Hỏi đáp dịch vụ y tế hôm nay

Hỏi đáp dịch vụ y tế

Men tiêu hóa không trị được tiêu chảy

Khi trẻ bị tiêu chảy trước tiên chị phải bù nước cho cháu bằng dung dịch oresol (Thu*c này có rất sẵn trong hiệu Thu*c) chứ không phải men tiêu hoá.
(SKDS) - Bé Nam nhà chị Mai bị tiêu chảy. Ngày đầu bé còn đi ngoài ít nhưng phân thì toàn nước. Chị Mai kiểm điểm tìm nguyên nhân mà vẫn chưa ra, bởi thức ăn của bé lúc nào chị cũng nấu mới, không thể do thức ăn bị ôi thiu mà tiêu chảy được. Thấy chị Mai cứ lúng túng trong việc tìm nguyên nhân, bà Hằng, mẹ chồng chị lên tiếng: - Con cứ ra hiệu Thu*c mà mua ít gói men tiêu hoá cho nó uống. Cái Thu*c này tốt lắm, không chỉ tiêu chảy đâu mà từ ăn không tiêu, đầy hơi, chán ăn... dùng nó đều tốt cả. Thu*c có sẵn ở nhà Thu*c đấy, cứ ra hỏi là các cô ấy bán cho.

Nghe lời mẹ chồng, chị Mai đạp xe qua hiệu Thu*c mua về cả hai chục gói men tiêu hoá rồi cho con trai uống. Ngày thứ nhất, thứ hai mà bé Nam vẫn không thấy đỡ, đi ngoài nhiều hơn. Chị nghĩ, chắc là Thu*c chưa có tác dụng nên cứ tiếp tục cho con uống, kết hợp với cho con ăn kiêng như không ăn chất tanh, chất đạm nhiều. Sang đến ngày thứ ba, thứ tư do bé Nam đi nhiều, mất nước, môi khô, mắt trũng xuống, người mệt mỏi, lờ đờ... chị Mai đành phải cho con vào viện cấp cứu. Bác sĩ cho biết:

- Chị đã để cho cháu bị mất nước quá nhiều do tiêu chảy mà không bù dịch cho bé.

- Ở nhà em đã cho cháu dùng men tiêu hóa rồi, nhưng mà không thấy đỡ.

- Khi trẻ bị tiêu chảy trước tiên chị phải bù nước cho cháu bằng dung dịch oresol (Thu*c này có rất sẵn trong hiệu Thu*c) chứ không phải men tiêu hoá. Trường hợp tiêu chảy ít mà uống 1 - 2 ngày không đỡ phải cho con đi khám bệnh. Nếu để mất nước nhiều sẽ nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

- Vậy mà ở quê em người ta cứ mách nhau dùng men tiêu hoá khi bị các vấn đề về đường ruột ấy.

- Đó là quan niệm hết sức sai lầm chị ạ.

Nhân cơ hội này bác sĩ giảng giải luôn cho tất cả bệnh nhân và người nhà trong phòng bệnh cùng nghe: men tiêu hóa trong cơ thể con người do hệ tiêu hóa tiết ra, lượng tiết ra bao nhiêu tùy thuộc vào số lượng và chất lượng thức ăn hàng ngày. Chính thức ăn và thành phần trong thức ăn kích thích lên niêm mạc đường tiêu hóa, tuyến tụy, mật tiết men... để tiêu hóa.   Các loại Thu*c đang bán trên thị trường vẫn được chúng ta quen gọi là men tiêu hóa thường được làm từ vi khuẩn. Mục đích đưa các loại vi khuẩn ấy vào cơ thể là để cân bằng vi khuẩn đường ruột đã bị rối loạn. Vì vậy, có thể sử dụng trong các trường hợp tiêu chảy do kháng sinh gây ra - tức là khi cho em bé uống Thu*c kháng sinh mà bị tiêu chảy. Tiêu chảy trong trường hợp này là do kháng sinh đã giết ch*t các vi khuẩn có lợi, phá vỡ thế cân bằng trong đường ruột. Tuy nhiên, hiệu quả cũng chưa chắc đã rõ ràng.   Đối với tiêu chảy do nguyên nhân khác (siêu vi, vi khuẩn...), Thu*c này chỉ có tác dụng làm giảm tiêu chảy Rotavirut gây ra, chứ không điều trị được bệnh tiêu chảy... Vì vậy, nguyên tắc điều trị bệnh tiêu chảy là bù nước và dùng kháng sinh thích hợp khi cần thiết, chứ cứ chăm chăm cho con mình uống men tiêu hóa mà quên bù nước là rất nguy hiểm! Qua sự việc này, cùng với sự chia sẻ của bác sĩ, chị Mai và mọi người trong phòng bệnh lại có thêm một bài học về sử dụng Thu*c.

Hà Nguyên Cường

 

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-men-tieu-hoa-khong-tri-duoc-tieu-chay-16697.html)

Tin cùng nội dung

  • Chào Mangyte, Tôi nghe nhiều người khen Phòng khám Quốc tế Victoria Healthcare Mỹ Mỹ có chất lượng khám chữa bệnh khá chất lượng nhưng không biết thực hư như thế nào. Mangyte có thể cung cấp cho tôi thông tin các dịch vụ của Khoa Tiêu hóa-Gan mật của phòng khám này có được không? Xin chân thành cảm ơn Mangyte. (Hồ Lê Hoàng Vũ - Quận 5, TPHCM)
  • Nguyên nhân gây tiêu chảy mạn tính có thể do kém hấp thu trong loạn khuẩn đường ruột do lạm dụng kháng sinh; tổn thương niêm mạc ruột do viêm mạn; thiếu enzym tiêu hóa; nghiện rượu; ung thư đường ruột; bệnh lý gây rối loạn chuyển hóa như trong đái tháo đường, xơ gan... Ăn uống có vai trò quan trọng trong điều trị tiêu chảy mạn.
  • Khi bị đầy bụng, khó tiêu, ngoài việc nên tránh những thức ăn khó tiêu như dầu, mỡ động vật, và nên ăn các loại thức ăn dễ tiêu, nấu mềm, chúng ta có thể dùng các vị Thuốc có tác dụng kích thích tiêu hóa là những quả, cây, lá có sẵn trong vườn nhà, vừa không tốn kém lại không gây hại cho cơ thể.
  • Thần khúc là chế phẩm từ bột mì và các bột Thu*c khác, trộn đều, ép khuôn, cho lên men. Trong thần khúc có tinh dầu, các men rượu bia, protein, lipid và vitamin.
  • Theo y học cổ truyền, thảo quả có vị cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng trục hàn, trừ đờm, ấm bụng, tiêu tích, giúp ăn ngon miệng.
  • Theo y học cổ truyền, sắn thuyền có vị đắng chát, tính mát; có tác dụng thu sáp, kháng khuẩn, tiêu viêm, làm lành vết thương. Thường dùng để sát khuẩn, điều trị vết thương phần mềm, tiêu chảy, bạch đới,…
  • Tiêu chảy tức là đi ngoài nhiều hơn và ra phân lỏng. Việc không kiểm soát được có thể dẫn đến giảm cân, mất nước, kém ăn và sức khỏe yếu do tiêu chảy.
  • Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy cấp tính như virut (Rotavirus thường là nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ em, Adenovirus...)...
  • Bụng đầy hơi, khó tiêu, hoặc đau bụng, lạnh bụng, đi tiêu nhiều là những tình trạng thường gặp khi dạ dày chứa quá nhiều món ăn - từ mặn, ngọt, chua, cay, béo...
  • Bệnh tiêu chảy ở trẻ em bị gây ra bởi vi – rút và thường tự cải thiện trong vòng một tuần. Nếu tiêu chảy do vi - rút trẻ thường có triệu chứng sốt và khởi bệnh với việc nôn ói
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY