Bệnh thường gặp hôm nay

Bệnh thường gặp

Kỹ thuật nội soi hiện đại giúp chẩn đoán trẻ viêm loét dạ dày, tá tràng không đau

Nhiều người lầm tưởng trẻ em không phải là nạn nhân của bệnh viêm loét dạ dày, nhưng trên thực tế, nhiều bệnh nhi cũng mắc căn bệnh này.
Đau dạ dày là một loại bệnh rất phổ biến gây nhiều phiền toái và thường gặp phải ở người lớn. Nhiều người lầm tưởng trẻ em không phải là nạn nhân của bệnh viêm loét dạ dày, nhưng trên thực tế, nhiều bệnh nhi cũng mắc căn bệnh này.

Trẻ đau bụng do viêm loét dạ dày, tá tràng

Gần đây nhất, bệnh nhi Đ. P. B., 8 tuổi (quê Cao Bằng) bị đau bụng, buồn nôn, nên gia đình đã cho bé đi khám ở địa phương nhưng về nhà bé vẫn bị đau bụng nên gia đình đã cho bé đi khám tiếp. Sau khi bé được nội soi và kết quả cho thấy có dịch dạ dày trong, thân và phình vị niêm mạc bình thường. Niêm mạc hang vị xung huyết nhẹ. Ngoài ra, các bác sĩ cũng đã lấy mẫu ở hang vị để xét nghiệm vi khuẩn HP. Kết luận cuối cùng cho thấy bé B. bị viêm dạ dày. Theo GS.TS Đào Văn Long, chuyên gia cao cấp tiêu hóa gan mật - Khoa Tiêu hóa (bệnh viện Bạch Mai), đây chỉ là một trong nhiều trường hợp được chẩn đoán đúng bệnh và được điều trị.

Dễ nhầm với rối loạn tiêu hóa hoặc đau bụng giun

Theo GS. Long, trước đây, viêm loét dạ dày, tá tràng là bệnh rất hiếm gặp ở trẻ em, nên hễ trẻ bị đau bụng các bậc cha mẹ thường cho rằng trẻ có thể bị rối loạn tiêu hóa hoặc đau bụng giun. Tuy nhiên, thực tế không phải vậy, 2/3 số trẻ dưới 15 tuổi đau bụng do viêm loét dạ dày, tá tràng. Có nhiều trường hợp vào cấp cứu vì nôn ra máu. Một số trường hợp biến chứng thủng dạ dày.

GS.Long cho biết, có rất nhiều nguyên nhân gây viêm dạ dày ở trẻ em, trong đó thường gặp là viêm loét dạ dày, tá tràng do vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP), đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra viêm dạ dày và các biến chứng loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày. Vi khuẩn này lây qua đường miệng - miệng, nghĩa là có trẻ bị nhiễm khi ăn uống, sinh hoạt cùng với người nhiễm HP. Ngoài ra, vi khuẩn theo đường môi trường do vệ sinh ăn uống kém, ô nhiễm môi trường, nguồn nước nhiễm bẩn.

viêm loét dạ dày, tá tràng do ăn uống không điều độ, đúng cách, ăn uống không đúng bữa, ăn quá nhanh, vận động mạnh ngay sau khi ăn… là một trong những nguyên nhân trực tiếp và phổ biến nhất khiến trẻ mắc phải bệnh dạ dày.

Một số loại Thu*c (Thu*c chống viêm giảm đau không steroid) có thể gây ra viêm dạ dày (cả đông y lẫn tây y). Do vậy, phụ huynh cần lưu ý khi cho trẻ dùng Thu*c. Trào ngược dịch mật tụy cũng có thể gây nên viêm dạ dày ở trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, áp lực của gia đình và nỗi lo thi cử đã vô tình tạo ra một tâm lý nặng nề cho các bé dẫn đến căng thẳng và đau dạ dày.

Ngoài ra, các chế độ ăn uống như ăn đồ quá nóng, quá lạnh, đồ cay, uống nhiều đồ uống có ga, cồn cũng có thể góp phần làm bệnh dạ dày thêm nặng.

Tiến bộ kỹ thuật nội soi tiêu hóa chẩn đoán chính xác, không đau

Hiện nay, nhờ kỹ thuật nội soi tiêu hóa tiến bộ, đặc biệt nội soi có gây mê, nên việc chẩn đoán viêm loét dạ dày, tá tràng không còn khó khăn nữa, nhất là đối với trẻ nhỏ. GS. Long cho biết, Nhiều bậc phụ huynh sợ nội soi vì sẽ làm con mình đau đớn. Thực tế không phải vậy, hiện nay nhờ áp dụng kỹ thuật nội soi tiêu hóa tiên tiến, đặc biệt có loại ống soi mềm chuyên dụng dành cho trẻ nhỏ nên việc phát hiện và chẩn đoán bệnh được chính xác và vô cùng an toàn.

Các bé sẽ được khám tiền mê, nếu đủ điều kiện bé sẽ được tiến hành nội soi tiền mê nên hoàn toàn không đau đớn. Ngoài ra, công nghệ test thở C13 cho phép kiểm tra HP qua hơi thở của người bệnh, từ đó có thể xác định được bệnh nhân có nhiễm HP hay không.

Vì vậy, GS. Long khuyến cáo, nếu trẻ có dấu hiệu đau bụng kéo dài hoặc đau bụng dữ dội phải đi khám ngay để tránh các biến chứng nguy hiểm. Nên kiểm tra khả năng bé bị nhiễm vi khuẩn HP dạ dày.

Khánh Mai

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/ky-thuat-noi-soi-hien-dai-giup-chan-doan-tre-viem-loet-da-day-ta-trang-khong-dau-n130371.html)

Tin cùng nội dung

  • Tôi 55 tuổi, bị đau lưng đã lâu, đi khám thì tìm ra bệnh thoát vị đĩa đệm. Tôi đọc báo thấy phẫu thuật nội soi cột sống, chỉ định cho các trường hợp thoát vị đĩa đệm vùng cột sống cổ, ngực và thắt lưng có rất nhiều ưu điểm do tính chất ít xâm lấn. Tôi muốn điều trị bằng phương pháp này thì nên đến đâu? Chi phí nghe nói là khá cao, cụ thể là bao nhiêu? Cảm ơn Mangyte! (Nguyễn Văn Duy - nguyen…@gmail.com)
  • Điện cơ (Electromyography - EMG) là một kỹ thuật chẩn đoán để xác định sức mạnh của cơ và các tế bào thần kinh điều khiển chúng (các tế bào thần kinh vận động - motor neurons).
  • Nội soi phế quản (Bronchoscopy) là một thủ thuật giúp chẩn đoán và điều trị một số bệnh lý đường hô hấp bao gồm phế quản và phổi.
  • Nội soi dạ dày (gastroscopy) là một kỹ thuật nội soi (endoscopy) mà bác sĩ dùng để khảo sát bên trong ống tiêu hóa trên của bạn (bao gồm thực quản, dạ dày và tá tràng).
  • Nội soi đại tràng (colonoscopy) là một kỹ thuật nội soi (endoscopy) mà bác sĩ dùng để khảo sát bên trong lòng đại tràng (ruột già) của bạn.
  • Nhũ ảnh là hình ảnh X quang tuyến vú được sử dụng để tầm soát ung thư vú. Nhũ ảnh đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện sớm ung thư vú và giúp làm giảm tỉ lệ Tu vong do ung thư vú.
  • Chụp X quang là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh rất phổ biến để khảo sát xương và một số mô khác.
  • Siêu âm là một kỹ thuật không gây đau sử dụng sóng âm để tạo ra hình ảnh của các cơ quan và các cấu trúc bên trong cơ thể.
  • Xạ hình xương sử dụng các hạt nhân phóng xạ để tạo nên hình ảnh của xương. Hạt nhân phóng xạ là các chất hóa học phát ra tia xạ, các tia xạ này được phát hiện bởi máy quét.
  • Siêu âm tim là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh dùng sóng siêu âm để khảo sát cấu trúc, hình thái và chức năng của tim.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY