Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Khò khè ở trẻ em - Những điều cần lưu ý

Khò khè là tiếng thở bất thường xảy ra khi trẻ bị tắc nghẽn đường hô hấp dưới (từ đoạn khí quản ngực đến các phế quản nhỏ). Khò khè ở trẻ em có thể là cảnh báo của nhiều bệnh lý hô hấp nguy hiểm, các bậc phụ huynh cần lưu ý để cho trẻ đi thăm khám sớm.

Khò khè ở trẻ em là tình trạng thường gặp, đặc biệt ở trẻ dưới 2-3 tuổi vì ở lứa tuổi này, phế quản (cuống phổi) có kích thước còn nhỏ lại dễ bị co thắt, phù nề, tiết dịch và nghẽn tắc khi bị viêm nhiễm ( 30 - 40% trẻ còn bú có triệu chứng này ).

Ảnh minh họa

Khò khè là tiếng thở bất thường có âm sắc trầm nghe rõ nhất khi trẻ thở ra có thể nghe bằng cách áp sát tai gần miệng trẻ (nghe gần giống như tiếng ngáy, “tiếng nhạc“). Khi nặng hơn, có thể thấy trẻ thở ra kéo dài, gắng sức.

Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp khó có thể nghe được bằng tai trần. Khi đó, bác sĩ có thể phát hiện dễ dàng triệu chứng này hơn bằng cách dùng ống nghe (trong chuyên môn gọi là tiếng ran ngáy, ran rít).

Trên thực tế, ở trẻ sơ sinh cần phân biệt tiếng khò khè (là triệu chứng ít gặp nhưng là triệu chứng bệnh nặng ở lứa tuổi này) với tiếng thở do tắc mũi (là triệu chứng rất thường gặp và không phải là triệu chứng nặng). thật vậy, trẻ sơ sinh thở chủ yếu bằng mũi, trong khi kích thước lỗ mũi trẻ còn nhỏ và rất dễ bị tắc khi bị cảm ho (làm trẻ thở nghe khụt khịt). khi này, có thể làm thông thoáng mũi trẻ với 2-3 giọt nước muối nhỏ mũi, sau đó nghe lại. trẻ bị nghẹt mũi sẽ thở êm hơn sau khi được làm thông thoáng mũi.

Khò khè xảy ra khi trẻ có bệnh lý gây tắc nghẽn đường hô hấp dưới (từ đoạn khí quản ngực đến các phế quản nhỏ).

Các nguyên nhân thường gặp nhất là: Suyễn (hen phế quản), viêm tiểu phế quản, viêm phổi. Trong đó, ở trẻ dưới 6 tháng, nguyên nhân thường gặp nhất là viêm tiểu phế quản. Còn ở trẻ trên 18 tháng tuổi, nguyên nhân thường gặp nhất là suyễn.

Ngoài ra còn các nguyên nhân hiếm gặp là: dị vật đường thở, một số dị tật bẩm sinh của phế quản, phế quản bị chèn ép (do mạch máu bất thường, u, hạch cạnh phế quản ), … trong trường hợp này, trẻ có triệu chứng khò khè dai dẳng, kéo dài.

Khò khè là tiếng thở bất thường nên cần đưa trẻ đến bác sĩ thăm khám để xác định nguyên nhân và điều trị phù hợp, nhất là trong các trường hợp sau: khò khè lần đầu tiên; khò khè kèm khó thở, tím tái, rối loạn tri giác (vật vã - bứt rứt, hay li bì); khò khè tái phát.

Nếu trẻ dưới 3 tháng tuổi bị khò khè, cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay vì đây là triệu chứng bệnh nặng ở lứa tuổi này.

Khi trẻ bị khò khè kéo dài, dai dẳng (trên 4 tuần), cần cho trẻ đến khám bệnh viện chuyên khoa vì nhiều trường hợp cần phải làm nhiều xét nghiệm chuyên sâu để xác định chẩn đoán (chụp x quang, siêu âm, đo hô hấp ký, chụp ct ngực, nội soi đường hô hấp, …)

Không nên tự ý dùng Thu*c, kể cả các loại Thu*c kháng sinh, long đàm, kháng viêm,… vì có thể sẽ không đạt hiệu quả tốt mà có khi còn làm trẻ khò khè nhiều hơn, bệnh nặng hơn.

Trẻ khi đã được chẩn đoán là hen suyễn hay viêm phế quản co thắt thì có thể điều trị bằng các Thu*c có nguồn gốc thảo dược để hạn chế những tác dụng phụ không mong muốn.

Dù là Thu*c điều trị theo y học cổ truyền hay tân dược thì sử dụng cho trẻ sẽ khác nhau về liệu lượng cũng như cách sử dụng đối với Thu*c dành cho người lớn. Vì vậy, các bậc phụ huynh nên trao đổi thường xuyên với bác sĩ để theo dõi tình trạng của trẻ.

điều trị các thể hen phế quản có biểu hiện khó thở, ho, tức ngực, đờm nhiều; phòng cơn hen tái phát.

Nay đã có thêm dạng viên hoàn*** dành cho người bệnh tiểu đường.

Sản phẩm của (96-98 Nguyễn Viết Xuân, Hà Đông, Hà Nội).

Liên hệ .

Thông tin https://www.benhhen.vn/ và https://www.facebook.com/benhhenphequan/

GPQC số: 63/2018/XNTT-QLD

Đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng.

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/kho-khe-o-tre-em-nhung-dieu-can-luu-y-n183664.html)

Tin cùng nội dung

  • Tiêu chảy tức là đi ngoài nhiều hơn và ra phân lỏng. Việc không kiểm soát được có thể dẫn đến giảm cân, mất nước, kém ăn và sức khỏe yếu do tiêu chảy.
  • Ung thư và quá trình điều trị của căn bệnh này đôi khi có thể khiến người bệnh khó nuốt. Lời khuyên nào sẽ hữu ích giúp cải thiện tình trạng khó nuốt cho trẻ
  • Xạ trị vào bụng, ngực, não, hoặc xương chậu có thể gây ra buồn nôn kéo dài trong vài giờ. Buồn nôn và nôn có thể đi từ nhiều nguyên nhân khác nữa.
  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY