Y học cổ truyền hôm nay

Khoa Y học cổ truyền vận dụng chẩn trị theo các phương pháp Đông Y kết hợp với Y học hiện đại, và các phương pháp không dùng thuốc như châm cứu, điện châm, nhĩ châm, xoa bóp, bấm huyệt, giác hơi, khí công dưỡng sinh để điều trị có hiệu quả các bệnh lý về cơ xương khớp, rối loạn dẫn truyền thần kinh, di chứng tai biến mạch máu não, đau dây thần kinh... Chuyên khoa này còn triển khai mô hình nghiên cứu dược lý, thừa kế các kỹ thuật chế biến thuốc cổ truyền, nghiên cứu bào chế thuốc theo khoa học,nghiên cứu tế bào, nuôi cấy, thử nghiệm tế bào gốc. Các bệnh lý phổ biến thường được tìm đến khoa Y học cổ truyền như: viêm đa khớp dạng thấp, viêm phế quản mạn tính, liệt cơ mặt, trĩ, Parkinson, rối loạn kinh nguyệt,...

Món ăn giúp nhuận sắc, kéo dài tuổi thọ Y học cổ truyền

Những món ăn có nguyên liệu từ khoai lang, linh chi, cá trạch,...giúp kéo dài tuổi thọ và duy trì nhan sắc.
khoai lang hầm: Khoai lang 300g, gia vị, hành hoa, dầu thực vật lượng thích hợp. Lấy khoai lang rửa sạch, gọt bỏ vỏ, lại dùng nước rửa sạch, thái thành miếng. Đun nóng chảo, cho dầu ăn vào đến khi dầu nóng thì cho hành hoa phi thơm, cho khoai vào xào. Cho thêm ít nước, rồi cho gia vị vừa đủ đun sôi, tiếp đó dùng lửa nhỏ hầm kỹ đến khi gần cạn nước thì đảo đều nhắc ra ăn. Tác dụng: Trong khoai lang có nhiều tinh bột và đường. Ăn khoai chín bổ tỳ, bổ tỳ vị ích khí lực, chống phong hàn.

trứng gà: Cá trạch 250g, trứng gà 4 quả, rượu, gia vị, hành hoa, gừng băm, dầu thực vật vừa đủ. Cho cá trạch vào chậu nước muối trong nhiều ngày (cần thay nước nhiều lần), đợi cho cá nhả hết chất nhớt và bùn ra, khi cá bài tiết hết chất thải, thì đem cá rửa sạch. Lại thả cá vào trong bồn nước, đập trứng gà cho vào bát nước, cho cả gia vị, hành, gừng trộn đều vào cho cá trạch ăn, vì bị đói nhiều ngày nên cá trạch đói sẽ ăn đầy căng bụng. Cho một ít nước vào nồi, rồi cho rượu, muối, hành, gừng, dầu ăn vào đun sôi. Tiếp đó thả cá trạch đã ăn no vào, đậy vung kín đun tới sôi, sau chuyển nhỏ lửa hầm đến khi cá trạch chín nhừ, vừa ăn là được. Tác dụng: Cá trạch kết hợp với trứng gà thành món ăn giàu chất đạm, chất béo, calcium, photpho, sắt, vitamin... có tác dụng bổ trung ích khí, ăn thường xuyên sẽ khỏe người đẹp da.

Linh chi 25g, thịt con trai 250g, rượu, gia vị, xì dầu, hồ tiêu, gừng miếng, hành dọc, dầu thực vật vừa đủ. Đem linh chi rửa sạch, cho linh chi vào nồi đất, đổ nước vào đun sôi chừng 1 giờ. Cho dầu vào chảo đun nóng, cho thịt trai vào xào qua, thêm rượu, gia vị, xì dầu, hồ tiêu, gừng, cho vào nồi linh chi đang hầm thêm chút nước vừa phải, đun to lửa cho sôi, rồi chuyển nhỏ lửa ninh đến khi thịt trai chín nhừ vừa ăn, nhắc ra cho hành vào là được. Tác dụng: Linh chi chữa tai điếc, lợi khớp xương, kiên thần, ích tinh khí, mạnh gân cốt, tươi nhan sắc.

Linh chi - trai có thể dùng cho những bệnh nhân bị viêm gan mạn tính, bị mất ngủ do thần kinh suy nhược, nếu dùng thường xuyên đạt được công hiệu làm đẹp người.

mộc nhĩ: 5 quả táo tàu đỏ, mộc nhĩ 50g, đường kính vừa đủ. Mộc nhĩ bỏ tạp chất rửa sạch thái nhỏ. Hồng táo rửa sạch, bỏ hạt, thái miếng.

Cho mộc nhĩ, hồng táo và đường vào trong nồi đất, thêm một lượng nước thích hợp. Đun cho mộc nhĩ và hồng táo chín là được. Tác dụng: Hồng táo tính ôn vị ngọt chứa nhiều sắt và vitamin, có tác dụng điều trị bệnh viêm gan, thiếu máu, bầm tím do xuất huyết giảm tiểu cầu, nếu phối hợp với mộc nhĩ thì ích khí dưỡng âm, nhuận phế, tăng cường tác dụng bổ khí, ích âm, dưỡng huyết. Thường xuyên ăn món này có tác dụng làm hồng da, nhuận sắc, kéo dài tuổi thọ.

Nấm hương 20 cái, hồng táo 8 quả, rượu, gia vị, gừng miếng, dầu thực vật vừa đủ. Nấm hương dùng nước ấm rửa sạch. Dùng một cái liễn có nắp ngâm, rồi lấy nước ngâm lọc sạch. Sau đó cho nấm hương, hồng táo, nước, gia vị, rượu, gừng, dầu ăn vào liễn đậy nắp đặt vào chõ mà đồ khoảng 1 giờ là được. Tác dụng: Nấm hương tính vị cam bình có tác dụng ích khí tư bổ. Hồng táo cũng là thực phẩm nổi tiếng làm tăng sắc đẹp, có tác dụng bổ trung ích khí, bổ huyết sinh tân, kiện tỳ dưỡng vị, có thể dùng chữa các chứng do tỳ vị hư nhược, dinh dưỡng không đủ, khí huyết hư tổn làm cho khuôn mặt khô cằn, da dẻ thiếu tươi nhuận, khí huyết hư...

Lươn 250g, ớt tươi (loại ớt để xào) 250g, rượu, gia vị, hành hoa, xì dầu, dầu ăn vừa đủ. Ớt tươi bỏ cuống, bỏ hạt, rửa sạch, thái sợi. Đặt chảo lên bếp, cho dầu ăn vào đun nóng, rồi cho hành hoa phi thơm, tiếp theo cho thịt lươn vào xào qua, cuối cùng cho rượu, gia vị, xì dầu vào. Thịt lươn chín tới ngấm gia vị thì cho ớt thái sợi vào xào tiếp vừa chín là được. Tác dụng: Thịt lươn có nhiều chất đạm, vitamin, có tác dụng nhuận da. Ớt có nhiều vitamin C, có tác dụng nhuận da, chống lão hóa, trong ớt còn có các chất có tác dụng làm tăng co bóp cơ tim, cải thiện tuần hoàn máu, làm giãn các mạch máu ngoại vi, cải thiện chức năng nuôi dưỡng, cung cấp nhiệt lượng và ôxy cho da.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-mon-an-giup-nhuan-sac-keo-dai-tuoi-tho-y-hoc-co-truyen-15022.html)

Tin cùng nội dung

  • Đau răng, sâu răng, lợi chảy máu thường gặp ở cả người lớn và trẻ em, nhưng trẻ em mắc nhiều hơn. Mặc dù không gây nguy hiểm, nhưng nó cũng mang đến nhiều phiền toái cho người bệnh, như tổn thương răng lợi, đau nhức, khó nhai hoặc không nhai được thức ăn, hôi miệng, mất tự tin khi giao tiếp. Nguyên nhân do âm huyết suy kém, hư hỏa bốc lên, khắc phạt các tạng can, tỳ, phế, thận. Xin giới thiệu một số món ăn Thu*c hỗ trợ trị bệnh.
  • Cá chép là loài cá nước ngọt phổ biến khắp các ao, hồ, sông suối ở nước ta. Ngoài công dụng làm thức ăn ngon, có giá trị dinh dưỡng cao, cá chép còn được sử dụng làm Thuốc bổ tỳ vị, lợi tiểu, thông sữa, an thai,… Xin giới thiệu một số món ăn Thuốc từ cá chép để bạn đọc tham khảo và áp dụng:
  • Với nguyên liệu dễ dàng mua được ở chợ, siêu thị, chúng ta có thể chế biến được những món ăn cải thiện trí nhớ, tốt cho trí não
  • Những tháng cuối năm, thời tiết càng trở nên lạnh giá khiến món thịt chó được nhiều người ưa chuộng và là món ăn hàng đầu trong các buổi liên hoan, gặp mặt bạn bè...
  • Tai biến mạch máu não là một căn bệnh nguy hiểm với những diễn biến khôn lường. Đây là một cấp cứu y khoa tính theo giờ vàng. Tuy nhiên, đa phần là để lại di chứng. Vì vậy, giai đoạn điều dưỡng sau tai biến cũng rất trường kỳ và quan trọng. Kinh nghiệm cho thấy, sử dụng bài Thuốc Đông y kết hợp với Tây y chữa trị sau tai biến có thể giúp ích cho sự phục hồi của người bệnh.
  • Thịt dê được chế biến thành nhiều món ăn có giá trị dinh dưỡng và chữa bệnh. Trong “Tản Đà thực phẩm”, cố thi sĩ Tản Đà rất ca ngợi các món ăn từ dê; các món này ăn vừa ích khí, ôn bổ trung hạ tiêu, dùng trong trường hợp ốm yếu, đau lưng mỏi gối, sinh hoạt T*nh d*c kém, di tinh, mộng tinh...
  • Linh chi tư bổ cường thân, chữa trị suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể, mất sức. Dưới đây là những món ăn chế biến từ linh chi.
  • Nếu không đủ thời gian để duy trì những thói quen sinh hoạt tốt cho cơ thể, bạn có thể tham khảo một vài mẹo chỉ tiêu tốn 1 phút mỗi lần dưới đây để có thể kéo dài tuổi thọ.
  • Sỏi tiết niệu trong y học cổ truyền thuộc phạm vi chứng “Thạch lâm” với nguyên nhân chủ yếu là do cảm nhiễm thấp nhiệt bên ngoài, ăn quá nhiều đồ cay nóng, béo ngọt, uống rượu vô độ, rối loạn tình chí lâu ngày làm tổn thương các tạng phụ khiến thấp nhiệt nội sinh tụ lại ở đường tiết niệu mà tạo thành sỏi.
  • Theo Đông y, các món ăn lấy bí đỏ làm nguyên liệu giúp làm dịu cơn nhức đầu, tăng cường trí nhớ, giúp xương cốt chắc khỏe Không chỉ có mặt trong các thực đơn ở gia đình, nhà hàng, bí đỏ còn được dùng như một loại mỹ phẩm giúp đẹp da, chống lão hóa, đồng thời là “dược liệu” giúp phòng trị một số bệnh.