối... Hạn chế sử dụng nước ép trái cây, nước ngọt, bánh kẹo... Hạn chế sử dụng bia, rượu, Thu*c lá, các chất kích thích...

Hoạt động thể chất thường xuyên: Việc luyện tập thể dục thường xuyên giúp bạn kiểm soát cân nặng phù hợp, tình trạng rối loạn dung nạp đường được giảm, phòng ngừa bệnh loãng xương. Cường độ luyện tập thể dục phải phù hợp với thể trạng từng người, có thể tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ để lựa chọn hình thức tập luyện phù hợp.

Thường xuyên kiểm tra sức khỏe, đi khám bệnh định kỳ để phát hiện sớm nhất các dấu hiệu bất thường và điều chỉnh kịp thời.

BS. Kim Hà

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/khi-nao-nen-xet-nghiem-tien-dai-thao-duong-n184433.html)

Tin cùng nội dung

  • Ebola là gì? Các triệu chứng thường gặp? Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh Ebola? Hướng dẫn xét nghiệm và chẩn đoán nhiễm virus Ebola.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY