Ngoại Thần kinh hôm nay

Khoa Ngoại thần kinh còn gọi là khoa phẫu thuật thần kinh, giữ chức năng điều trị các bệnh lý liên quan đến yếu tố thần kinh bằng các phương pháp ngoại khoa, bao gồm phẫu thuật nội soi, vi phẫu thuật, can thiệp nội mạch, phẫu thuật tạo hình, mổ và cấy ghép. Các bệnh lý thường gặp của khoa Ngoại thần kinh như: u não, não úng thủy, thoát vị đĩa đệm, bệnh lý về chấn thương sọ não, đau dây thần kinh, dị dạng động tĩnh mạch, lún cột sống, ghép xương điều trị lao cột sống, dị dạng mạch máu não, khuyết sọ, túi phình mạch máu não, u dây thần kinh ngoại biên,...

Làm gì khi bị rối loạn thần kinh tim?

Gần đây tôi thường xuyên hồi hộp và có cảm giác tim đập nhanh. Đi khám bác sĩ nói tôi bị rối loạn thần kinh tim và cho Thu*c điều trị.

 Tuy nhiên tôi rất lo lắng, xin hỏi ngoài việc uống Thu*c theo đơn của bác sĩ tôi cần có chế độ nghỉ ngơi ăn uống thế nào để không làm bệnh nặng lên.

Nguyễn Lê Hà (Lâm Đồng)

Rối loạn thần kinh tim là hội chứng rối loạn chức năng dẫn truyền hệ thống thần kinh tim. Hệ quả là rối loạn nhịp đập của tim: tim đập nhanh, tim đập loạn nhịp, rung nhĩ hay rung thất... Đây là hội chứng thường gặp ở người bệnh bị suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh.

Căn nguyên gây rối loạn chính là tình trạng không ổn định của hệ thần kinh trung ương và một phần của hệ thống thần kinh tự động trong tim. Vì vậy, khi bị rối loạn thần kinh tim, bệnh nhân cần nghỉ ngơi khoảng 1 - 3 tháng ở những nơi yên tĩnh.

Tuyệt đối tránh những tình huống, những việc có thể gây xúc động quá mức hoặc căng thẳng tinh thần như đọc truyện, xem phim hành động... Không nên thức quá khuya. Không nên dùng các chất kích thích (rượu, Thu*c lá, trà đặc, cà phê...).

Nên ăn nhiều rau quả tươi, luyện tập thể dục thể thao đều đặn. Những môn thể thao hữu ích cho bệnh nhân bị rối loạn thần kinh tim là đi bộ, bơi lội, thái cực quyền...

AloBacsi.vn
Theo BS. Nguyễn Tuấn - Sức khỏe và Đời sống
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/lam-gi-khi-bi-roi-loan-than-kinh-tim-n120162.html)

Tin cùng nội dung

  • Bệnh teo đa hệ thống (multiple system atrophy - MSA) là một bệnh thoái hóa thần kinh, tăng tiến dần với các triệu chứng của parkinson, thất điều tiểu não, suy giảm chức năng thực vật, rối loạn chức năng niệu – Sinh d*c, và bệnh lý của bó vỏ gai.
  • Đau dây thần kinh là sự đau đớn do dây thần kinh gây ra. Khi bị đau dây thần kinh sinh ba, bạn thường thấy đau sắc bén như dao đâm, điện chích đột ngột ở xung quanh má hay vùng hàm hoặc cả hai.
  • Tim thường đập theo nhịp với chu kỳ không đổi. Rối loạn nhịp tim là sự thay đổi ở nhịp tim. Rối loạn nhịp có nghĩa là tim đập nhanh hoặc chậm quá mức. Rối loạn nhịp cũng có thể có nghĩa là tim đập không đúng chu kỳ (không đều) vì mất nhịp hay có thêm nhịp phụ.
  • Thỉnh thoảng chúng ta có thói quen kiểm tra tỉ mỉ mọi việc. Ví dụ, bạn có thể kiểm tra lại để đảm bảo mình đã tắt bếp điện hay bàn ủi trước khi ra khỏi nhà. Nhưng những người bị rối loạn ám ảnh cưỡng bức (OCD) cảm thấy cần kiểm tra mọi việc lặp đi lặp lại, hoặc có những ý nghĩ hay thực hiện những quy trình và nghi thức lặp đi lặp lại.
  • Lo âu là một phản ứng bình thường để đối phó với căng thẳng và thực sự có thể có ích trong một số hoàn cảnh. Tuy nhiên, đối với một số người, sự lo lắng có thể trở thành quá mức. Mặc dù những người lo âu có thể nhận ra họ đang lo quá mức cần thiết, họ cũng có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát lo âu, và điều đó có thể ảnh hưởng tiêu cực tới sinh hoạt hàng ngày của họ
  • Rối loạn lưỡng cực, còn được biết đến với tên gọi rối loạn cảm xúc lưỡng cực hay bệnh lý hưng-trầm cảm, là một rối loạn của não bộ gây ra những biến đổi bất thường về cảm xúc, sinh lực, mức độ hoạt động và khả năng thực hiện những sinh hoạt thường nhật
  • Khảo sát dẫn truyền dây thần kinh giúp kiểm tra xem các dây thần kinh dẫn truyền các tín hiệu điện có tốt và có nhanh hay không.
  • Mùa đông, nằm gần cửa sổ có luồng gió lạnh thổi vào, sau khi ngủ tỉnh dậy thấy mặt bị méo xệch sang một bên thì đó là do liệt thần kinh số VII ngoại biên do lạnh.
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY