Ngoại Hô hấp hôm nay

Khoa Ngoại hô hấp giữ chức năng chẩn khám và điều trị các bệnh lý về hô hấp với các biện pháp can thiệp ngoại khoa, được thực hiện bởi các chuyên gia Lao Phổi và phẫu thuật lồng ngực. Các bệnh lý phổ biến của khoa Ngoại hô hấp như: lao phổi nặng, ung thư phổi, phổi tắc nghẽn mạn tính,...

Lạm dụng kháng sinh trong chữa bệnh hô hấp trẻ nhỏ: Nỗi lo và giải pháp

(MangYTe) - “Mỗi khi thời tiết thay đổi là thằng bé lại bị ho, sổ mũi, sốt khoảng 38 độ về đêm nhưng sáng hôm sau lại hết. Công việc bận rộn, con lại hay ốm vặt nên cứ thấy có biểu hiện viêm đường hô hấp, ấm đầu là tôi lại mua kháng sinh theo đơn cũ của bác sĩ trước đó đã kê. Uống vào chặn từ đầu chứ để lai rai thì lâu khỏi lắm”, chị Phương Linh chia sẻ.

Tuyệt đối không nên tự ý cho trẻ uống kháng sinh khi bị ốm, Thu*c kháng sinh phải được kê từ bác sĩ chuyên khoa Nhi và có thăm khám, xét nghiệm

Kháng sinh chính là con dao 2 lưỡi

Có một thực tế là rất nhiều phụ huynh có thói quen tự ý cho trẻ uống kháng sinh để điều trị các triệu chứng thông thường như: ho, sốt, ngạt mũi, sổ mũi….. Việc lạm dụng kháng sinh trong điều trị các bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ đang ngày càng trở thành vấn đề đáng báo động bởi những hệ lụy của nó đem lại không lường trước được.

Việc là mà nhiều ba mẹ tưởng chừng như vô hại lại chính là nguyên nhân làm gia tăng khả năng kháng Thu*c (tạo ra các loại siêu vi khuẩn đề kháng lại kháng sinh) dẫn đến việc điều trị bệnh khó khăn, kéo dài, tốn kém. Trong cơ thể luôn luôn tồn tại cả vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại, lạm dụng kháng sinh sẽ diệt cả những vi khuẩn có lợi. Sự hiện diện của những vi khuẩn có lợi này có thể ức chế sự sinh sản của vi khuẩn, đóng một vai trò trong việc phòng chống dịch bệnh. Nếu những vi khuẩn có lợi này suy giảm, khả năng “phòng thủ” của cơ thể cũng sẽ giảm xuống, khiến cho hệ miễn dịch suy yếu.

Nguy hiểm hơn, kháng sinh nếu không sử dụng đúng còn có thể ảnh hưởng chức năng gan, thận, các tế bào thần kinh; khiến trẻ càng dễ mắc bệnh nhiễm khuẩn hơn và có nguy cơ cao gặp tác dụng phụ của Thu*c

Dùng kháng sinh không cần thiết còn có thể khiến khiến con bạn đối mặt với nguy cơ dị ứng Thu*c, biểu hiện nhẹ dưới dạng phát ban, nặng dẫn đến sốc phản vệ, vô cùng nguy hiểm.

Giải pháp giúp hạn chế kháng sinh từ chuyên gia

Theo bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thị Bánh (bác sĩ chuyên khoa Nhi – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc): Có khoảng 80% trường hợp ho, cảm cúm, hắt hơi, sổ mũi,… các bệnh viêm đường hô hấp thông thường là do virus gây ra. Các triệu chứng của bệnh nói trên sẽ giảm dần và tự khỏi trong vòng 1 tuần đến 10 ngày tùy từng bé. Chính vì thế, ba mẹ không nên vội vàng dùng kháng sinh cho con. Ba mẹ cần phải biết và nhớ rằng kháng sinh chỉ có tác dụng khi nguyên nhân gây bệnh do vi khuẩn. Trong những trường hợp này cần đưa con đi khám bác sĩ, sau khi thăm khám và làm một số xét nghiệm cần thiết để có kết luận chính xác trẻ ốm do nhiễm virus hay vi khuẩn. Nếu do virus các bác sĩ chỉ cho sử dụng Thu*c hạ sốt nếu trẻ sốt trên 38 độ 5, siro ho, xịt rửa mũi,… với tác dụng làm giảm triệu chứng giúp trẻ dễ chịu hơn.

Bổ sung vitamin và khoáng chất thông qua thực đơn hàng ngày, nên ăn nhiều rau và trái cây tươi – một nguồn dinh dưỡng tự nhiên tuyệt vời

Phương pháp hữu hiệu nhất để tránh tình trạng phải lạm dụng kháng sinh chính là việc ba mẹ cần chủ động tăng cường hệ miễn dịch cho con bằng những cách sau: Xây dựng một chế độ ăn uống cân bằng, hợp lý, đầy đủ dinh dưỡng đặc biệt chú trọng đến các loại khoáng chất như vitamin A, vitamin C,… bằng cách cho trẻ ăn nhiều trái cây tươi và rau xanh, cá biển,… sẽ giúp nuôi dưỡng hệ miễn dịch của trẻ một cách tự nhiên hiệu quả. Vận động thể chất hàng ngày, cho trẻ tham gia các hoạt động vui chơi ngoài trời. Tiêm vacxin đầy đủ theo đúng lịch.

Trong trường hợp trẻ cần phải sử dụng kháng sinh để điều trị bệnh thì đơn Thu*c phải do bác sĩ chuyên khoa Nhi kê. Cho trẻ uống Thu*c đúng liều lượng và đủ liều, không được ngắt quãng giữa chừng khi thấy triệu chứng của con giảm vì tình trạng cha mẹ tự ý ngưng cho trẻ uống kháng sinh sau vài ngày khi thấy triệu chứng thuyên giảm khá phổ biến. Tuyệt đối không sử dụng đơn Thu*c của lần trước để điều trị cho lần bị bệnh sau. Chính bởi những sai lần này khiến bệnh của con không được điều trị dứt điểm và làm tăng nguy cơ vi khuẩn kháng Thu*c về sau.

Cần cho trẻ đi khám bác sĩ mỗi khi bé có dấu hiệu bị bệnh, mẹ không nên tự chẩn đoán và mua Thu*c điều trị cho con vì điều này có thể làm hại đến con của mình

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc là địa chỉ được hàng ngàn phụ huynh tin tưởng lựa chọn chăm sóc sức khỏe cho bé yêu của mình. Đội ngũ bác sĩ Nhi khoa giỏi “Khám tận hình – hạn chế kháng sinh” chính là ưu điểm vượt trội được đánh giá cao.

Nếu có thắc mắc gì về vấn đề sức khỏe của trẻ hoặc đặt lịch khám, vui lòng liên hệ theo số 1900 55 88 96.

Mạng Y Tế
Nguồn: Dân trí (http://dantri.com.vn/suc-khoe/lam-dung-khang-sinh-trong-chua-benh-ho-hap-tre-nho-noi-lo-va-giai-phap-20190317140847858.htm)

Tin cùng nội dung

  • Khó tiêu là rối loạn tiêu hóa thường gặp, nhất là trong thời ăn nhanh, uống vội hiện nay. BSCK2 Trần Ánh Tuyết, chia sẻ một số giải pháp khắc phục tình trạng trên.
  • Chào mangyte.vn, Chị tôi bị đau bụng, đến bệnh viện bác sĩ chỉ hỏi sơ sơ rồi kêu đi chụp X-quang, rồi đi siêu âm. Siêu âm trắng đen không ra bệnh thì bảo siêu âm màu, sau đó chuyển qua Trung tâm Medic để siêu âm tiếp tục. Chị tôi mất 1-2 tiếng cho một lần kiểm tra, xét nghiệm như thế. Tôi muốn hỏi làm sao chấn chỉnh việc lạm dụng xét nghiệm để bệnh nhân đỡ mất thời gian và công sức? Cảm ơn mangyte.vn! (Thanh Thanh - TPHCM)
  • Tôi muốn đăng ký khám chữa bệnh tại nhà cho ba mẹ tôi thì liên hệ ở đâu? Thủ tục như thế nào? Sắp tới công việc của tôi rất bận nên muốn tìm dịch vụ này cho tiện. Cảm ơn mangyte.vn! (Thu Hồng - Đà Nẵng)
  • Theo Đông y, húng quế vị cay, nóng, thơm dịu. Có tác dụng làm ra mồ hôi, giảm đau, lợi tiểu, lương huyết.
  • Sấu không chỉ là món ngon thường có trong bữa cơm gia đình Việt trong những ngày hè mà còn là dược liệu rất tốt trong chữa bệnh.
  • Từ lâu, nhân dân ta đã biết sử dụng các biện pháp chườm nóng hoặc chườm lạnh để chữa đau lưng, đau khớp, sưng nề sau chấn thương, hoặc điều trị các viêm tấy. Để chườm nóng hoặc chườm lạnh, người ta sử dụng các chất trung gian truyền nhiệt...
  • Đo hô hấp ký là xét nghiệm giúp chẩn đoán các tình trạng bệnh lý của phổi, phổ biến nhất là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Ngoài ra đo hô hấp ký được dùng để theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh lý về phổi, cũng như theo dõi đáp ứng hiệu quả điểu trị.
  • Bạn có thể có nguy cơ bị bệnh phổi liên quan đến công việc nếu không khí tại nơi làm việc chứa quá nhiều bụi, khói, khí gas, hơi hoặc sương mù. Việc hút Thu*c cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh phổi liên quan đến nghề nghiệp. Bài viết này cung cấp những thông tin cơ bản về các nguy cơ và cách phòng tránh.
  • Chỉ cho trẻ uống kháng sinh khi bé thực sự bị nhiễm trùng do vi khuẩn.
  • Thuốc khánh sinh cho trẻ làm sao để sử dụng an toàn và hiệu quả, những điều cần lưu ý khi dùng kháng sinh cho trẻ? Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu cần...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY