Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Mảnh gỗ nằm hơn một tháng trong má bé gái

Bé gái 6 tuổi ở Sóc Trăng ngã đập mặt vào cầu khỉ hơn một tháng trước, khối sưng lớn vùng má phải gây biến dạng mặt, khó há miệng.

Bác sĩ Đinh Thị Như Thảo, Khoa Răng Hàm Mặt, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP HCM), ngày 22/5, cho biết bé đến viện khám sau khi chữa nhiều nơi không khỏi. Bác sĩ trực nghi ngờ dị vật má phải sau chấn thương, nhưng phim chụp X-quang không phát hiện. Bác sĩ phán đoán dị vật có thể là phi kim loại như gỗ hoặc nhựa, kính vỡ..., nên không thể hiện trên phim.

Siêu âm ghi nhận má phải bị viêm mô tế bào, có dị vật kích thước dài 10 mm, cách bề mặt da 15 mm. Bác sĩ trưởng khoa Nguyễn Văn Đẩu hội chẩn, nhận định dị vật tồn tại đã lâu, gây viêm, nằm gần sát xương hàm, gần cấu trúc mạch máu và thần kinh quan trọng nên không thể gây tê mà phải gây mê để mổ hở đường ngoài mặt nhằm dễ xác định và gắp dị vật ra.

Kíp mổ rạch da, đi dần vào khối mô xơ, phát hiện một lượng mủ sệt màu vàng trào ra. Dù nạo sạch mô viêm, bơm rữa thật kỹ, rà tìm cẩn thận nhưng các bác sĩ vẫn chưa tìm thấy dị vật. Ê kíp quyết định mở rộng vùng thám sát rộng ra chu vi xung quanh.

Sau 30 phút, bác sĩ lấy thành công dị vật là một mảnh gỗ màu đen sậm, có nhiều cạnh nhọn, dính chặt vào cấu trúc xơ xung quanh. Bệnh nhi được dẫn lưu mủ ra ngoài, cho kháng sinh điều trị nhiễm trùng. Hiện, vết mổ khô, bé khoẻ, không bị ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ vùng hàm mặt.

Theo bác sĩ Thảo, dị vật trong má để lâu có thể di chuyển sâu hơn vào các khoang tế bào gây loét, viêm mô tế bào, hoại tử mô, rò nước bọt, liệt mặt và gây sẹo co kéo, thậm chí gây há miệng hạn chế.

Cảnh giác dị vật trong má khi từng có chấn thương vùng mặt, vết thương nhiễm trùng kéo dài dai dẳng, không đáp ứng điều trị kháng sinh, khối sưng thường chắc, da phủ đỏ, có thể có lỗ rò, ấn chảy mủ...

Bác sĩ khuyến cáo phụ huynh khi nghi ngờ trẻ có dị vật má sau chấn thương, nếu dị vật ở nông, nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để rửa vết thương và lấy dị vật càng sớm càng tốt. Nếu dị vật ở sâu, dị vật xuyên thấu xương, nhiều mảnh vụn... cần đưa trẻ đến bệnh viện tuyến trên để xử trí kịp thời, hạn chế để lâu dị vật di chuyển sâu hơn, gây nhiều biến chứng viêm nhiễm, hoại tử mô xung quanh.

Lê Phương

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/manh-go-nam-hon-mot-thang-trong-ma-be-gai-4282433.html)

Tin cùng nội dung

  • Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế vừa có công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố và các bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế thông báo cho các cơ sở khám chữa bệnh,
  • Cơ quan Quản lý Dược phẩm châu Âu (EMA) và Ủy ban Thuốc sử dụng trên người (CHMP) thuộc EMA đã có thông tin đánh giá lợi ích...
  • Trong các cơ sở khám chữa bệnh, việc sử dụng kháng sinh vẫn còn bị lạm dụng hoặc dùng chưa hợp lý,
  • Thuốc được dùng để phòng và điều trị bệnh, nhưng Thuốc cũng là tác nhân gây dị ứng (dị ứng nguyên) và được gọi là dị ứng Thuốc.
  • Tôi bị tăng huyết áp, được bác sĩ chỉ định dùng Thuốc hạ huyết áp coversyl. Uống Thuốc được hai tuần thì tôi bị ho liên tục và dai dẳng.
  • Aspirin (acid acetylsalicylic) là một trong những Thuốc có trong Danh mục Thuốc thiết yếu và Danh mục Thuốc chữa bệnh chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh ở nước ta.
  • Hydrocortison là một trong những Thu*c thiết yếu được dùng trong các cơ sở khám chữa bệnh tuyến y tế cơ sở và cũng là Thu*c được bán khá phổ biến trong các nhà Thu*c, hiệu Thu*c.
  • Trong nỗ lực tìm tòi, nghiên cứu những phương cách giúp chăm sóc sức khỏe S*nh l*, sinh sản nam giới, lịch sử ngành nam học Việt Nam và thế giới đã gặp nhau ở luận điểm quan trọng, đó là về Testosterone nội sinh.
  • Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo nhất lại dễ tiêu hóa, dễ hấp thu giúp trẻ phát triển toàn diện thể chất, tinh thần và trí tuệ.
  • Ngày nay, chúng ta rất dễ dàng tìm kiếm trên mạng, những thông tin và lời khuyên về sức khỏe, và cũng không có gì đáng ngạc nhiên, khi nhiều người mắc phải “căn bệnh” có tên là cyberchondria, thuật ngữ mô tả, khi ai đó tự nghiên cứu các triệu chứng sức khỏe của mình trên mạng, tự cho rằng tình trạng của mình rất nguy kịch, sau đó tự chẩn đoán bệnh cho mình và thường là chẩn đoán sai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY