Tình yêu và giới tính hôm nay

Mới đầu năm Hồ Quang Hiếu đã trúng ngộ độc vì ăn nhiều nhân sâm, bạn cần lưu ý một số điều khi dùng loại Thuốc bổ này

Ai cũng biết rằng, nhân sâm là một vị Thuốc bổ quý với mức giá không hề rẻ chút nào. Và nếu không muốn biến nhân sâm thành Thuốc độc, bạn cần tránh lặp lại trường hợp đáng tiếc như Hồ Quang Hiếu.

Tại Việt Nam, các sản phẩm từ nhân sâm đều rất phong phú và đa dạng trên thị trường. Do tâm lý của nhiều người đều cho rằng, nhân sâm là vị Thuốc bổ quý, dùng làm quà biếu hay mua về nhà cho người thân dùng cũng đều rất tốt. Thế nên, không ít gia đình sẵn sàng chi một khoản tiền lớn để mua về những hộp nhân sâm đắt đỏ. Tuy nhiên, điều mà ít người quan tâm đến chính là cách dùng nhân sâm như thế nào để tránh gây nguy hiểm cho sức khỏe của mình.

Mới đây, trên trang Facebook cá nhân của nam ca sĩ Hồ Quang Hiếu, anh chàng đăng tải hình ảnh mình đang ở trong bệnh viện truyền nước. Dòng chia sẻ của nam ca sĩ khiến nhiều người không khỏi xót xa, lo lắng trước tình trạng sức khỏe của anh: "Nhân sâm rất tốt cho sức khỏe nhưng ăn nhiều quá cũng k tốt mọi ng nhé,nhất là khi đường ruột bị yếu như mình..kinh nghiệm đầu năm lần sau k ăn Sâm nhiều nữa".

Qua đó, người hâm mộ đã phần nào đoán được lý do vì sao Hồ Quang Hiếu phải nhập viện trong thời điểm dịch bệnh virus corona đang hoành hành. Nguyên nhân xuất phát từ việc nam ca sĩ lỡ ăn phải quá nhiều nhân sâm khi đường ruột đang làm việc kém. Mặc dù chưa biết tình hình hiện tại của Hồ Quang Hiếu đã có chuyển biến tích cực hơn chưa nhưng người hâm mộ đều hy vọng anh sẽ chóng bình phục để có thể xuất viện sớm.

Một số biểu hiện của người bị ngộ độc nhân sâm

Nhân sâm tuy rất bổ nhưng không phải ai cũng chú ý tới việc dùng đúng cách. Đặc biệt, một số trường hợp nếu lạm dụng nhân sâm quá mức có thể gây ra những tác dụng phụ, dẫn đến ngộ độc, hủy hoại sức khỏe nghiêm trọng, điển hình là một số biểu hiện sau đây:

- Huyết áp tăng cao, thân thể phù thũng, ỉa chảy vào lúc sáng sớm.

- Da nổi mẩn đỏ, chảy máu mũi.

- Chân tay rụng rời, tim đập nhanh, băng huyết ở nữ giới, liệt dương ở nam giới.

- Mất ngủ, đau đầu, chóng mặt.

- Thần kinh hưng phấn, không tự chủ được hành động.

*Với phụ nữ đang mang thai:

- Nôn mửa, xuất huyết *m đ*o, sảy thai.

- Bí tiểu, gây phù nước.

*Với người có huyết áp cao:

- Đầu váng, mắt mờ, mắt đỏ, tai ù.

- Tăng huyết áp đột ngột, dễ có nguy cơ bị tai biến mạch máu não.

*Với trẻ dưới 15 tuổi:

- Nôn ói, mê sảng.

- Da tái nhợt, tím tái.

- Rối loạn tiêu hóa, tổn thương thần kinh.

- Cơ mày giật, thở gấp, tim đập chậm, yếu.

Những kiểu người nào dễ bị ngộ độc nhân sâm?

- Người đang bị đau dạ dày, đường ruột yếu.

- Người mắc bệnh gan mật cấp tính.

- Phụ nữ đang mang thai hoặc sau khi sinh.

- Người bị cao huyết áp.

Cách dùng nhân sâm an toàn cho sức khỏe

- Pha trà uống: sâm thái lát mỏng, cho vào ấm, đổ nước sôi hãm khoảng 5 phút là có thể dùng.

- Sâm sấy khô, tán bột mịn, pha nước uống hoặc uống trực tiếp bột sâm và chiêu bằng nước đã đun sôi.

- Ngậm tan: sâm thái lát mỏng, mỗi lần ngậm một lát, cho đến khi mềm nát thì nuốt dần.

- Sắc nước uống: nhân sâm thái lát, sắc kỹ với nước.

- Hầm chín nhừ với gà cùng một số loại thảo dược.

Source (Nguồn tổng hợp): Facebook Ho Quang Hieu, Healthline, Sohu

Theo Nhịp Sống Việt

Mạng Y Tế
Nguồn: Kenh14 (http://kenh14.vn/moi-dau-nam-ho-quang-hieu-da-trung-ngo-doc-vi-an-nhieu-nhan-sam-ban-can-luu-y-mot-so-dieu-khi-dung-loai-thuoc-bo-nay-20200201130021444.chn#mingid_comments_content)

Tin cùng nội dung

  • Thưa bác sĩ, Bố tôi bị cao huyết áp đã nhiều năm, thường uống Thu*c mỗi buổi sáng. Hôm nay ông quên uống Thu*c, đến chiều huyết áp tăng cao và hơi co giật. Sau khi ngậm Thu*c để hạ huyết áp (BS cho để đề phòng trường hợp này) thì đã đỡ rồi. Nhưng tôi lo nếu việc này xảy ra lần nữa và cần phải đi cấp cứu thì làm sao cho nhanh? Bệnh viện nào chuyên cấp cứu tai biến, đột quỵ? Nhà tôi ở đường Nguyễn Kiệm, quận Phú Nhuận. Mong Mangyte chỉ dẫn. Xin cám ơn! (Đức Minh - TPHCM)
  • Không phải ai cũng hiểu đúng về nhân sâm và không phải bệnh nào cũng dùng được vị Thu*c này.
  • Dền cơm (Amaranthus viridis L.) thuộc họ rau dền (Amaranthaceae). Là loại cỏ nhỏ, cao đến 80cm, đứng hay nằm ở gốc thường có một nhánh to, cong, thân to đến 5mm, không lông, không gai.
  • Trong y dược học cổ truyền, giấm là một vị Thu*c được dùng để chữa nhiều bệnh khác nhau, trong đó có bệnh tăng huyết áp. Đơn giản nhất là người ta dùng giấm ngâm với một số thực phẩm thông dụng để ăn hoặc uống hàng ngày. Sau đây, xin giới thiệu một số bài Thu*c có dùng giấm để bạn đọc tham khảo và áp dụng.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Chụp mạch máu não là một kỹ thuật hình ảnh nhằm khảo sát các mạch máu trong não. Một máy quét được sử dụng để chụp hình ảnh các mạch máu, sau đó tái tạo hình ảnh ba chiều (3-D) bằng cách sử dụng phần mềm chuyên dụng trên máy tính. Các hình ba chiều giúp các bác sĩ chẩn đoán hình ảnh (radiologist) xem chính xác hơn cấu trúc của mạch máu trong các bệnh như: phình động mạch, hẹp mạch trong sọ hoặc ngoài sọ, và đột quỵ…
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Trong quá trình điều trị, trẻ em mắc bệnh ung thư thường phải dùng steroid như: prednisone hoặc dexamethasone. Trẻ em dùng steroid thường cảm thấy đói vào mọi lúc và có thể tăng cân.
  • Thật không may, các món ăn đặc trưng và truyền thống của người Việt trong ngày Tết hình như lại chưa phù hợp với người thừa cân, béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường.
  • Hoa hòe là hòe mễ, mễ là hạt gạo, ý nói vị Thuốc từ hoa hòe, có kích thước chỉ bằng hạt gạo, nghĩa là còn ở dạng nụ hoa, mới được dùng làm Thuốc.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY