Răng , Hàm , Mặt hôm nay

Mangyte ơi, việc lấy tủy có ngăn ngừa sâu răng tái phát?

Con có 7 cái răng đen và xuất hiện lỗ sâu. Bây giờ con muốn lấy tủy răng cho sau này khỏi trám được không, Mangyte?

Chào bác sĩ,Năm nay con đã 19 tuổi, hiện 4 cái răng cấm hàm dưới & 3 cái răng cấm hàm trên đã bị đen và xuất hiện lỗ sâu nhưng chỉ nhức có 1 cái thôi. Bây giờ con muốn điều trị lấy tuỷ răng cho sau này khỏi trám lắc nhắc có được không BS?(Tram Nguyen - tramnguyen…@gmail.com)

Ảnh minh họa

Bạn Trâm thân mến,

Việc lấy tủy không liên quan gì đến việc răng có sâu lại haykhông nhé.

Thứ nhất, răng sâu nghĩa là vi khuẩn tấn công vào men răng,khiến men răng trở nên mềm nhũn, mủn ra từ từ tạo thành lỗ. Vi khuẩn đi đến đâusẽ làm mô răng biến đổi tới đó, cho đến khi ăn dần vào đến tủy răng (ở lõi củarăng) thì tiếp tục làm hư hại tủy răng, khiến răng đau nhức dữ dội.

Như vậy răng sâu đến đâu, nghĩa là cái lỗ bự đến đâu thì làmsạch tới đó rồi trám lại. Ngay cả khi bạn răng nhưng không giữ vệ sinhsạch sẽ, vi khuẩn vẫn có thể tấn công vào những chỗ khác trên răng đó để đụclỗ, chứ không phải vi khuẩn thấy răng không có tủy thì nó “chê” bạn nhé. Vì lýdo này mà nhiều người đã lấy tủy, răng vẫn tiếp tục bị mục từ từ, vỡ ra từngmảng từ từ do vi khuẩn tiếp tục đào lỗ ở những vị trí khác.

Hiện tại, bạn nên đi khám để trám những răng cần trám, đồngthời cố gắng giữ gìn vê sinh răng miệng thật tốt, cứ 6 tháng lại đi khám răngmột lần, cạo vôi răng sạch sẽ (vi khuẩn trú ngụ rất nhiều trong vôi răng) thìsẽ giảm thiểu nguy cơ bị đi.

Thân chào bạn,

BS Đoàn Khánh Ngọc - AloBacsi.vn

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/alobacsi-oi-viec-lay-tuy-co-ngan-ngua-sau-rang-tai-phat-n134931.html)

Tin cùng nội dung

  • Một số loại thực phẩm nếu cho trẻ dưới 1 tuổi ăn có thể khiến con Tu vong.
  • Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO)thì người lớn và trẻ em cần phải cắt giảm lượng đường tiêu thụ càng nhiều càng tốt, giảm phân nửa ở bắc Mỹ và Tây Âu, thậm chí nhiều hơn ở những khu vực khác để giảm nguy cơ béo phì và sâu răng.
  • Theo kinh nghiệm dân gian bà con thường lấy rễ cây men sứa làm Thu*c, thu hái quanh năm. Đào về, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô. Khi dùng thái miếng mỏng, để sống hoặc sao qua.
  • Cây trẩu còn gọi là cây dầu sơn ngô đồng, mộc du thụ, thiên niên đồng, bancoulier, abrasin.
  • Sâu răng là bệnh rất phổ biến, có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Hậu quả là sâu răng dẫn đến viêm tủy răng, tủy ch*t, viêm quanh cuống răng, áp-xe quanh cuống răng
  • Sâu răng là một trong những bệnh răng miệng thường gặp, rất dễ mắc phải nếu chúng ta không có một chế độ chăm sóc răng miệng tốt.
  • Các bệnh về răng miệng, ít khi làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, nên nhiều người thường lơ là vấn đề chăm sóc, đặt biệt là giới văn phòng.
  • Đau răng, sâu răng, lợi chảy máu thường gặp ở cả người lớn và trẻ em, nhưng trẻ em mắc nhiều hơn. Mặc dù không gây nguy hiểm, nhưng nó cũng mang đến nhiều phiền toái cho người bệnh, như tổn thương răng lợi, đau nhức, khó nhai hoặc không nhai được thức ăn, hôi miệng, mất tự tin khi giao tiếp. Nguyên nhân do âm huyết suy kém, hư hỏa bốc lên, khắc phạt các tạng can, tỳ, phế, thận. Xin giới thiệu một số món ăn Thu*c hỗ trợ trị bệnh.
  • Đông y quan niệm rằng là phần thừa của xương và thuộc tạng thận. Mặt khác, theo lý luận về kinh lạc, kinh Dương minh vị đi qua vùng của chân răng, cho nên các chứng trạng của chân răng phản ánh trạng thái hư, thực, hàn, nhiệt của vị và thận.
  • Sâu răng, thường được gọi là “lỗ sâu”, bắt đầu từ men răng, lớp bảo vệ ngoài cùng của răng. Ở một số người, đặc biệt là người lớn tuổi, răng bị lộ ra khỏi nướu và sâu răng cũng có thể xuất hiện tại những vùng đó. Ngày nay, nhờ những tiến bộ khoa học mà sâu răng có thể được chữa trị và loại trừ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY